Theo Chiến lược, về báo in, báo điện tử,
mục tiêu đến năm 2025: 100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
được tiếp cận báo in hoặc báo điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin
tuyên truyền thiết yếu. Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo
chí giữa khu vực thành phố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa, đạt mức 60%/40%. Sắp xếp đầu mối các cơ quan báo chí theo Quy
hoạch Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; tăng số lượng tạp
chí khoa học. 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ,
phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới.


Cổng TTĐT tỉnh Tây Ninh
Báo nói, báo hình, mục tiêu đến năm
2025: 70% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các
kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được
nghe, xem các chương trình này. Tăng thời lượng phát sóng của các chương trình
phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền
thiết yếu của quốc gia và địa phương; các kênh trung ương bảo đảm phát sóng 24
giờ/ngày. Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của
kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đạt tỉ lệ tối thiểu 70% tổng thời
lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng
chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản
xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài
tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và
không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của kênh đó.
Về Thông tin điện tử, mục tiêu đến năm
2025: 100% cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng cổng/trang thông tin
điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin,
tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về việc thực hiện quản lý nhà nước
của ngành, của địa phương. 100% các trang tin điện tử cung cấp dịch vụ hành
chính công trên mạng Internet đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nội dung thông tin,
xác thực người dùng. 100% các cơ quan hành chính nhà nước có trang thông tin
điện tử thích ứng với các thiết bị di động, dễ dàng tra cứu, kết nối với các
dịch vụ do Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan
nhà nước cung ứng. 100% các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội của cơ
quan, tổ chức Việt Nam được áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thông
tin, an toàn thông tin.100% các trang thông tin điện tử Việt Nam cung cấp các
thông tin cần thiết về cơ quan, tổ chức trên trang chủ theo quy định của pháp
luật.
Xuất bản duy trì nhịp độ tăng trưởng về
số lượng xuất bản phẩm, ổn định sách in truyền thống. Phấn đấu đến năm 2025,
đạt khoảng 580 triệu bản, tương đương 6 bản sách/người/năm; đến năm 2030, đạt
khoảng 700 triệu bản, tương đương 7 bản sách/người/năm. Tăng tỷ lệ xuất bản
phẩm điện tử đạt 20 - 30% số lượng xuất bản phẩm.
Với lĩnh vực thông tin cơ sở, chiến lược
đặt ra mục tiêu tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông,
internet để đổi mới cách thức thông tin, tuyên truyền ở cơ sở. Đầu tư,
phát triển hệ thống truyền thanh ở các xã để tuyên truyền, phổ biến thông tin
thiết yếu đến người dân.
Để hiện thực các mục tiêu đã đề ra,
Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đề ra 6 nhóm giải pháp trọng tâm gồm:
Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp về bộ máy, nguồn nhân lực; Giải pháp
về tài chính; Giải pháp về khoa học và công nghệ; Giải pháp về nâng cao chất
lượng, hiệu quả thông tin; Giải pháp về hợp tác quốc tế.
Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ,
thực hiện Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030, nhiều nội dung công việc được triển khai như: Đẩy mạnh việc thực hiện
dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân theo
Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; chuẩn hóa hệ
thống thông tin các cơ quan, tổ chức làm cơ sở xác minh thông tin; chuẩn hóa hệ
thống thông tin các cơ quan chức năng, đảm bảo thông tin nhanh, nhạy, thuận
tiện cho việc tra cứu, sử dụng; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao CNTT
phục vụ phát triển thông tin trên mạng; nâng cao năng lực tư vấn, chuyển giao
ứng dụng cho các tổ chức nghiên cứu, tư vấn khoa học và công nghệ, các tập
đoàn, doanh nghiệp, các hiệp hội và cơ quan quản lý; nâng cao năng lực của các
cơ quan quản lý thông tin; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và
công nghệ xuất bản để phát triển xuất bản phẩm điện tử, chuyển đổi phương thức
phát hành từ phát hành truyền thống sang phát hành điện tử.
Về giải nguồn nhân lực, cần kiện toàn tổ
chức, bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý thông tin ở trung
pháp về bộ máy, ương và địa phương; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và
điều kiện làm việc, bảo đảm thực thi công tác quản lý nhà nước hiệu quả cả về
kỹ thuật và nội dung.
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
thông tin, chiến lược đề ra các nội dung cụ thể như: Hoàn thiện cơ chế chỉ đạo,
quy trình quản lý thông tin, khắc phục tình trạng phân công, phân cấp không rõ
ràng giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý thông tin, giữa trung ương với địa
phương nhằm đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, đồng thời nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với công tác thông tin. Thống
nhất về nhận thức, quan điểm để tiếp tục hoàn thiện cách thức, thời điểm và nội
dung thông tin đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhằm nâng cao hiệu quả
của thông tin, góp phần định hướng dư luận xã hội; nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, của cán bộ, đảng viên
và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của thông tin cơ sở là kênh thông tin
chính thống của Đảng, Nhà nước, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với
Nhân dân, trung ương với địa phương, cơ sở.
Trọng Hữu