- Hội Xuân núi Bà Đen: Sau Tết Nguyên đán, tiết xuân mát mẻ, du khách từ bốn phương kéo về Núi Bà ở Tây Ninh mở hội xuân. Bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng, Núi Bà trở nên đông vui tấp nập và kéo dài trong suốt tháng giêng. Một số du khách là những người du xuân đến Núi bà để chiêm ngưỡng lễ hội cũng như thiên nhiên xinh đẹp của Núi Bà, nơi đỉnh núi có mây phủ quanh năm, nên còn gọi là "Vân Sơn". Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.
- Lễ hội truyền thống động Kim Quang (tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch). Được duy trì liên tục hàng năm (từ năm 1983 đến nay) nên lễ hội động Kim Quang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương huyện Hoà Thành nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung. Trong kháng chiến chống Mỹ, Huyện uỷ và Huyện đội Toà Thánh đóng tại động Kim Quang, một động đá lớn nằm về phía Tây Nam sườn núi Bà Đen, ở độ cao khoảng 150m. Lễ hội động Kim Quang còn là dịp để tuổi trẻ Hoà Thành được ôn lại truyền thống cách mạng, tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Lễ vía Bà Đen: được tổ chức vào các ngày mùng 4,5,6 tháng 5 âm lịch. Vào lúc không giờ đêm mùng 3 rạng mùng 4, lễ tắm Bà được tổ chức trang nghiêm tại đền thờ. Lúc này cửa điện được đóng kín, không có khách bên ngoài tham dự. Điều hành lễ tắm Bà là một phụ nữ cao tuổi. Tắm xong, người ta mặc áo mới cho Bà, rồi lần lượt lạy bà. Trong suốt ngày chính hội, từ sáng tinh mơ đến 8 giờ tối, khói hương cháy nghi ngút trên bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu và Bà Chúa Xứ, bàn thờ Phật, bàn thờ hộ Pháp, bàn Giám Trai, bàn ông Tiêu.
b. Lễ hội của Đạo Cao Đài Tây Ninh: có 2 lễ lớn tiêu biểu là lễ Vía Đức Chí Tôn (mùng 8 tháng Giêng âm lịch) và lễ hội Diêu Trì Thánh mẫu (rằm tháng 8 âm lịch). Bên cạnh những nghi thức dâng hương, cúng lễ, đọc kinh theo tập tục của đạo Cao Đài trong những ngày lễ, các nghệ nhân còn tổ chức các cuộc biểu diễn nghệ thuật, múa hát, đưa rước. Đáng chú ý là nghệ thuật múa Tứ Linh (múa rồng, múa lân, quy, phụng) trong các cuộc lễ như trong đám rước. Những ngày lễ trọng ngày không chỉ quy tụ tín đồ đạo Cao Đài và dân chúng Tây Ninh, mà còn có không ít các tín đồ Cao Đài trong cả nước du khách ở Nam bộ cũng về dự lễ.
c. Lễ hội truyền thống động Kim Quang (tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch). Được duy trì liên tục hàng năm (từ năm 1983 đến nay) nên lễ hội động Kim Quang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương huyện Hoà Thành nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung. Trong kháng chiến chống Mỹ, Huyện uỷ và Huyện đội Toà Thánh đóng tại động Kim Quang, một động đá lớn nằm về phía Tây Nam sườn núi Bà Đen, ở độ cao khoảng 150m. Lễ hội động Kim Quang còn là dịp để tuổi trẻ Hoà Thành được ôn lại truyền thống cách mạng, tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
d. Lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong: được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch hằng năm. Nhiều nơi tổ chức cả hát bội và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghi thức lễ giỗ ba anh em Quan Lớn Trà Vong gần giống như lễ hội đình ở Nam Bộ và trong khu vực Tây Ninh. Lễ vật dâng cúng chủ yếu là các thức ăn mặn, heo, gà, hương, hoa, đèn nến... Có chủ tế và các lễ sinh cũng như có ban cổ nhạc tham dự tấu các bản nhạc dân tộc khi hành lễ.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch