Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksBộ Máy Tổ Chức

 
Bộ Máy Tổ Chức
 
Chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm 2014, các đại biểu HĐND tỉnh và các huyện, thành phố đã có các buổi tiếp xúc với cử tri. 
  Thời gian Nội dung Địa điểm Người thực hiện Chủ nhật: 02/11/2014 -Dự Lễ Bổ nhiệm Trụ trì các chùa thuộc Hệ Thống Núi Bà (9h) ... 
 
  Thời gian Nội dung Địa điểm Người thực hiện Thứ hai: 27/10/2014 -Họp CT, các PCT (7h30) P... 
 
  Thời gian Nội dung Địa điểm Người thực hiện Thứ hai: 20/10/2014 -Dự họp mặt kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ ... 
 
 
Sáng 13.10, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh Võ Hùng Việt chủ trì cuộc họp về dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Tham dự có Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các ban HĐND tỉnh. 
 
Ngày 13.10, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt cùng đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và các Sở Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin & truyền thông và Sở Tài nguyên-Môi trường về công tác cải cách hành chính (CCHC). 
  Thời gian Nội dung Địa điểm Người thực hiện Thứ hai: 13/10/2014 -Họp CT, các PCT (7h30) P... 
 
 
9 tháng năm 2014 thu ngân sách chỉ đạt 60,49%, là năm có tỷ lệ thu thấp nhất so với 4 năm trở lại đây. 
  Thời gian Nội dung Địa điểm Người thực hiện Thứ hai: 22/9/2014 -Họp Ban Thường vụ Công an (cả ngày) ... 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Phân loại
  
Loại bài viết
  
SƠ ĐỒ TỔ CHỨCSƠ ĐỒ TỔ CHỨC

SO-DO-TO-CHUC-TINH 2.jpg

17/01/2018 5:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây NinhĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: C300, đường CMT8, phường 2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Điện thoại: 0276.8501105
STTHọ và tênNgày sinhQuê quánChức danhĐịa chỉ nơi làm việc
01Hoàng Đình Chung24/02/1966Xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng NaiChính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây NinhBộ CHQS tỉnh Tây Ninh
Đường CMT8, khu phố 1, P.1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
02Nguyễn Văn Nên14/7/1957Xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây NinhChánh Văn phòng Trung ương ĐCSVNVăn phòng Trung ương ĐCSVN
1A, Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
03Trịnh Ngọc Phương07/8/1970Xã Vĩnh Trị, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long AnBí thư Huyện ủy Tân BiênVăn phòng Huyện ủy Tân Biên
C300, CMT8, P.2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
04Huỳnh Thanh Phương04/5/1978Xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây NinhPhó Trưởng đoàn Chuyên trách ĐBQH đơn vị tỉnh Tây NinhVăn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh
C300, CMT8, P.2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
05Trần Lưu Quang30/8/1967Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây NinhBí thư Tỉnh ủy Tây NinhVăn phòng Tỉnh ủy Tây Ninh
180, đường 30/4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
06Nguyễn Mạnh Tiến21/5/1966Xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ĐịnhPhó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại – Quốc hội khóa XIVỦy ban Đối ngoại – Quốc hội khóa XIV
Tòa nhà Quốc hội, đường Độc Lập, Ba Đình, Hà Nội
16/01/2018 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Cơ sở hạ tầngCơ sở hạ tầng

Hệ thống điện

Hiện tại Tây Ninh được cung cấp điện từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ qua đường dây 110 KV Thác Mơ – Tây Ninh và được kết nối với trạm 210/110 KV Hóc Môn qua đường dây 110 KV Hóc Môn – Củ Chi – Trảng Bàng (Tây Ninh); Hệ thống điện được thiết kế mạch vòng 110 KV về Tây Ninh để khi có sự cố, sẽ có sự đấu nối với nhau.

Trạm 110 Trảng Bàng cung cấp điện cho các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu. Trạm 110 KV Trà Phí (Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu vực Thành phố Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Dương Minh Châu và Châu Thành.

Trạm 110 KV Tân Hưng có nhiệm vụ cung cấp điện cho 02 huyện Tân Biên và Tân Châu và hỗ trợ cho việc cấp điện cho Thành phố Tây Ninh. Hiện 100% các xã  thuộc tỉnh đã có điện lưới Quốc Gia.

Hệ thống thuỷ lợi

Hai công trình thủy lợi quan trọng trên địa bàn tỉnh là hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng và Tân Hưng.

Hồ Dầu Tiếng, công trình thuỷ lợi lớn nhất cả nước (diện tích 27.000 ha, dung tích 1,5 tỷ m3nước), là một công trình thiết kế tưới tiêu chủ động gồm hai hệ  thống kênh chính: kênh Đông, kênh Tây và hệ thống tưới tiêu cấp I,II,III,IV và kênh nội đồng, có khả năng tưới tiêu cho 185.700 ha đất nông nghiệp, trong đó tưới tự chảy được 47.000 ha cây trồng các loại của tỉnh và tưới cho khoảng 20.000 ha cho huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nguồn nước Hồ Dầu Tiếng còn phục vụ cho các nhà máy đường, nhà máy chế biến mì, phục vụ cho nhà máy nước sinh hoạt của tỉnh.

Hệ thống thủy lợi Tân Hưng với 246 kênh tưới (tổng chiều dài: 213 km ), có 1.912 công trình trên kênh đảm bảo tưới cho khoảng 11.000 ha đất ở phía tây của tỉnh.

Hệ thống thuỷ lợi đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong vùng trong nhiều năm qua, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất cây trồng.

Tây Ninh đang tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương để đảm bảo năng lực tưới tiêu của hệ thống kết hợp với phát triển hệ thống kênh nội đồng,  nhằm tận dụng tối đa công năng của hệ thống thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng.

Mạng lưới giao thông

Với mục tiêu là huy động tối đa nguồn vốn đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; tạo sự chuyển biến tích cực trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu; đầu tư có trọng điểm, trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, xác định giao thông là một trong những động lực, khâu đột phá thúc đẩy kinh tế phát triển; hoàn chỉnh giao thông đối nội; phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, chú ý các tuyến đường đấu nối với các tỉnh, thành phố trong vùng và các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia.

Đường bộ: toàn tỉnh có 8.186,6 km

Các tuyến liên kết vùng gồm có:

- Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, dài 59 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28 km với quy mô đường cấp II. Đây là tuyến chính và là tuyến ngắn nhất kết nối trực tiếp thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tuyến đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với quy mô: Đoạn từ Suối Sâu đến ngã ba giao giữa QL.22 với đường ĐT.782, dài 7 km được nâng cấp mở rộng 08 làn xe; đoạn còn lại được tăng cường kết cấu mặt đường để đảm bảo năng lực thông hành.

- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát dài 84 km, quy mô đường cấp III. Đây là trục chính của tỉnh từ Bắc xuống Nam, kết nối trực tiếp TP. Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc, rất thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa.

- Các tuyến ĐT 782 - ĐT 784 - ĐT 785 chạy song song với QL. 22B và là trục chính nối TP. Hồ Chí Minh với Tây Ninh, đi qua các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh và Tân Châu; Đồng thời, đi qua Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ đô thị Phước Đông Bời Lời, Khu công nghiệp Chà Là, các cụm công nghiệp, nhà máy xi măng Fico Tây Ninh và các điểm du lịch (núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa Thánh Tây Ninh); đồng thời kết nối với cửa khẩu Chàng Riệc, Vạc Sa, Kà Tum. Tuyến đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II - III, mặt đường thảm bê tông nhựa, rất thuận lợi cho giao thông. Tuyến sẽ được tăng cường kết cấu mặt đường và mở rộng một số đoạn trong giai đoạn 2017 - 2020.

- Các trục ngang tỉnh: ĐT 787, đường Trà Võ - Đất Sét, đường Đất Sét - Bến Củi, ĐT 786, ĐT 781, ĐT 795, đường Bourbon, ĐT 788, đường Thiện Ngôn - Tân Hiệp, đường ĐT 794 kết nối trực tiếp với các trục dọc của tỉnh (đường Xuyên Á, Quốc lộ 22B, ĐT 782, ĐT 784, ĐT 785, ĐT 793). Đây là các tuyến kết nối Tây Ninh với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Long An; đồng thời kết nối trung tâm các huyện với nhau, kết nối vùng nguyên liệu về nhà máy, tạo mạng lưới đường bộ liên hoàn và thông suốt. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - IV. Các tuyến đường này đã được quy hoạch và tỉnh Tây Ninh có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 bằng nhiều hình thức đầu tư: ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình thức PPP.

* Định hướng phát triển:

- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài từ đường Vành Đai 3 của TP. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, dài 55 km. Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công trước năm 2020.

- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Gò Dầu - Xa Mát kết nối trực tiếp tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài tại Gò Dầu đã được Bộ GTVT đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở đầu tư.

- Đường Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 trước năm 2020, trong đó nút giao liên thông với đường Xuyên Á đang được đầu tư và hoàn thành trong năm 2018. Tuyến sẽ kết nối Tây Ninh với Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đường thủy

Tây Ninh có 617 km sông, kênh, rạch chảy trên địa bàn tỉnh và hồ Dầu Tiếng rộng 27.000 ha diện tích nước mặt, chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước. Trong tương lai, giao thông đường thủy nội địa tỉnh Tây Ninh sẽ bao gồm:

- Sông Vàm Cỏ Đông: Ở phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Long An, từ phía Bắc xuống phía Nam hợp với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra biển, đoạn qua tỉnh dài 105 km. Quy hoạch có tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn - Bến Kéo (từ ngã ba Kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo) dài 142,9 km, đạt tiêu chuẩn cấp III. Nối tỉnh Tây Ninh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phục vụ chính cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa của địa phương. Trên tuyến quy hoạch 13 cảng, trong đó:

+ Có 04 cảng đang khai thác, bao gồm: cảng Bến Kéo, cảng Thanh Phước (cảng hàng hóa), cảng xăng dầu LPG, cảng xi măng Fico (cảng chuyên dùng). Các cảng này có khả năng tiếp nhận phương tiện từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn. Trong đó, cảng Thanh Phước là cảng container.

