Hệ thống điện
Hiện
tại Tây Ninh được cung cấp điện từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ qua đường
dây 110 KV Thác Mơ – Tây Ninh và được kết nối với trạm 210/110 KV Hóc
Môn qua đường dây 110 KV Hóc Môn – Củ Chi – Trảng Bàng (Tây Ninh); Hệ
thống điện được thiết kế mạch vòng 110 KV về Tây Ninh để khi có sự cố,
sẽ có sự đấu nối với nhau.
Trạm 110
Trảng Bàng cung cấp điện cho các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu. Trạm
110 KV Trà Phí (Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu vực Thành
phố Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Dương Minh Châu và Châu Thành.
Trạm
110 KV Tân Hưng có nhiệm vụ cung cấp điện cho 02 huyện Tân Biên và Tân
Châu và hỗ trợ cho việc cấp điện cho Thành phố Tây Ninh. Hiện 100% các
xã thuộc tỉnh đã có điện lưới Quốc Gia.
Hệ thống thuỷ lợi
Hai công trình thủy lợi quan trọng trên địa bàn tỉnh là hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng và Tân Hưng.
Hồ Dầu
Tiếng, công trình thuỷ lợi lớn nhất cả nước (diện tích 27.000 ha, dung
tích 1,5 tỷ m3nước), là một công trình thiết kế tưới tiêu chủ động gồm
hai hệ thống kênh chính: kênh Đông, kênh Tây và hệ thống tưới tiêu cấp
I,II,III,IV và kênh nội đồng, có khả năng tưới tiêu cho 185.700 ha đất
nông nghiệp, trong đó tưới tự chảy được 47.000 ha cây trồng các loại của
tỉnh và tưới cho khoảng 20.000 ha cho huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, nguồn nước Hồ Dầu Tiếng còn phục vụ cho các nhà máy đường, nhà
máy chế biến mì, phục vụ cho nhà máy nước sinh hoạt của tỉnh.
Hệ thống
thủy lợi Tân Hưng với 246 kênh tưới (tổng chiều dài: 213 km ), có 1.912
công trình trên kênh đảm bảo tưới cho khoảng 11.000 ha đất ở phía tây
của tỉnh.
Hệ thống thuỷ lợi đã có tác
động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong
vùng trong nhiều năm qua, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất cây trồng.
Tây
Ninh đang tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương để đảm bảo năng lực
tưới tiêu của hệ thống kết hợp với phát triển hệ thống kênh nội
đồng, nhằm tận dụng tối đa công năng của hệ thống thuỷ lợi hồ Dầu
Tiếng.
Mạng lưới giao thông
Với
mục tiêu là huy động tối đa nguồn vốn đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; tạo sự chuyển biến tích
cực trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu; đầu tư có
trọng điểm, trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển
hạ tầng giao thông, xác định giao thông là một trong những động lực,
khâu đột phá thúc đẩy kinh tế phát triển; hoàn chỉnh giao thông đối nội;
phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, chú ý các tuyến đường đấu nối
với các tỉnh, thành phố trong vùng và các tỉnh thuộc Vương quốc
Campuchia.
Đường bộ: toàn tỉnh có 8.186,6 km
Các tuyến liên kết vùng gồm có:
- Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22):
từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, dài 59 km, đoạn qua
tỉnh Tây Ninh dài 28 km với quy mô đường cấp II. Đây là tuyến chính và
là tuyến ngắn nhất kết nối trực tiếp thành phố Hồ Chí Minh cũng như các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia qua cửa khẩu
quốc tế Mộc Bài, rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Tuyến đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư theo hình thức
đối tác công tư (PPP) với quy mô: Đoạn từ Suối Sâu đến ngã ba giao giữa
QL.22 với đường ĐT.782, dài 7 km được nâng cấp mở rộng 08 làn xe; đoạn
còn lại được tăng cường kết cấu mặt đường để đảm bảo năng lực thông
hành.
- Quốc lộ 22B: Từ
Gò Dầu đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát dài 84 km, quy mô đường cấp III. Đây
là trục chính của tỉnh từ Bắc xuống Nam, kết nối trực tiếp TP. Hồ Chí
Minh với Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc, rất thuận lợi
trong việc giao thương hàng hóa.
