
Về tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, bà Lệ cho biết, năm học 2016-2017 ngành học mầm non toàn tỉnh có 1.947 giáo viên/1.191 nhóm lớp.
Trong đó có 1.672 giáo viên công lập/985
nhóm lớp, tỷ lệ bố trí 1,7 giáo viên/lớp. Tuy tỷ lệ bố trí giáo viên
trên lớp còn thấp nhưng đã tăng 199 giáo viên so với năm học trước, đây
là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh trong công tác đào tạo, tuyển dụng giáo
viên mầm non.
Kết quả rà soát hiện nay cho thấy, toàn
tỉnh còn thiếu 298 giáo viên mầm non mới bảo đảm tỷ lệ bố trí đủ giáo
viên/lớp theo quy định tại các trường mầm non công lập (tỷ lệ 2,2 giáo
viên/lớp).
Trong đó khi đó, biên chế viên chức ngành
Giáo dục được giao năm 2017 dự kiến sẽ giảm 253 trường hợp. Do đó, ngành
Giáo dục sẽ gặp khó khăn khi bổ sung biên chế nhân sự cho cấp học mầm
non.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
mầm non, Sở GD&ĐT đang phối hợp cùng Sở Nội vụ và UBND các huyện,
thành phố rà soát nhu cầu giáo viên mầm non và tham mưu UBND tỉnh cho
chủ trương để ngành Giáo dục được hợp đồng giáo viên mầm non trong năm
học 2017-2018 theo Đề án hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non tại vùng
nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2017 – 2020) và Đề án hỗ
trợ phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu kinh tế
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2017 – 2020).
Về tình trạng lạm thu ở một số trường chưa được khắc phục, theo bà Lệ, bên
cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số trường vào đầu năm học mới
có những khoản thu chưa phù hợp tạo dư luận không tốt với phụ huynh và
xã hội.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu
trên, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn các nguồn thu, nội dung
chi và quản lý, sử dụng tại các cơ sở giáo dục công lập.
Qua đó, việc lạm thu trong tất cả các cơ
sở giáo dục đã được chấn chỉnh kịp thời, không còn tình trạng các trường
thu sai quy định. Đối với các trường có phản ánh lạm thu, hiện đã được
chấn chỉnh. Số thu vượt, không đúng đã được Phòng GD&ĐT báo cáo UBND
cấp huyện xử lý đúng theo quy định.
 |
Học sinh nghèo ở xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu trong buổi nhận quà tặng của mạnh thường quân. Ảnh minh họa. |
Về chất lượng dạy và học chưa được đảm bảo, Sở
GD&ĐT cho biết đã chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện nhiều
giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng dạy học như: tăng cường tính
tự chủ trong xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học, các hoạt động
giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối
tượng học sinh và điều kiện dạy học của từng đơn vị; tăng cường đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy
tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh; mở rộng trường, lớp 2
buổi/ngày để tạo điều kiện cho học sinh được ôn luyện kiến thức trên
lớp.
Ngành Giáo dục cũng quan tâm công tác giáo
dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh, các biện pháp phòng chống
bạo lực học đường, chấp hành pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội...
Lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định, chất
lượng giáo dục học sinh trung học được nâng lên qua từng năm học. Cụ
thể, học sinh bỏ học ở các cấp học giảm, học sinh yếu kém giảm, học sinh
khá, giỏi tăng.
Tuy nhiên, kết quả giáo dục đến nay vẫn
còn một số hạn chế như: Chất lượng học sinh giỏi quốc gia chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng của học sinh Tây Ninh.
Công tác phân luồng học sinh sau THCS,
THPT đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Việc đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tại một số đơn vị,
trường học chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt hiệu quả tốt.
Theo Báo Tây Ninh Online