+ 02 cảng có nhà đầu tư: cảng hàng hóa Bourbon An Hòa (Thành Thành Công), cảng khu công nghiệp Đại An - Sài Gòn

+ 07 cảng đang kêu gọi đầu tư, bao gồm: cảng hàng hóa Tiên Thuận, Gò Dầu, Fico Thạnh Đức, Đìa Xù, Tri Việt; cảng chuyên dùng (xăng dầu): Trí Bình, Gò Dầu.

- Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Tống Lê Chân đến TP. Hồ Chí Minh dài 101 km. Đoạn có thể khai thác vận tải bằng đường thủy nội địa từ ấp Lộc Thuận đến ranh giới huyện Củ Chi dài 3 km, với phương tiện 500 tấn; quy hoạch có 2 cảng hàng hóa Lộc Thuận, Bùng Binh.

- Ngoài ra còn có rạch Trảng Bàng, rạch Tây Ninh, rạch Bảo, rạch Bến Đá đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp IV, V, VI.

* Định hướng phát triển:

- Công bố các tuyến đường thủy nội địa đã được quy hoạch, trong đó: năm 2017 sẽ công bố tuyến đường thủy nội địa sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ cảng Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu.

- Đã đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 cảng cạn, gồm:

+ Cảng cạn Thanh Phước: tại xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích đến năm 2020 là 20 ha, đến năm 2030 là 30 ha; công suất đến năm 2020 khoảng 200.000 TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 300.000 TEU/năm. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.

+ Cảng cạn ICD Mộc Bài: xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 18,5 ha. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.

+ Cảng cạn ICD Thành Thành Công: xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 30 ha. Giai đoạn đầu tư: sau năm 2020.

- Nâng cấp 4 cảng thủy nội địa hiện hữu, xây dựng mới 2 cảng thủy nội địa (Bourbon An Hòa, Đại An - Sài Gòn) và kêu gọi đầu tư các cảng đã được quy hoạch.

Đường sắt

Để đáp ứng nhu cầu vận tải, đa dạng hóa các phương thức vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã quy hoạch tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh (từ Tân Chánh Hiệp đến Trảng Bàng) kéo dài đến Mộc Bài và Xa Mát.

Y tế

Mạng lưới y tế hình thành khắp trong tỉnh. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các Trung tâm y tế ở các huyện, thị xã, còn có các trạm y tế ở tất cả các xã với y, bác sĩ phục vụ ổn định, phòng khám khu vực với 1795 giường bệnh và các trang thiết bị ngày càng hiện đại cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ nên chất lượng khám, điều trị bệnh ngày càng cao.

Thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh xã hội để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh xã hội, phòng chống chặn đứng các dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển.

Trong thời gian tới, sẽ thành lập một Trung tâm y tế lớn ở khu vực phía Nam của tỉnh để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe của các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, hướng tới việc chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân người nước ngoài.

Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực

Cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Tây Ninh được đầu tư khang trang, hiện đại. Đến cuối năm 2016, 1/4 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học phổ thông (hiện có 24/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học); 1/5 số đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của tỉnh không ngừng được nâng lên; 99,7% người dân trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi, 97,4% người trong độ tuổi 36 - 60 tuổi biết chữ; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng 60%.

Ngân hàng - Bảo hiểm –Dịch vụ

Ngoài các hệ thống ngân hàng thương mại của nhà nước đang phát triển rộng khắp, còn có sự tham gia của các ngân hàng cổ phần, Quỹ Hỗ trợ phát triển,Quỹ đầu tư phát triển , Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước ,ngân hàng chính sách ,các quỹ tín dụng nhân dân cạnh tranh lành mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, thủ tục luôn được cải tiến đơn giản, các dịch vụ tiện ích ngày càng phong phú hơn.

  Các công ty bảo hiểm hoạt động mạnh ở Tây Ninh, dịch vụ bảo hiểm đã trở nên phổ biến, loại hình bảo hiểm đa dạng, góp phần tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các dịch vụ khác như: dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính công,dạy nghề, giới thiệu việc làm, công chứng nhà nước…. cũng phát triển mạnh.

Bưu chính - Viễn thông

Mạng lưới Bưu chính - Viễn thông của tỉnh Tây Ninh đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế luôn được thông suốt, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng và độ tin cậy cao.

Dịch vụ bưu chính viễn thông không những phát triển mạnh tại các trung tâm, khu dân cư mà còn đến được vùng sâu vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh. Các điểm phục vụ bưu chính, sóng điện thoại di động, dịch vụ internet băng rộng cố định và băng rộng di động và cả dịch vụ điện thoại di động vệ tinh đã phủ hết 100% các xã, phường thị trấn, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội.

 

 

 

15/01/2018 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2018-01/co so ha tang TN 5_Key_15012018112030.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Lãnh đạo MTTQVN tỉnhLãnh đạo MTTQVN tỉnh

1. Lãnh đạo                                               

– Chủ tịch

       Ông Huỳnh Văn Quang, Ủy viên BTV Tỉnh ủy

– Các Phó Chủ tịch

     + Bà Đặng Minh Lũy, Phó Chủ tịch Thường trực

     + Bà Nguyễn Thị Minh Lý

     + Ông Phan Văn Thái

     + Ông nguyễn Văn Nhiếm

 

  2. Danh sách các phòng ban trực thuộc

    2.1. Văn phòng

SttHọ và tênChức vụ
1Nguyễn Văn BạcChánh Văn Phòng
2Phan Thị Mỹ TrinhPhó Văn phòng QT, kế toán
3Ngô Thị PhượngPhó Văn phòng TH
4Ngô Nhân TrungCán bộ TH
5Phạm Thị ThuậnVăn thư, Thủ quỹ
6Lê Hữu TàiLái xe
7Nguyễn Thế PhươngLái xe
8Phạm Hoàng AnhBảo vệ
9Trần Thị Tuyết HồngTạp vụ

 

  2.2. Ban Dân chủ – Pháp luật

SttHọ và tênChức vụ
1Đặng Xuân LãnhTrưởng ban
2Nguyễn Ngọc LắmPhó trưởng ban

 

   2.3. Ban Phong trào

SttHọ và tênChức vụ
1Nguyễn Văn VyTrưởng ban
2Võ Thị Tuyết LêPhó trưởng ban
3Hồ Minh NhấtChuyên viên
   
   

   2.4. Ban Tổ chức

SttHọ và tênChức vụ
1Lâm Thị Kiều DungTrưởng ban
2Nguyễn Phạm Hiếu LễPhó Trưởng ban
3Huỳnh Đào Cẩm Tuyền Chuyên viên

   2.5. Ban Tôn giáo – Dân tộc

SttHọ và tênChức vụ
 1Lê Văn NghĩaTrưởng ban
 2Trần Thị Phương DungChuyên viên

 

   2.6. Ban Tuyên giáo

SttHọ và tênChức vụ
 1Nguyễn Tiến HưngTrưởng ban
 2Nguyễn Hoàng Minh TâmPhó trưởng ban
 3Lê Quan KhảiChuyên viên

14/01/2018 7:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
                                       TÂY NINH

ban do HC TN 2.jpg

14/01/2018 12:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Điều kiện tự nhiênĐiều kiện tự nhiên

Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ. Phía bắc giáp 3 tỉnh của Cam-pu-chia với đường biên giới dài 240km, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát.

nuiba2.jpg

Phía bắc tỉnh, từ Thành phố Tây Ninh trở lên, có nhiều rừng núi trong đó núi Bà Đen cao 986m. Phía nam tỉnh khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng, là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500ha đất nông nghiệp.

Tây Ninh là nơi tiếp giáp vùng núi cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền đất cao của Nam Bộ. Phần lớn là đất đỏ và đất xám, rất tốt cho việc trồng trọt, nhất là trồng rừng và trồng cây công nghiệp.

Khí hậu: nóng ấm, ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26ºC – 27ºC, lượng mưa trung bình cả năm từ 1400 – 2000mm. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Giữ vị trí nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), Tây Ninh là địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng, từng là căn cứ địa cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày xưa đây là đất Phù Nam, sau đó thuộc phủ Gia Định (thời Nhà Nguyễn). Năm 1936 đặt phủ Tây Ninh gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh.

 di tich niem nam 2.jpg

Các di tích, danh thắng của tỉnh có tòa thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, tháp cổ Bình Thanh…

Dân tộc và tôn giáo

Có 3 dân tộc chính sinh sống tại đây, đó là người Việt (Kinh), Khmer và người Chăm. Tôn giáo ở Tây Ninh có đạo Phật, Công giáo và đạo Cao Đài.

 toa thanh3.jpg

Tây Ninh là trung tâm của đạo Cao Đài với tòa thánh Cao Đài được xây dựng qui mô lớn tại huyện Hòa Thành, cách Thành phố Tây Ninh 4km. Từ đây đạo Cao Đài được lan truyền sang các tỉnh miền nam và miền trung Việt Nam với số dân theo đạo khoảng hơn 2 triệu người.