- Các
tuyến ĐT 782 - ĐT 784 - ĐT 785 chạy song song với QL. 22B và là trục
chính nối TP. Hồ Chí Minh với Tây Ninh, đi qua các huyện Trảng Bàng, Gò
Dầu, Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh và Tân Châu; Đồng thời, đi qua
Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ đô thị Phước Đông Bời Lời, Khu công nghiệp
Chà Là, các cụm công nghiệp, nhà máy xi măng Fico Tây Ninh và các điểm
du lịch (núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa Thánh Tây Ninh); đồng thời kết
nối với cửa khẩu Chàng Riệc, Vạc Sa, Kà Tum. Tuyến đã được đầu tư nâng
cấp đạt tiêu chuẩn cấp II - III, mặt đường thảm bê tông nhựa, rất thuận
lợi cho giao thông. Tuyến sẽ được tăng cường kết cấu mặt đường và mở
rộng một số đoạn trong giai đoạn 2017 - 2020.
-
Các trục ngang tỉnh: ĐT 787, đường Trà Võ - Đất Sét, đường Đất Sét -
Bến Củi, ĐT 786, ĐT 781, ĐT 795, đường Bourbon, ĐT 788, đường Thiện Ngôn
- Tân Hiệp, đường ĐT 794 kết nối trực tiếp với các trục dọc của tỉnh
(đường Xuyên Á, Quốc lộ 22B, ĐT 782, ĐT 784, ĐT 785, ĐT 793). Đây là các
tuyến kết nối Tây Ninh với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Long An;
đồng thời kết nối trung tâm các huyện với nhau, kết nối vùng nguyên liệu
về nhà máy, tạo mạng lưới đường bộ liên hoàn và thông suốt. Tuyến đạt
tiêu chuẩn đường cấp III - IV. Các tuyến đường này đã được quy hoạch và
tỉnh Tây Ninh có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 bằng nhiều
hình thức đầu tư: ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình thức PPP.
* Định hướng phát triển:
-
Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài từ đường Vành Đai 3 của TP. Hồ
Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, dài 55 km. Bộ Giao thông Vận tải
sẽ khởi công trước năm 2020.
- Tuyến
cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Gò Dầu - Xa Mát kết nối trực tiếp tuyến cao
tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài tại Gò Dầu đã được Bộ GTVT đồng ý bổ sung
vào Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở đầu tư.
-
Đường Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 trước
năm 2020, trong đó nút giao liên thông với đường Xuyên Á đang được đầu
tư và hoàn thành trong năm 2018. Tuyến sẽ kết nối Tây Ninh với Bình
Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Long An và các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long.
Đường thủy
Tây
Ninh có 617 km sông, kênh, rạch chảy trên địa bàn tỉnh và hồ Dầu Tiếng
rộng 27.000 ha diện tích nước mặt, chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước. Trong tương
lai, giao thông đường thủy nội địa tỉnh Tây Ninh sẽ bao gồm:
- Sông
Vàm Cỏ Đông: Ở phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh, bắt nguồn từ Campuchia chảy
qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Long An, từ phía Bắc xuống phía Nam
hợp với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra biển, đoạn qua tỉnh
dài 105 km. Quy hoạch có tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn - Bến Kéo (từ
ngã ba Kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo) dài 142,9 km, đạt tiêu chuẩn cấp III.
Nối tỉnh Tây Ninh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, phục vụ chính cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội
địa của địa phương. Trên tuyến quy hoạch 13 cảng, trong đó:
+
Có 04 cảng đang khai thác, bao gồm: cảng Bến Kéo, cảng Thanh Phước
(cảng hàng hóa), cảng xăng dầu LPG, cảng xi măng Fico (cảng chuyên
dùng). Các cảng này có khả năng tiếp nhận phương tiện từ 1.000 tấn đến
2.000 tấn. Trong đó, cảng Thanh Phước là cảng container.
+ 02 cảng có nhà đầu tư: cảng hàng hóa Bourbon An Hòa (Thành Thành Công), cảng khu công nghiệp Đại An - Sài Gòn
+
07 cảng đang kêu gọi đầu tư, bao gồm: cảng hàng hóa Tiên Thuận, Gò Dầu,
Fico Thạnh Đức, Đìa Xù, Tri Việt; cảng chuyên dùng (xăng dầu): Trí
Bình, Gò Dầu.
- Sông Sài Gòn: Bắt
nguồn từ Tống Lê Chân đến TP. Hồ Chí Minh dài 101 km. Đoạn có thể khai
thác vận tải bằng đường thủy nội địa từ ấp Lộc Thuận đến ranh giới huyện
Củ Chi dài 3 km, với phương tiện 500 tấn; quy hoạch có 2 cảng hàng hóa
Lộc Thuận, Bùng Binh.
