Thực dân áp đặt ách cai trị
Song
song với việc hành quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy, củng cố các đồn binh, mở
đường đến các địa bàn ở phía nam tỉnh, thực dân Pháp lần lượt thiết lập hệ thống
cai trị hành chính đối với dân chúng. Đặt toà tham biện ở Trảng Bàng và Tây
Ninh, bên cạnh đó, xây dựng bộ máy tề ngụy tay sai từ tỉnh, quận xuống các tổng,
xã, sóc, phum, đưa bọn địa chủ phong kiến phản động, bọn cơ hội trong Thiên chúa
giáo, số chức sắc trong các sóc, phum của đồng bàn Khmer, Chăm vào bộ máy
này.
Sau
khi thiết lập xong bộ máy cai trị, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc vơ vé vét
khai thác tài nguyên của Tây Ninh. Nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu của Tây Ninh
lúc bấy giờ là lâm sản. Diện tích rừng chiếm phân nửa diện tích đất toàn tỉnh,
hầu hết là rừng già. Nhiều nơi một héc ta rừng có thể cho một khối lượng gỗ từ
100 đến 200 mét khối. Gỗ ở đây lại dễ khai thác vì địa hình bằng
phẳng rất tiện lợi cho việc vận chuyển. Sau gỗ, rừng Tây Ninh còn cho nhiều loại
lâm sản phụ như dầu trong, mủ chai (dùng để trát thuyền gỗ), mây, tre... và
nhiều loại thú rừng từ voi, hổ, nai, cho đến nhím, cheo, kỳ đà...
Thực
dân Pháp thấy rõ nguồn lợi kinh tế nói trên, đã dựng ngay bộ máy kiểm lâm đồ sộ
và chặt chẽ, ở tỉnh có Sở Kiểm lâm (Cantonnement), bên dưới chia thành 7 quận
Kiểm lâm (divison) với nhiều đồn (garderie). Ở mỗi quận Kiểm lâm có một sếp quận
mà người làm rừng thường gọi là " Quan lớn kiểm" cùng một số viên chức có nhiệm
vụ cấp giấy phép khai thác và thu thuế các loại lâm sản. Mỗi đồn thường có một
tên đội, chuyên theo dõi, bắt giữ, phạt vạ những người làm rừng sai qui cách
hoặc ăn tiền đút lót của những người làm rừng trái phép.
Cùng
với việc khai thác nguồn lợi lâm sản, thực dân Pháp còn bao chiếm nhiều đất,
khai mở đồn điền trồng cao su. Năm 1920, chúng lập ra Công ty Cao su Đông Dương
(SIPH), Công ty này đã chiếm đất lập ra hai đồn điền ở Bến Củi, Vên Vên. Năm
1913 lại lập tiếp Công ty Cao su Tây Ninh, có trụ sở ở Sài Gòn, hoạt động của
Công ty là kinh doanh đồn điền cao su ở Tây Ninh và Biên Hoà. Đây là loại đồn
điền quy mô, có cả nhà máy chế luyện cao su. Bên cạnh đó, một số tư sản ngoại
kiều được sự bao che của chính quyền thực dân, cũng bao chiếm đất lập ra nhiều
đồn điền khá lớn như Sở Cầu Khởi, Sở Arnaut-nô, Sở Oconel, Sở China, Sở
Phờ-răng-xi-ni Francini, Sở Séc-vanh Servirl. Địa chủ người Việt cũng có một số
sở cao su nhỏ khoảng l0 - 15 héc ta. Tổng cộng khoảng 140 sở lớn nhỏ, trong đó
An Tịnh l3 sở, Lộc Hưng 16 sở, Gia Lộc 20 sở. Từ Phước Thạnh, Thạnh Phước đến
Lông Công, Bàu Đồn Đông Tây lộ 19, 26 cho đến Tua Hai, rồi Ninh Điền, Thanh
Điền, Thái Bình, Đôn Thuận, tất cả đều có trồng cao su.
Các
đồn điền cao su đem lại nguồn lợi rất lớn cho chính quyền thuộc địa và bọn chủ
tư bản người Pháp.
Ngoài việc bóc lột vơ vét thông qua việc khai thác lâm sản chủ yếu là gỗ
và mở đồn điền cao su, bọn thống trị Pháp còn thực hiện một chính sách thuế khoá
hết sức nặng nề. Thuế là nguồn thu chính cho ngân sách chúng của toàn Đông Dương
và Nam Kỳ cũng như của ngân sách tỉnh, vì vậy chúng đặt ra đủ loại thuế: Thuế
điện thổ, thuế nhà cửa, thuế trâu bò, thuế môn bài cả đến thuế người gọi là thuế
thân cho loại hữu sản, vô sản. Thống đốc Nam kỳ qui định mức thuế hàng năm tỉnh
phải nộp cho ngân sách chung thường là rất nặng, đồng thời cho phép nếu không
thu đủ thì tăng thuế, thậm chí tạo thêm các loại thuế mới để thu.
Đi
đôi với vơ vét, bóc lột về kinh tế, bọn cai trị còn thi hành chính sách ngu dân,
đầu độc về mặt văn hoá. Toàn tỉnh chỉ có 2 trường phổ thông cấp một hoàn chỉnh
với khoảng 400 học sinh mà hầu hết là con em của tầng lớp trên. Ở xã chỉ có một
lớp vỡ lòng hoặc lớp một, nhưng xã có, xã không. Vài ba xã mới có chung một
trường dạy lớp ba. Do vậy con em nhân dân lao động hầu như chịu cảnh mù chữ hoặc
chỉ biết đọc biết viết. Ngược lại, rượu ’’Phông ten’’ thì được Nhà Nước thực dân
khuyến khích dân uống, đại lý bán buôn bán lẻ khắp nơi. Tệ nạn cờ bạc, mê tín dị
đoan lan tràn khắp các thôn ấp, chỗ nào cũng có sòng chứa ngày đêm sát phạt lẫn
nhau. Trên lãnh vực dân tộc, bọn thống trị Pháp áp dụng chính sách chia rẽ để
trị. Chúng gây tâm lý hận thù dân tộc giữa người Việt và người Khmer, người
Chăm, gieo rắc tư tưởng khinh bỉ, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với các dân tộc
ít người. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng tính chất phác và tập quán sinh hoạt của
người Khmer, người Chăm mà thẳng tay vơ vét, bóc lột, đẩy họ vào cảnh sống quanh
năm cơ cực lầm than.