Giao thông

Thành phố Tây Ninh cách Tp. Hồ Chí Minh 99km. Tuyến đường xuyên Á mới mở rộng (quốc lộ 22A) hai chiều sáu làn xe từ thành phố Hồ Chí Minh qua Trảng Bàng, Gò Dầu tới cửa khẩu Mộc Bài dài 73km. Hiên nay, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang trở thành trung tâm thương mại lớn của Việt Nam và Cam-pu-chia. Tỉnh có quốc lộ 22B từ Gò Dầu qua Thành phố Tây Ninh tới cửa khẩu Xa Mát.

 

14/01/2018 12:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Lịch sử Tây NinhLịch sử Tây Ninh

Kể từ khi địa danh Tây Ninh chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp phủ vào năm 1836, đến nay Tây Ninh vừa tròn 180 tuổi.

ben xe ngua TN_2.jpg

Bến xe ngựa Tây Ninh chụp năm 1900

Khai khẩn vùng đất hoang

Theo các sử liệu vừa được Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tây Ninh công bố trong sách Tây Ninh 180 năm hình thành và phát triển (1836 - 2016) thì vùng đất Tây Ninh vốn được người Việt đến khai khẩn từ 300 năm trước.

Trước thế kỷ 16, Tây Ninh vẫn còn là một vùng hoang sơ. Đến thế kỷ 17, những lớp lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng - Đàng Trong vào vùng Đồng Nai - Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng dựng ấp. Những lớp cư dân người Việt đã tụ cư tại Xóm Ràng (thuộc H.Củ Chi, TP.HCM ngày nay), sau đó tỏa dần lên, dừng chân ở các vùng đất ven sông Vàm Cỏ. Họ sống rải rác ở Lò Mo, Trà Vơn, Tha La, Trường Đà (các địa danh thuộc tổng Hàm Ninh cũ, nay là H.Trảng Bàng) rồi dần phát triển thành những xóm rộng lớn hơn như: xóm Vàm Cỏ, xóm Rừng, xóm Gàu, xóm Tôn, xóm Giồng Nổi. Qua quá trình khai phá đất đai, phát triển sản xuất của những nhóm lưu dân người Việt ấy, năm 1809, làng Bình Tịnh (nay là xã An Tịnh, H.Trảng Bàng) được thành lập.

Một lực lượng người Việt quan trọng khác trong buổi đầu khai phá vùng đất Tây Ninh là 720 lính biên cảnh, 5 đội thuyền với 15 chiếc do chúa Nguyễn bố trí dọc theo sông Vàm Cỏ vào giữa thế kỷ 18. Theo gót lực lượng lính biên cảnh này, những cụm dân cư dần mọc lên dọc theo sông Vàm Cỏ, ven sông Khe Lăng (rạch Tây Ninh) và bến Tầm Long (H.Châu Thành ngày nay)... Bắt đầu từ những điểm tụ cư ven sông rạch, cư dân người Việt đã mở rộng khai khẩn những vùng đất thấp, tạo nên vùng đất trù phú, ruộng vườn phì nhiêu. Theo đó, cư dân người Việt đến Tây Ninh ngày một đông hơn, hình thành các ấp. Đến những năm đầu thế kỷ XIX, có nhiều đợt nhập cư và hàng loạt cuộc khai thác quy mô lớn trên nhiều địa bàn thuộc vùng đất Tây Ninh.

Công cuộc khai khẩn vùng đất Tây Ninh chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Đặc biệt là khi vùng Đồng Nai - Gia Định mạnh lên, Tây Ninh lại trở thành một vị trí cực kỳ quan trọng. Triều đình nhà Nguyễn đã cho thi hành những chính sách tích cực nhằm khai khẩn và bảo vệ vùng đất này. Theo đó, nào năm 1749 (Kỷ Tỵ), ba anh em họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng ở vùng Nhật Tảo - Đàng Ngoài đến vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của mình thực hiện cuộc Nam tiến, di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh vùng đất biên cương.

Lập phủ Tây Ninh

Tháng 2.1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, chính thức xác lập đơn vị hành chính của VN tại vùng đất mới. Năm 1832, vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện, vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An . Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua Minh Mạng cho đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định lập thêm phủ mới tên Tây Ninh.

 Rach TN xua 2.jpg

Rạch Tây Ninh xưa

Như vậy, năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính VN.

Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định và sau đó chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862. Ngày 20.12.1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đổi tiểu khu Tây Ninh thành tỉnh Tây Ninh.

Trải qua những cuộc kháng chiến kéo dài gần 2 thế kỷ, đến nay, Tây Ninh có 8 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh, gồm: Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu và TP.Tây Ninh với 7 phường, 8 thị trấn và 80 xã. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Tây Ninh vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.

 

14/01/2018 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
                                                                                            TỔNG QUAN VỀ TÂY NINH                                                                                            TỔNG QUAN VỀ TÂY NINH

Bieu tuong Tay Ninh 3.jpg

Thành phố Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiện 4.035,45 km2, dân số khoảng 1.064.000 người.

Vị trí địa lý: Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh và 8 huyện. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22.

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia 100 km. Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, quốc lộ 22B; …

Địa hình: Địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, địa chất công trình, tính cơ lý của đất tốt, khi xây dựng nền móng ít tốn kém, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng.

Khí hậu: Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%.

Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc vào mùa khô. Tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Mặt khác Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và những yếu tố bất lợi khác. Khí hậu Tây Ninh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm trên quy mô lớn.

Tài nguyên đất: có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau

+ Nhóm đất xám (gồm 6 loại) có diện tích 339.833 ha chiếm khoảng 84,4% diện tích tự nhiên và phân bố trên toàn tỉnh. Loại này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

+ Nhóm đất phèn (gồm 3 loại) với tổng diện tích 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố ở Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.

+ Nhóm đất đỏ vàng (gồm 3 loại) chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Biên, Tân Châu. Loại đất này có thể được sử dụng để phát triển lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phù sa (gồm 2 loại) chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, hình thành do bồi tích của các con sông nên thích hợp trồng các loại lúa nước và rau màu.

+ Nhóm đất than bùn chôn vùi có diện tích rất nhỏ, chỉ chiếm 0,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Chủ yếu phân bổ tại huyện Bến Cầu, Châu Thành… đây là loại đất rất chua, cả tầng mặt và tầng than bùn, độ PH 2 - 3. Hàm lượng chất hữu cơ rất cao, nhưng độ phân giải kém.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của Tây Ninh chủ yếu dựa vào chế độ hoạt động của 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Tài nguyên khoáng sản: Tây Ninh có tiềm năng về một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong đó có khoáng sản làm xi măng là loại nhiều tỉnh trong vùng không có; đất sét làm gạch ngói, đá, cát xây dựng mà một số tỉnh xung quanh đã có những hạn chế. Trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá lớn, chất lượng tốt.

Văn hóa và tiềm năng du lịch: Tây Ninh hội tụ nhiều tiềm năng để có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch như:

+ Núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất Nam bộ nằm giữa đồng bằng mang một câu chuyện đẹp về lòng chung thủy, có giá trị tâm linh cao là điểm đến hành hương, tham quan của trên 2 triệu du khách mỗi năm. Tại đây còn có những hang động kỳ bí, những lối đi hiểm trở lên đỉnh núi và những trang sử hào hùng của một căn cứ kháng chiến…. là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, về nguồn… Khu Ma Thiên Lãnh là một thung lũng lọt giữa 3 ngọn núi, khí hậu mát lành là vị trí lý tưởng cho một khu nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp

nuiba2.jpg

Núi bà đen

Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Rừng Tây Ninh là nơi trú đóng của Trung ương cục Miền Nam, cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng Miền Nam. Tua hai với chiến thắng lịch sử gắn liền với phong trào Đồng khởi. Chiến khu Dương Minh Châu - nơi ra mắt mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam…. Ngoài ra, Tây Ninh còn nhiều địa danh khác gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như căn cứ Bời Lời, địa đạo An Thới… Du khảo về nguồn có nhiều tiềm năng để phát triển.

+ Tòa thánh Cao đài là trung tâm của đạo Cao đài, một tôn giáo ra đời tại Tây Ninh từ năm 1926. Với kiến trúc độc đáo của tòa thánh, nhạc lễ có giá trị văn hóa cao, những lễ hội lớn vào tháng giêng, tháng 8… tòa thánh Tây Ninh là một nét độc đáo riêng có của Tây Ninh thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

toa thanh3.jpg

Tòa Thánh Tây Ninh

+ Hồ Dầu tiếng rộng 27.000 ha có đảo Nhím rộng 340 ha là vị trí lý tưởng cho một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mang tầm quốc tế.

Ho dau tieng TN_2.jpg

+ Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát cách thị xã Tây Ninh 40 km, diện tích 18.765 ha có giá trị cao về đa dạng sinh học. Tại đây có nhiều loại động vật, thực vật được ghi trong sách đỏ Việt nam. Vì vậy rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

Tây Ninh có vị trí quan trọng nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia: từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh qua cửa khẩu Mộc Bài khoảng 170 km, đến Siem Reap qua cửa khẩu Xa Mát khoảng 400 km. Do đó việc kết nối, tạo các tour giữa Tây ninh với các tỉnh thành trong nước, với Campuchia và các nước khác bằng đường bộ có nhiều tiềm năng để phát triển.

Tây Ninh có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, sinh thái, tâm linh, giải trí,… Tuy nhiên, hạ tầng du lịch và dịch vụ còn chưa phát triển tương xứng và đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện, do đó rất nhiều cơ hội lớn đang chờ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khám phá, thực hiện những ý tưởng độc đáo của mình.