- Ngoài ra còn có rạch Trảng Bàng, rạch Tây Ninh, rạch Bảo, rạch Bến Đá đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp IV, V, VI.
* Định hướng phát triển:
-
Công bố các tuyến đường thủy nội địa đã được quy hoạch, trong đó: năm
2017 sẽ công bố tuyến đường thủy nội địa sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ cảng
Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu.
- Đã đề
nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào Quy hoạch chi tiết phát
triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 cảng cạn, gồm:
+
Cảng cạn Thanh Phước: tại xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh;
diện tích đến năm 2020 là 20 ha, đến năm 2030 là 30 ha; công suất đến
năm 2020 khoảng 200.000 TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 300.000 TEU/năm.
Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.
+ Cảng cạn ICD Mộc Bài: xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 18,5 ha. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.
+ Cảng cạn ICD Thành Thành Công: xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 30 ha. Giai đoạn đầu tư: sau năm 2020.
-
Nâng cấp 4 cảng thủy nội địa hiện hữu, xây dựng mới 2 cảng thủy nội địa
(Bourbon An Hòa, Đại An - Sài Gòn) và kêu gọi đầu tư các cảng đã được
quy hoạch.
Đường sắt
Để
đáp ứng nhu cầu vận tải, đa dạng hóa các phương thức vận tải, Bộ Giao
thông Vận tải đã quy hoạch tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh
(từ Tân Chánh Hiệp đến Trảng Bàng) kéo dài đến Mộc Bài và Xa Mát.
Y tế
Mạng
lưới y tế hình thành khắp trong tỉnh. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh và
các Trung tâm y tế ở các huyện, thị xã, còn có các trạm y tế ở tất cả
các xã với y, bác sĩ phục vụ ổn định, phòng khám khu vực với 1795 giường
bệnh và các trang thiết bị ngày càng hiện đại cùng với đội ngũ thầy
thuốc có trình độ nên chất lượng khám, điều trị bệnh ngày càng cao.
Thực
hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh xã hội để giảm thiểu
nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh xã hội, phòng chống chặn đứng các dịch
bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ nguồn nhân lực phục vụ cho phát
triển.
Trong thời gian tới, sẽ thành
lập một Trung tâm y tế lớn ở khu vực phía Nam của tỉnh để phục vụ cho
việc chăm sóc sức khỏe của các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh,
hướng tới việc chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để khám
chữa bệnh cho các bệnh nhân người nước ngoài.
Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực
Cơ
sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Tây Ninh được đầu tư khang trang, hiện
đại. Đến cuối năm 2016, 1/4 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn
quốc gia phổ cập giáo dục trung học phổ thông (hiện có 24/95 xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học); 1/5 số đơn vị
trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân
trí của tỉnh không ngừng được nâng lên; 99,7% người dân trong độ tuổi
từ 15 - 35 tuổi, 97,4% người trong độ tuổi 36 - 60 tuổi biết chữ; tỷ lệ
lao động qua đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng 60%.
Ngân hàng - Bảo hiểm –Dịch vụ
Ngoài
các hệ thống ngân hàng thương mại của nhà nước đang phát triển rộng
khắp, còn có sự tham gia của các ngân hàng cổ phần, Quỹ Hỗ trợ phát
triển,Quỹ đầu tư phát triển , Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp
nhà nước ,ngân hàng chính sách ,các quỹ tín dụng nhân dân cạnh tranh
lành mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh
doanh của các nhà đầu tư, thủ tục luôn được cải tiến đơn giản, các dịch
vụ tiện ích ngày càng phong phú hơn.
Các công ty bảo hiểm hoạt động mạnh ở Tây Ninh, dịch vụ bảo hiểm đã trở
nên phổ biến, loại hình bảo hiểm đa dạng, góp phần tạo ra môi trường
đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các dịch vụ
khác như: dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính công,dạy nghề, giới thiệu
việc làm, công chứng nhà nước…. cũng phát triển mạnh.
Bưu chính - Viễn thông
Mạng
lưới Bưu chính - Viễn thông của tỉnh Tây Ninh đã được đầu tư hiện đại
hóa, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế luôn được thông
suốt, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng và độ
tin cậy cao.
Dịch vụ bưu chính viễn
thông không những phát triển mạnh tại các trung tâm, khu dân cư mà còn
đến được vùng sâu vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh. Các điểm phục vụ
bưu chính, sóng điện thoại di động, dịch vụ internet băng rộng cố định
và băng rộng di động và cả dịch vụ điện thoại di động vệ tinh đã phủ hết
100% các xã, phường thị trấn, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu
sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế,
xã hội.