Từ thời Thiệu Trị, ngôi đình do nhân dân xây cất để thờ hai vị thần. Một vị thần do nhân dân tôn thờ là ông Đào Văn Chữ và một vị do Triều đình sắc phong là ông Phạm Văn Điểng. Cả hai ông đều là người có công khai hoang, lập ấp, di dân chống giặc bảo vệ nhân dân.

Ông Phạm Văn Điểng: Tả tướng quân võ tín hầu, được Vua Minh Mạng (1820-1840) cử vào trấn nhậm ở Phước Hội và ông đã qua đời tại đây. Vua sắc phong Thành Hoàng bổn cảnh (Thiệu Trị năm thứ II, tứ nguyệt, thập ngũ nhật "15/4/1842").
Ông Đào Văn Chữ là người kế tục ông Điểng lãnh đạo nhân dân khai hoang lập ấp, chống giặc nên khi qua đời được nhân dân tưởng niệm thờ cúng tại đình.
Đình Phước Hội được xây dựng trên khuôn viên rộng 5000m2. Diện tích đình 300m2, gồm 3 lớp (hình chữ Tam) với 3 gian chạy suốt gồm tiền tế, chánh và hậu đình. Đây là một ngôi đình cổ ở huyện Dương Minh Châu và tỉnh Tây Ninh. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi đình được nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần nhưng hiện nay vẫn đang ở tình trạng xuống cấp nặng.
Sự hiện diện và tồn tại của đình Phước Hội suốt 200 năm qua trên vùng đất phía Bắc núi Bà Đen vốn trước đây là vùng rừng gìà hoang dại, đã khẳng ịnh sự có mặt của người Việt ở nơi đây khá sớm.