14/01/2018 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgGiới thiệu tổng quanTin
Lãnh đạo UBND tỉnhLãnh đạo UBND tỉnh
Phân công công việc cụ thể giữa Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc
Sinh năm: 1969
Điện thoại:
Email: thanhngoc@tayninh.gov.vn 
1. Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Ngọc

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành chung mọi mặt hoạt động của UBND tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 22, Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Quy chế làm việc của UBND tỉnh.

b) Chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:

- Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

- Quyết định chủ trương thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư lớn của tỉnh, Chương trình đột phá phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn (có quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực).

- Công tác Nội vụ, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, xây dựng chính quyền, địa giới hành chính, thi đua, khen thưởng.

- Công tác Thanh tra; phòng, chống tham nhũng.

- Đối ngoại nhà nước, hợp tác quốc tế, công tác biên giới.

- Những vấn đề quan trọng, đột xuất, nhạy cảm, bức xúc thuộc các lĩnh vực khác.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch, Chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành trung ương.

- Chịu trách nhiệm quan hệ công tác thường xuyên giữa UBND tỉnh với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

 c) Làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các Ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách có liên quan.

d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

đ)  Phụ trách, theo dõi và chỉ đạo thành phố Tây Ninh.




Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Đức Trong
Sinh năm: 1969
Điện thoại: 0276.3822179
Email: 
2. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Võ Đức Trong

a) Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:

- Quản lý đầu tư, mời gọi, thu hút vốn đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế và xúc tiến đầu tư (trừ lĩnh vực Công Thương, Nông nghiệp).

- Đầu tư, xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực phụ trách (thuộc danh mục đầu tư trung hạn hàng năm).

- Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu công nghiệp.

- Cải cách hành chính; Xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

- Phát thanh và truyền hình.

- Thông tin và truyền thông.

- Khoa học và công nghệ.

- Văn hóa, thể thao và du lịch.

- Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

- Giáo dục và đào tạo.

- Giảm nghèo, dạy nghề, lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, Người có công.

- Ngoại vụ, lãnh sự, lễ tân ngoại giao, phân giới cắm mốc, chương trình viện trợ phi Chính phủ.

- Dân vận chính quyền.

- Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nhân quyền.

- Tư pháp.

- Thi hành án dân sự.

- Hội đồng xét tuyển, thi tuyển công chức.

- Sắp xếp tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các tổ chức Hội đặc thù tỉnh và các tổ chức Hội thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Quan hệ phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, tổ chức xã hội nghề nghiệp tỉnh; các cơ quan Thông tấn báo chí của Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh, Báo Tây Ninh.

- Giữ mối liên hệ với các cơ quan Trung ương thuộc khối được giao phụ trách.

- Một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.

c) Làm Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các Ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách có liên quan.

d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Cục Thống kê, Cục Thi hành án dân sự, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Bảo hiểm Xã hội, Ban Quản lý các Khu di tích lịch sử Cách mạng miền Nam.

đ) Phụ trách, theo dõi và chỉ đạo: huyện Tân Biên, huyện Dương Minh Châu và huyện Bến Cầu.

 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng
Sinh năm: 1964
Điện thoại: 0276.3826761
Email: duongvanthang@tayninh.gov.vn
3. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Văn Thắng

a) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực:

- Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, phát triển đô thị, nhà ở, cấp thoát nước, kiến trúc đô thị và nông thôn.

- Công tác kế hoạch, tổng hợp vốn: Đầu tư trung hạn, hàng năm; hỗ trợ mục tiêu và các nguồn vốn khác.

- Đầu tư, xây dựng cơ bản trung hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực phụ trách (trừ các nội dung thuộc lĩnh vực của các Phó Chủ tịch Võ Đức Trong và Trần Văn Chiến).

- Ngân sách nhà nước.

- Thu hút đầu tư lĩnh vực công thương.

- Cụm công nghiệp.

- Công tác kế hoạch, tổng hợp chung lĩnh vực Tài chính.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Công nghiệp (ngoài KCN, KCX, KKT), thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu.

- Giao thông vận tải.

- Ngân hàng, tín dụng.

- Phát triển doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

- Các tổ chức Hội thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Giữ mối liên hệ với các cơ quan Trung ương thuộc khối được giao phụ trách.

- Một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Làm Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các Ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách có liên quan.

c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Hải quan, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các ngân hàng thương mại, Hội đồng Xổ số, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý dự án ngành Giao thông, Điện lực Tây Ninh, Bưu điện Tây Ninh, Viễn thông Tây Ninh, các Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn tham gia của nhà nước.

d) Phụ trách, theo dõi và chỉ đạo: Thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành và huyện Gò Dầu.



PCTTranVanChien.JPG
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến

Sinh năm: 1964
Điện thoại: 0276.3822541
Email:vanchien@tayninh.gov.vn
4.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trần Văn Chiến

a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:

- Tài nguyên và Môi trường; khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ; Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Thu hút đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp.

- Đầu tư, xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực phụ trách (thuộc danh mục đầu tư trung hạn hàng năm).

- Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phương án sử dụng đất của các Công ty nông nghiệp.

- Thực hiện các đề án và phương án sử dụng đất của cơ quan nhà nước.

- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã.

- Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, Quỹ phát triển đất, Quỹ bảo vệ môi trường và các Quỹ khác.

- Ban Chỉ đạo Đề án 84.

- Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

- Phát triển ngành nghề và các làng nghề.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Xét chọn đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh.

- Các tổ chức Hội thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Giữ mối liên hệ với các cơ quan Trung ương thuộc khối được giao phụ trách.

- Một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Làm Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các Ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách có liên quan.

c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục quản lý thị trường, Liên minh Hợp tác xã, Ban quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

d) Phụ trách, theo dõi và chỉ đạo: huyện Châu Thành và huyện Tân Châu.



 

01/12/2015 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo UBND tỉnh
Lãnh đạo HĐND tỉnhLãnh đạo HĐND tỉnh
Lãnh đạo HĐND tỉnh...
Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Thành Tâm

​DANH SÁCH ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016-2021

I. Đơn vị bầu cử số 1huyện Hoà Thành, gồm các xã, thị trấn: Hiệp Tân, Long Thành Trung, Long Thành Nam và thị trấn Hòa Thành

1. Ông Nguyễn Văn Phước

2. Ông Võ Văn Sớm

3. Bà Lê Minh Trúc

II. Đơn vị bầu cử số 2, huyện Hoà Thành, gồm các xã: Long Thành Bắc, Trường Hòa, Trường Đông, Trường Tây

1. Ông Ngô Trần Ngọc Quốc

2. Ông Nguyễn Hồng Thanh

3. Ông Lý Bá Thuận

4. Bà Nguyễn Đài Thy

III. Đơn vị bầu cử số 3, huyện Bến Cầu, gồm các xã, thị trấn: An Thạnh, Lợi Thuận, Tiên Thuận, Long Thuận, Long Giang, Long Khánh, Long Chữ, Long Phước và thị trấn Bến Cầu

1. Ông Phạm Văn Cư

2. Ông Trần Hải Sơn

3. Bà Trần Thị Ngọc Trinh

IV. Đơn vị bầu cử số 4, huyện Trảng Bàng, gồm các xã: An Tịnh, Gia Lộc, Gia Bình, Lộc Hưng, Hưng Thuận, Đôn Thuận

1. Ông Phạm Văn Đặng

2. Ông Trần Văn Hận

3. Ông Lê Anh Tuấn

4. Bà Nguyễn Thị Tuyết

V. Đơn vị bầu cử số 5, huyện Trảng Bàng, gồm các xã, thị trấn: An Hòa, Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ và thị trấn Trảng Bàng

1. Ông Lê Thành Công

2. Ông Trần Văn Khải

3. Bà Đặng Minh Lũy

VI. Đơn vị bầu cử số 6, huyện Gò Dầu, gồm các xã: Cẩm Giang, Thạnh Đức, Hiệp Thạnh, Phước Trạch, Phước Thạnh

1. Bà Lê Thị Cẩm Nhung

2. Ông Nguyễn Thành Tâm

3. Ông Nguyễn Văn Thọ (Giáo sư Thái Thọ Thanh)

VII. Đơn vị bầu cử số 7, huyện Gò Dầu, gồm các xã, thị trấn: Thanh Phước, Phước Đông, Bàu Đồn và thị trấn Gò Dầu

1. Ông Võ Văn Dũng

2. Bà Huỳnh Thị Thu Hà

3. Ông Dương Văn Thắng

VIII. Đơn vị bầu cử số 8, huyện Châu Thành, gồm các xã, thị trấn: Thanh Điền, Ninh Điền, An Bình, Thái Bình, Trí Bình, Long Vĩnh và thị trấn Châu Thành

1. Ông Nguyễn Thanh Phong

2. Ông Nguyễn Trọng Tấn

3. Ông Võ Đức Trong

IX. Đơn vị bầu cử số 9, huyện Châu Thành, gồm các xã: Đồng Khởi, Hảo Đước, An Cơ, Phước Vinh, Thành Long, Hòa Hội, Hòa Thạnh và Biên Giới

1. Ông Thân Văn Nhân

2. Ông Trần Văn Sỹ

3. Ông Lê Hồng Vương

X. Đơn vị bầu cử số 10, huyện Dương Minh Châu, gồm các xã, thị trấn: Suối Đá, Phan, Bàu Năng, Chà Là và thị trấn Dương Minh Châu

1. Ông Nguyễn Văn Hợp

2. Ông Phạm Văn Tín

3. Bà Võ Thị Bạch Tuyết

XI. Đơn vị bầu cử số 11, huyện Dương Minh Châu, gồm các xã: Cầu Khởi, Truông Mít, Lộc Ninh, Bến Củi, Phước Minh, Phước Ninh

1. Ông Nguyễn Văn Hùng

2. Bà Đỗ Thị Thanh Loan

3. Bà Phạm Thị Thanh Vân (Phạm Thị Thanh)

XII. Đơn vị bầu cử số 12, huyện Tân Châu, gồm các xã, thị trấn: Tân Hưng, Tân Phú, Thạnh Đông, Tân Hiệp, Tân Hội và thị trấn Tân Châu

1. Ông Mai Văn Hải

2. Bà Nguyễn Thị Hiếu

3. Bà Trương Thị Phương Thảo

XIII. Đơn vị bầu cử số 13, huyện Tân Châu, gồm các xã: Tân Đông, Tân Hà, Tân Hoà, Suối Ngô, Suối Dây, Tân Thành

1. Bà Trần Thị Thanh Hằng

2. Ông Phạm Hùng Thái

3. Ông Lê Quang Tuấn

XIV. Đơn vị bầu cử số 14, thành phố Tây Ninh, gồm các phường: Ninh Thạnh, Phường 3, Phường IV, Phường Hiệp Ninh

1. Ông Nguyễn Hoàng Nam

2. Ông Trần Lưu Quang

3. Ông Lý Hồng Sinh

XV. Đơn vị bầu cử số 15, thành phố Tây Ninh, gồm các xã, phường: Phường 1, Phường 2, Phường Ninh Sơn và các xã Tân Bình, Thạnh Tân, Bình Minh

1. Ông Trần Anh Minh

2. Ông Phạm Văn Tân

3. Ông Nguyễn Văn Trứ

XVI. Đơn vị bầu cử số 16, huyện Tân Biên, gồm các xã, thị trấn: Thạnh Tây, Thạnh Bắc, Thạnh Bình, Hoà Hiệp, Tân Phong, Mỏ Công, Trà Vong, Tân Lập, Tân Bình và thị trấn Tân Biên

1. Ông Trần Văn Chiến

2. Bà Phan Thị Điệp

3. Ông Nguyễn Tấn Đức

4. Bà Kim Thị Hạnh

5. Ông Nguyễn Trung Hiếu

 


25/11/2015 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo HĐND tỉnh
Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020



 



 
Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
Nguyễn Thành Tâm
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
Nguyễn Minh Tân
Phó Bí thư Tỉnh ủy,
 Chủ tịch UBND tỉnh
Phạm Văn Tân



 Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020:

1. Nguyễn Minh Tân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

2. Phạm Văn Tân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

3. Nguyễn Thành Tâm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

4. Phan Thị Điệp, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

5. Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

6. Nguyễn Minh Triều, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

7. Phạm Hùng Thái, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ

8. Võ Văn Sớm, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

9.Nguyễn Văn Trứ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh



22/10/2015 10:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLãnh đạo Tỉnh ủy
Phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh: "Nóng" chuyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giao thông vận tảiPhiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh: "Nóng" chuyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giao thông vận tải
Ngày 10.12, ngày làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã dành cả ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải được đại biểu đặc biệt quan tâm.

 

Giám đốc Sở NN-PTNT Vương Quốc Thới trả lời chất vấn.

Liên kết bốn nhà không đơn giản

Mở đầu phần trả lời chất vấn, ông Vương Quốc Thới- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc di dời khu dân cư quận 10 ở xã Tân Hòa, huyện Tân Châu và những hộ dân đang ở trên đất thuộc khu lịch sử văn hóa Chàng Riệc sẽ hoàn thành trong năm 2015.

Trước ý kiến cho rằng xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu lãng phí, ông Thới cho biết những hạng mục, công trình xây dựng là tiêu chí bắt buộc theo quy định của trung ương.

Đối với việc hỗ trợ hộ nghèo, ông Thới cho biết đã xây dựng 2 nhà máy sản xuất bánh tráng ở huyện Dương Minh Châu và Hòa Thành, nhưng hiện nhà máy đặt ở huyện Dương Minh Châu không còn hoạt động vì kém hiệu quả.

Liên quan đến việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tây Ninh, ông Thới cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo sơ kết 1 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Về lộ trình tái cơ cấu, trước mắt sẽ tập trung sản xuất rau an toàn, hiện nay mỗi năm Tây Ninh cung cấp khoảng 300 ngàn tấn rau xanh. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn không đơn giản, riêng việc đưa rau vào siêu thị cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sản phẩm gia cầm hiện quá nhiều, cung đã vượt cầu. Vì thế, Tây Ninh đã và đang tập trung nuôi bò sữa.

Sau khi giải trình thêm một số vấn đề ngoài văn bản, đại biểu tiếp tục chất vấn lãnh đạo ngành nông nghiệp.

Đai biểu Nguyễn Thành Tuân đặt câu hỏi, hiện có bao nhiêu hộ ở khu dân cự quận 10 (Tân Châu) chấp nhận di dời, và còn bao nhiêu hộ chưa di dời? Đại biểu Nguyễn Văn Bênh nêu vấn đề: sản phẩm tinh chế như thế nào, thị trường ra sao? Việc liên kết bốn nhà, doanh nghiệp có thường hay phá vỡ hợp đồng với nông dân hay không?

Trả lời các câu hỏi, giám đốc Vương Quốc Thới cho biết, việc quy hoạch không đảm bảo tiến độ nên vấn đề di dời khu dân cư bị chậm. Liên quan việc hỗ trợ kinh phí cho những hộ dân ở khu vực cầu Sài Gòn, nguyện vọng của bà con là muốn ở lại chỗ hiện nay. Tuy nhiên, tỉnh vẫn phải di dời chỗ ở của các hộ dân này, và hỗ trợ mỗi hộ 400 mét vuông đất ở khu tái định cư.

Về tái cơ cấu, ông Thới nói, tiếp tục phát triển “hai cây một con” là cây rau, cây lúa và con bò sữa. Vẫn theo ông Thới, liên kết bốn nhà quả thực rất khó.

Chưa thỏa mãn với câu trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT, đại biểu Bênh tiếp tục đặt vấn đề: “Việc cho rằng quy hoạch không sát là không đúng. Cần phải thật sự quyết liệt chứ cứ như thế này thì bài ca muôn thuở”.

Kết luận phần chất vấn lãnh đạo ngành nông nghiệp, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt cho rằng thật sự chúng ta thiếu hẳn sự liên kết bốn nhà; sản phẩm chưa được tiêu thụ một cách có hệ thống, người tiêu dùng phải mua thực phẩm giá cao trong khi người sản xuất lại bán cho tư thương với giá rẻ. Chủ tọa kỳ họp đề nghị Giám đốc Sở NN-PTNN quan tâm hơn đến việc sản xuất rau, thu hẹp diện tích cây mì, mở rộng diện tích cây bắp. Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng cần có chính sách đủ mạnh để phát triển nền nông nghiệp. Đối việc xây dựng nông thôn mới, đề nghị hạn chế việc đập bỏ công trình xây dựng còn sử dụng được.

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc xử phạt các công ty gây ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết không thể nói mức xử phạt là cao hay thấp mà phải đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến công tác cán bộ, giám đốc Xuân cho biết sẽ xử lý nghiêm những cán bộ thuộc cấp nhũng nhiễu.  Đối với việc cấp phát sổ đỏ, Tây Ninh đã cấp được 96%, tỷ lệ đất còn lại do nhiều nguyên nhân nên hiện rất khó cấp sổ đỏ.

Trước ý kiến về sạt lở bờ sông Vàm Cỏ, ông Xuân cho rằng việc dòng sông sạt lở có hai nguyên nhân: do con người khai thác và nguyên nhân tự nhiên (dòn sông nào cũng bên lở bên bồi). Từ đầu năm đến nay Sở Tài nguyên – Môi trường đã thực hiện 18 cuộc thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp khai thác cát hơn 600 triệu đồng.

Đại biểu Đặng Thị Phượng và đại biểu Lâm Tấn Đông tiếp tục hỏi về Công ty TNHH MTV Quốc Anh khai thác cát. Theo đại biểu Phượng, việc khai thác cát thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự. “Có hộ dân tuyên bố sẽ “xử” chủ khai thác cát nếu cơ quan chức năng không ngăn chặn những công ty khai thác cát ở gần nhà họ” – đại biểu Phượng cho biết.

Ông Xuân cho biết việc doanh nghiệp sai phạm trong khai thác cát là có, sắp tới doanh nghiệp sai phạm nặng sẽ xem xét rút giấy phép khai thác.

Theo đại biểu Võ Đức Trong thì việc san lấp những địa điểm khai thác vượt quá chiều sâu cho phép là không khả thi, vì muốn san lấp cũng đi khai thác đất ở chỗ khác để đổ vào. Giám đốc Xuân đồng ý với ý kiến của đại biểu Võ Đức Trong.

Trong phần giải thích thêm về vấn đề đo đạc đất, ông Xuân đề nghị không nên lạm dụng chuyện đo đạc, vì không phải cấp nào, cơ quan nào cũng có đủ máy móc và nhân lực để đo đạc đất, “giống như khám bệnh, cần mới chụp phim, không phải cứ thích là chụp”  giám đốc Xuân ví von.

Kết thúc phần chất vấn lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường, chủ tọa kết luận: Vấn đề công ty Sinh Thành xả thải gây chết rừng, cần tổ chức lực lượng phản ứng nhanh để ngăn chặn công ty xả thải, không để công ty lợi dụng trời mưa để xả nước thải. Chủ tọa yêu cầu lãnh đạo ngành phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp Sinh Thành. Liên quan đến việc khai thác cát làm sạt lở sông Vàm Cỏ Đông, trên cơ sở trả lời chất vấn của lãnh đạo ngành tài nguyên – môi trường, chủ tọa kỳ họp khẳng định  nguyên nhân chính của hiện tượng sạt lở là do doanh nghiệp khai thác.

Nhiều vấn đề bức xúc về giao thông

Được phân công trả lời chất vấn, Giám đốc Sở GT – VT Bùi Công Sơn lần lượt trả lời các đại biểu xung quanh những vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông cũng như an toàn giao thông, vấn đề quy hoạch lộ giới chậm thực hiện.

Sau khi trả lời qua đọc văn bản, ông Bùi Công Sơn còn phải trả lời thêm rất nhiều câu hỏi do các đại biểu đặt ra. Đại biểu Võ Văn Dũng có ý kiến: vì sao đường 782, 784 vừa thi công xong đã sụt lún nghiêm trọng? Công việc quản lý như thế nào, trách nhiệm của ai? Đại biểu Dũng đề nghị: đoạn đường nào đi qua huyện đó thì cứ địa phương sửa chữa rồi Sở GT – VT thanh toán, như vậy có được không? Đại biểu Huỳnh Thanh Phương nêu việc đặt trạm cân có phát huy tác dụng không, có giảm được tai nạn giao thông không…

Ông Sơn cho biết, sau khi đặt trạm cân, xe tải né tránh, tuy có giảm được xe quá tải quá khổ nhưng nhà máy đường lại gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu vì doanh nghiệp vận tải không chịu chở mía vào nhà máy.

Trước ý kiến cho rằng quy hoạch giao thông chậm thực hiện, ông Sơn cho biết, theo quy định hiện hành, không có quy định nào lấy kiến người dân khi quy hoạch giao thông.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hành lang an toàn giao thông đường bộ, ông Sơn thông tin, việc này mới có quy định của Chính phủ cách nay chưa lâu nên chưa thực hiện được, tuy vậy dự báo sẽ rất tốn kém. Việc sửa chữa đường giao thông đã được phân cấp theo quy định, đường của tỉnh thì tỉnh sửa, đường trung ương thì trung ương sửa, không có quy định nào giao cho huyện dùng ngân sách tỉnh để sửa chữa đường.

Liên quan việc phản ánh gờ giảm tốc quá cao gây nguy hiểm cho người đi xe gắn máy, ông Sơn nói sẽ cho kiểm tra lại vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến về việc thu phí bảo trì đường bộ, qua hai năm chỉ thu được hơn 15%, vì sao lại như vậy? Hỏi xong ông Hùng tự trả lời: theo địa phương thì nếu khoản thu được để lại cho họ sử dụng thì mới tích cực thu, còn thu được đồng nào nộp đồng đó thì địa phương không mặn mà. Tuy vậy, đại biểu Hùng đề nghị Giám đốc Sở GT – VT cho biết giải pháp nào để thu phí đường bộ.

Giám đốc Sở GT-VT Bùi Công Sơn cho biết, việc thu phí xe gắn máy hai bánh sẽ được xem xét theo hướng để tiền thu được dùng vào việc xây dựng nông thôn mới.

Đại biểu Lê Minh Trọng nói, ông không chất vấn Giám đốc Sở GT-VT, chỉ muốn hỗ trợ thêm giám đốc trả lời. Theo ông Trọng, những bức xúc về giao thông của địa phương mà Bộ GT-VT không biết thì là do địa phương chứ không thể đổ lỗi cho Bộ. Sau ông Trọng, đại biểu Võ Hoàng Khải nêu vấn đề: chỉ sửa một cái nắp cống mà cũng phải làm tờ trình thì vô lý quá!

Kết luận vấn đề, chủ tọa đề nghị lãnh đạo ngành GT-VT chủ động sửa chữa ngay những điểm giao thông hư hỏng, không nên cái gì cũng chờ cấp trên. Về quy hoạch lộ giới, việc quy hoạch theo luật là đúng nhưng lại thiếu sự kiểm tra dẫn đến những bức xúc của người dân có liên quan… Về thu phí bảo trì đường bộ, chủ tọa cho rằng, mức thu đạt thấp là do chính quyền địa phương chưa quyết tâm, thiếu tích cực…

Chưa thể yên tâm với con số trong báo cáo

Sau khi nghe Giám đốc Sở LĐTB-XH Diệp Thị Hiệp giải trình bằng văn bản chuẩn bị sẵn về con số hằng năm giải quyết việc làm cho 20 ngàn lao động, đại biểu Lâm Tấn Đông tiếp tục nêu sự hoài nghi về con số vừa nêu.

Trả lời đại biểu Lâm Tấn Đông, bà Hiệp cho biết, con số hơn 20 ngàn lao động được giải quyết việc làm chỉ mới là con số ước. Tuy nhiên, bà Hiệp cũng cho rằng, con số này cũng chỉ có tính tương đối, riêng số lao động được đào tạo nghề là con số thật.

Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, trong thời gian qua, ngành LĐTB-XH đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, việc thống kê con số việc làm hằng năm thực tế không phải là số lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp, chưa kể số lao động bị doanh nghiệp sa thải.

Làm gì để nâng cao tỷ lệ dân số tham gia BHYT?

Trước việc tỷ lệ dân số tham gia BHYT còn thấp, Giám đốc Sở  Y tế Trần Văn Bé cho biết, để có được 75% dân số tham giam BHYT vào năm 2015 thì cần phải có thêm 200 ngàn người mua thẻ BHYT.

Chủ tọa kỳ họp đề nghị ngành Y tế phải xắn tay vào cuộc để cải thiện những tồn tại, yếu kém hiện nay của ngành, cũng như chấn chỉnh thái độ đối xử của nhân viên y tế với người có thẻ BHYT khi họ đi khám, chữa bệnh…

Theo BTNO

 

11/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 12 năm 2014/_W/chat van_jpg.jpgTin HĐND
Ngày làm việc thứ hai HĐND tỉnh:  Đại biểu dành nhiều thời gian bàn về sản xuất công nghiệp và thu ngân sáchNgày làm việc thứ hai HĐND tỉnh:  Đại biểu dành nhiều thời gian bàn về sản xuất công nghiệp và thu ngân sách
Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa VIII, đại biểu bắt đầu tham gia thảo luận ở tổ. Tổng cộng có 68 lượt ý kiến phát biểu của đại biểu trong phiên thảo luận. Hầu hết ý kiến đều thống nhất với các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh đã trình tại kỳ họp.

 

Chánh Thanh trả tỉnh Lê Ngọc Rửa trao đổi với đại biểu trong phiên thảo luận ở tổ chiều 9.12.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề nghị bổ sung làm rõ thêm một số nội dung trong các báo cáo, tờ trình; đồng thời kiến nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm đến một số vấn đề trọng tâm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách.

Đại biểu cho rằng, trong năm 2014, báo cáo có nêu nhiều nguyên nhân thu ngân sách giảm, nhưng chưa nêu nguyên nhân chủ quan là tình trạng gian lận thuế và nợ thuế kéo dài nhiều năm nay. Tình hình nợ thuế không phải do doanh nghiệp không đóng mà do suy giảm về kinh tế, doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đại biểu kiến nghị trong năm 2015, khi giao chỉ tiêu thu ngân sách nên đánh giá kỹ nguyên nhân, khoanh vùng doanh nghiệp mất tích, giải thể, không thể hoạt động tiếp tục được thì cần có chính sách riêng.

Tuy nhiên, theo đại biểu, việc thất thu thuế một phần do cán bộ thuế móc nối với doanh nghiệp để gian lận, vì vậy đề nghị ngành chức năng tăng cường kiểm tra.

Đề nghị đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa, cần có tỷ lệ nắm giữ cổ phần hóa phù hợp để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Trong lĩnh vực thu ngân sách, hiện nay có tình trạng cuối năm vận động doanh nghiệp nộp trước số thu của năm sau để đạt được chỉ tiêu thu, việc này sẽ ảnh hưởng đến dự toán thu năm sau, đề nghị kiểm tra chấn chỉnh.

Về nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời gian qua, hiệu quả thực hiện liên kết 4 nhà còn hạn chế, hiệu quả ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp chưa cao. Tỉnh chưa phê duyệt, tái cơ cấu cái gì? Diện tích? Dự kiến? Đề nghị tỉnh sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp để thực hiện, vì vấn đề này liên quan đến nhiều ngành, cần xác định hàng hóa chủ lực để gia tăng giá trị.

Về chương trình xây dựng nông thôn mới, theo đại biểu có một số nơi chạy theo chỉ tiêu, không theo thực chất sử dụng, xây trường học rất lớn nhưng sử dụng không hết. Cần xem lại tính ổn định và vững chắc của các tiêu chí có giữ vững được trong những năm tiếp theo không, cần quan tâm công tác duy tu bảo dưỡng các công trình đã đầu tư xây dựng? có sự so sánh đời sống vật chất và tinh thần của người dân sau khi thực hiện chương trình với cuộc sống trước đây thay đổi như thế nào, sự hài lòng của người dân… để chương trình xây dựng nông thôn mới thật sự có hiệu quả.

Liên quan đến báo cáo tình hình KT-XH năm 2014, có đại biểu đề nghị cần đánh giá thực chất đời sống người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, với giá cả như hiện nay thì đời sống của dân có tăng hay không?

Đại biểu cho rằng, về nguyên nhân hạn chế trong nông nghiệp, cần đánh giá thêm tình trạng “thất giá lại mất mùa”, tất cả các cây thế mạnh bị rớt giá, cây mì thì bị ngập úng hàng ngàn héc ta. Cần có định hướng cho nông dân sản xuất cái gì, ở đâu (đất nào hợp) gắn với quy hoạch vùng miền.

Trong hoạt động thương mại và công nghiệp, cử tri phản ánh tình trạng hàng gian, hàng giả, kém chất lượng rất nhiều. Đề nghị ngành chức năng khi xử phạt các cơ sở này cần đăng tải địa chỉ cơ sở lên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của HĐND tỉnh.

Theo đại biểu, giá trị sản xuất công nghiệp tăng chủ yếu được đóng góp bởi các doanh nghiệp FDI, do vậy tỉnh cần có giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Đối với việc thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, tỉnh cần rà soát, đánh giá lại các chính sách hiện hành để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, xem xét xóa bỏ những cụm công nghiệp không hiệu quả để dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Giao thông vận tải: đại biểu cho rằng hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng, thúc đẩy phát triển kinh tế, công tác quản lý chưa chặt chẽ trong quá trình đầu tư, thi công, nên đường xuống cấp rất nhanh và vấn đề bảo trì, bảo dưỡng chưa kịp thời. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành và chính quyền địa phương; ngành cho rằng kinh phí chưa đảm bảo nhưng địa phương cũng chưa quan tâm, chỗ hư nhỏ không sửa để thành hư hỏng lớn.

Đại biểu đề nghị ngành giao thông cần có giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng một số tuyến đường nhà thầu thi công kém chất lượng, chưa nghiệm thu đã xuống cấp. Tập trung giải quyết vấn đề quá tải trọng của xe tải, đồi thời đề nghị tỉnh tăng cường nhân lực để thực hiện.

Trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, việc khai thác cát trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã làm sạt lở 2 bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, gây ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân các huyện Gò Dầu, Châu Thành, Trảng Bàng. Đề nghị ngành chức năng tỉnh tăng cường kiểm tra, phối hợp chính quyền cơ sở để phát hiện và xử lý nghiêm đối với các công ty khai thác cát không đúng quy định.

Đại biểu đề nghị tỉnh cần chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với cơ sở (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, và cấp xã) vì hiện nay việc quản lý này còn lỏng lẻo, bất cập, gây nên nhiều vụ khiếu kiện về tranh chấp đất đai tồn đọng chưa xử lý như trùng thửa, lộn thửa.

Lòng hồ Dầu Tiếng, đảo Suối Nhím đang bị xâm hại nghiêm trọng; đề nghị tỉnh chỉ đạo huyện, xã có kế hoạch bảo vệ, tăng cường lực lượng, kiểm tra bảo vệ tốt môi trường Đảo Nhím và hồ Dầu Tiếng.

Về phát triển khoa học – công nghệ, đề nghị khi xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học nên hướng đến các đề tài ứng dụng trực tiếp phục vụ sản xuất, phát triển KT-XH.

Ở lĩnh vực văn hóa – xã hội, danh hiệu ấp, khu phố văn hóa và gia đình văn hóa, đề nghị ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và ngành văn hóa cần phải thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình; đồng thời có biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho Tổ dân cư tự quản.

Dịch vụ du lịch của tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên việc đầu tư cho du lịch còn hạn chế và chưa thỏa đáng. Để phát triển du lịch trong thời gian tới cần phân biệt và tách bạch được quản lý nhà nước về du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch.

Vấn đề tuyển dụng giáo viên, có đại biểu đề nghị việc tuyển giáo viên miền ngoài vì khi giảng bài học sinh không hiểu được (do tiếng nói của giáo viên rất khó nghe), cần ưu tiên giáo viên địa phương. Tuy nhiên, đại biểu Võ Hoàng Khải cho rằng, kiến nghị nêu trên không phù hợp, có chăng chỉ qiuy định không để người khu 4, khu 5 dạy lớp 1 mà thôi.

Đại biểu cũng phản ánh thái độ của đội ngũ y, bác sĩ còn lạnh nhạt, thờ ơ, chưa tận tình, nhất là tại phòng cấp cứu, đề nghị ngành y tế khắc phục. Cần bố trí cán bộ hướng dẫn hòa nhã, lịch sự để tiếp nhận bệnh. Theo một số đại biểu, tỷ lệ mua BHYT thấp nguyên nhân là do mức hưởng bảo hiểm không cao và  người dân cho rằng chất lượng thuốc BHYT thấp, thủ tục khám chữa bệnh kéo dài.

Lĩnh vực pháp chế, qua công tác thanh tra phát hiện sai phạm nhưng cơ quan Thanh tra thường chỉ kết luận ở mức độ sai phạm, chưa đi sâu phân tích hành vi có dấu hiệu tham nhũng. Đề nghị thanh tra phải xác định và tìm ra gốc ngọn vấn đề hoặc mạnh dạn chuyển cho cơ quan điều tra.

Hiện nay bộ máy quản lý nhà nước còn nhũng nhiễu, đề nghị các ngành Thanh tra – Viện Kiểm sát – Công an cần có sự phối hợp chặt chẽ trong phát hiện, điều tra, truy tố và xử lý, không để bỏ lọt đối tượng vi phạm.

Trong lĩnh vực an ninh trật tự, nội chính, nạn trộm cắp gia tăng nhưng lúng túng trong xử lý, đề nghị tăng cường giải pháp, xử lý nghiêm, thường xuyên kiểm tra, nắm đối tượng trên địa bàn.

Về việc thi hành các bản án của tòa án đối với cơ quan thi hành án, các chấp hành viên dấu án vẫn xảy ra nhiều (án được giao vào cuối năm thì không vào sổ ngay mà chuyển sang năm sau để lấy thành tích).

Trong thực hiện cải cách hành chính, cần xác định nội dung trọng tâm đột phá trong năm 2015. Hiện nay có đề ra các giải pháp đột phá nhưng thực chất thì chưa có sự đột phá, Tây Ninh xếp hạng thấp, cần có đánh giá nguyên nhân.

Góp ý với các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần đánh giá làm rõ hơn những chuyển biến trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện nông thôn mới…

Theo BTNO

 

10/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 12 năm 2014/_W/HDND_jpg.jpgTin HĐND
Hôm nay, 8.12.2014: Khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII lần thứ 13Hôm nay, 8.12.2014: Khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII lần thứ 13
Hôm nay, 8.12, tại hội trường UBND tỉnh, kỳ họp thứ 13 HĐND khoá VIII tỉnh chính thức khai mạc.

 

 

Theo chương trình nghị sự, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét 20 báo cáo và tờ trình của UBND tỉnh. Nội dung của các báo cáo, tờ trình do UBND tỉnh trình liên quan mật thiết đến đời sống của người dân như: Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2015 đến năm 2019; Tờ trình về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến năm 2014 (đợt 1); Tờ trình về danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất năm 2015;

Tờ trình về kế hoạch phát triển nhà ở xã hội đến năm 2015;  Tờ trình về việc tăng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh trong năm 2015, theo Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 10.10.2012 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo tỉnh Tây Ninh và chính sách hỗ trợ áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;

Tờ trình về việc tăng định mức hỗ trợ tiền ăn thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2020, theo Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND ngày 10.12.2010 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020…

Như đã thông tin trong số báo gần đây, tại kỳ họp thứ 13, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh có các tờ trình và báo cáo về các nội dung: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015 của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh; Báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Tây Ninh khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016.

Báo cáo thẩm tra của 3 Ban HĐND tỉnh đối với các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh trình kỳ họp; báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2014 của HĐND; Tờ trình về Chương trình giám sát năm 2015 của HĐND tỉnh Tây Ninh; Tờ trình về Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2015 của HĐND tỉnh Tây Ninh…

Đáng chú ý, tại kỳ họp này HĐND tỉnh khoá VIII miễn nhiệm và bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu. Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn – một hoạt động được đông đảo cử tri đặc biệt quan tâm, kỳ họp lần này sẽ tập trung chất vấn nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài nguyên - môi trường; đào tạo nghề và giải quyết việc làm;

Thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế; sai phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; kết quả thi hành án dân sự; chất lượng, tiến độ thi công một số công trình trong ngành văn hoá, thể thao… Phiên khai mạc, bế mạc và hoạt động chất vấn sẽ được Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh truyền hình trực tiếp.

Kỳ họp lần thứ 13, HĐND tỉnh khóa VIII sẽ diễn ra trong thời gian 4 ngày, từ 8 đến 11.12.2014. Báo Tây Ninh sẽ theo dõi và thông tin kỳ họp trên các số báo tới, mời bạn đọc đón xem.

Theo BTNO

 

 

08/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgTin HĐND
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 8/12/2014 đến ngày 12/12/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 8/12/2014 đến ngày 12/12/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Thứ hai:

8/12/2014

-Họp HĐND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

Thứ ba:

9/12/2014

-Họp HĐND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

-Dự Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác ngành Nội vụ (8h30)

P2

PCT Trần Lưu Quang

Thứ tư:

10/12/2014

-Họp HĐND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

Thứ năm:

11/12/2014

-Họp HĐND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

Thứ sáu:

12/12/2014

-    Dự Hội nghị sơ kết 5 năm tổ chức triển khai, thực hiện Kết luận số 57-KL/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công  bằng, dân chủ, văn minh; tổng kết 10 năm thực hiện NQ Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo (sáng)

 

CT, các PCT

-    Họp Thường trực Tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Họp Giải quyết khiếu nại, tố cáo (chiều)

P2

PCT Trần Lưu Quang

 

Ghi Chú: Phó Chủ tịch Huỳnh Văn Quang tham dự Hội nghị doanh nghiệp tại New Delhi - Ấn Độ từ ngày 10/12/2014 đến ngày 15/12/2014.

 

08/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
UBND tỉnh: Đồng ý điều chỉnh giá viện phíUBND tỉnh: Đồng ý điều chỉnh giá viện phí
UBND tỉnh đã đồng ý phê duyệt mức giá thu viện phí một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho cơ sơ khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì phiên họp.

Chiều 3.12, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12 để xem xét thông qua ba nội dung, gồm đăng ký chương trình làm việc năm 2015; phê duyệt mức giá thu viện phí một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh và chủ trương cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Thịnh gia hạn thời gian hoạt động của dự án.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh đề ra Chương trình công tác năm 2015 gồm 85 nội dung liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, pháp luật, cán bộ, văn hóa…

Phiên họp chiều ngày 3.12 đã xem xét đề xuất của Sở Y tế về điều chỉnh mức giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh thuộc cơ sở y tế công lập với 25 dịch vụ kỹ thuật. Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, mức điều chỉnh 25 dịch vụ kỹ thuật lần này từ 60,55% (mức hiện hành) lên 61,32% so với mức trần tối đa do Bộ Y tế quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên dự họp đồng ý thông qua mức điều chỉnh do Sở Y tế trình. Tuy nhiên, nội dung điều chỉnh giá viên phí còn phải được HĐND tỉnh cho ý kiến trong kỳ họp sắp tới.

Trong phần cuối của cuộc họp, UBND tỉnh thảo luận, xem xét gia hạn thời gian (30 năm) cho Công ty TNHH Hưng Thịnh thực hiện dự án trồng mía.

Theo BTNO

 

04/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 11 năm 2014/_W/UBND_T12_jpg.jpgTin UBND
HĐND tỉnh: Thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực pháp chếHĐND tỉnh: Thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực pháp chế
Ngày 2.12.2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực pháp chế trong năm 2014. Ông Nguyễn Ngọc Dũng- Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

 

Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt phát biểu tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt cùng lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành, MTTQ Việt Nam tỉnh.

Báo cáo của Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho thấy, trong năm 2014 công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các lĩnh vực được tăng cường. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn xã hội, tội phạm trên các lĩnh vực diễn biến phức tạp, số vụ việc vi phạm và đối tượng tội phạm tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý là tội phạm cướp, giết người, tội phạm về ma túy và người vi phạm là tuổi trẻ tăng…

Các đại biểu dự hội nghị đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp chế như: trách nhiệm quản lý, điều hành, xử lý của các cơ quan, đơn vị chức năng, nhất là vai trò của người đứng đầu; tình trạng chủ quan, duy trì “lối mòn kinh nghiệm” trong đấu tranh, xử lý trong xét xử, thi hành án còn phổ biến, chưa có hướng khắc phục; thủ tục hành chính trong lĩnh vực pháp chế còn nhiêu khê, rườm rà, gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện;

Công tác tuyên truyền, giáo dục và việc phối kết hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ giữa các đơn vị, địa phương dẫn đến hiệu quả thấp. Đấu tranh phòng chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, việc kê khai minh bạch tài sản của cán bộ, công chức chưa được thực hiện nghiêm túc…

Kết luận hội nghị, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Ngọc Dũng ghi nhận  các ý kiến để Ban Pháp chế bổ sung, hoàn thiện báo cáo trình HĐND tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp cuối năm) sắp tới.

Theo BTNO

 

03/12/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 11 năm 2014/_W/CT_VHV_jpg.jpgTin HĐND
UBND tỉnh: Thông qua bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnhUBND tỉnh: Thông qua bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì phiên họp.

Ngày 17.11, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ để xem xét một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai và luật pháp. Trong phiên họp, lãnh đạo UBND tỉnh và các thành viên đã nghe Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) trình bày tóm tắt Tờ trình các danh mục dự án, công trình cần thu hồi đất của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015 và tổng diện tích đất phải thu hồi.

Sở TN-MT cho biết, có 114 danh mục công trình với tổng diện tích hơn 724 ha đất phải thu hồi. Theo quy định của Luật Đất đai mới, chỉ có 3 cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Tại cuộc họp, đại diện Sở TN-MT trình bày báo cáo tóm tắt về xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015.

Theo báo cáo, có nhiều loại đất với mức giá tối thiểu khác nhau, tùy vào vị trí đất, kết cấu hạ tầng, khu vực nông thôn hay thành thị. Trong đó, đối với thành phố Tây Ninh, giá đất tối thiểu là 400.000 đồng 1m2.

Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng ý với đề xuất của Sở TN-MT về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Một số ít vị trí đất đai còn có những ý kiến khác nhau về bảng giá, Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị cơ quan liên quan rà soát, tính toán lại thật kỹ trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh và các phó chủ tịch xem xét, chuẩn bị trình các cấp có thẩm quyền thông qua.

Phiên họp còn xem xét một số vấn đề quan trọng khác như cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tình hình chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm…

Theo BTNO

 

18/11/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 11 năm 2014/_W/UBND_jpg.jpgTin UBND
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 17/11/2014 đến ngày 21/11/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 17/11/2014 đến ngày 21/11/2014
17/11/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
Đại biểu HĐND các cấp tiếp xúc cử tri trước kỳ họp: Cử tri bức xúc phản ánh vấn đề cầu, đường hư hỏngĐại biểu HĐND các cấp tiếp xúc cử tri trước kỳ họp: Cử tri bức xúc phản ánh vấn đề cầu, đường hư hỏng
Nhằm chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh, huyện/thành phố sắp tới, sáng 5.11, các tổ đại biểu HĐND hai cấp đã có buổi tiếp xúc với cử tri ở địa phương.

 

 

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu HĐND tỉnh và huyện thông báo đến cử tri dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016 và kết quả giải quyết thắc mắc, kiến nghị trong lần tiếp xúc trước.

* Tại phường Ninh Thạnh, Thành phố Tây Ninh, các đại biểu: Nguyễn Thị Thu Thủy- Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Thị Kim Quyên- Phó trưởng Phòng Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh, Nguyễn Nam Hưng- Phó Chủ tịch UBND Thành phố và các đại biểu HĐND Thành phố Tây Ninh cùng một số ban ngành Thành phố đã tiếp xúc với cử tri của phường.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy trao đổi với cử tri phường Ninh Thạnh sau buổi tiếp xúc. Ảnh Quế Hương

Cử tri phường Ninh Thạnh kiến nghị đến các đại biểu về một số vấn đề bức xúc như: tăng cường công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên đường Cách mạng tháng Tám; cần xây dựng các tuyến đường giao thông trong xóm, ấp; đề nghị xây chợ khu phố Ninh Hòa, không để bà con buôn bán lấn chiếm lòng lề đường như hiện nay; thi công đường giao thông phải bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông; bệnh nhân BHYT khám bệnh ở tuyến trên thì cho rằng trái tuyến nên phải đóng thêm phí là không phù hợp; cần lắp đặt cống thoát nước khu vực chợ Cư trú; đường 78A khu phố Ninh Nghĩa mùa mưa thường xuyên ngập úng, ảnh hưởng hư hại hoa màu của nông dân…

Đại biểu Nguyễn Nam Hưng – Phó Chủ tịch UBND Thành phố và lãnh đạo phường Ninh Thạnh trả lời hầu hết các ý kiến của cử tri và ghi nhận một số ý kiến còn lại để chuyển ngành chức năng xem xét, giải quyết.

* Cũng trên địa bàn thành phố Tây Ninh, đại biểu HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Hiền – Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tây Ninh cùng các thành viên đại biểu HĐND Thành phố gặp gỡ cử tri xã Tân Bình.

Trong lần tiếp xúc này, cử tri Tân Bình kiến nghị tình trạng đường sá hư hỏng, thường bị ngập nước vào mùa mưa làm ô nhiễm môi trường và gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Cử tri mong muốn được đăng ký bảo hiểm y tế tại BVĐK tỉnh vì cho rằng, việc phân cấp mua BHYT ở tuyến xã làm cho người dân phải đóng thêm phí nếu khám bệnh vượt tuyến, thêm vào đó, quãng đường từ xã Tân Bình đến Trung tâm Y tế Thành phố xa hơn so với đến BVĐK tỉnh; cử tri cũng đồng thời kiến nghị Trung tâm Y tế Thành phố cần có biện pháp hạn chế việc để bệnh nhân chờ lâu khi đến khám, điều trị bệnh.

* Chiều 5.11, các đại biểu HĐND tỉnh gồm: ông Nguyễn Xuân Hiền- Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh, Đại tá Nguyễn Văn Trứ- Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đại biểu HĐND Thành phố có buổi tiếp xúc với hơn 40 cử tri xã Thạnh Tân trước kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa VIII và kỳ họp thứ 14 HĐND Thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2011-2016.

Cử tri xã Thạnh Tân phát biểu. Ảnh Thanh Vinh

Tại buổi tiếp xúc, cử tri xã Thạnh Tân tiếp tục đóng góp các ý kiến vấn đề về ô nhiễm môi trường nước, khí thải; cần tổ chức khám sức khoẻ sàng lọc đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hoá học; đường lộ 10 mới được dặm vá khoảng một tháng nhưng hiện tại đã bị bong tróc; đường từ ngã 3 Khedol đi xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu có lưu lượng xe tải đi nhiều đã nhanh chóng xuống cấp, cần sớm có kế hoạch dặm vá; bà con dân tộc Khmer ấp Thạnh Đông kiến nghị hạ thế bình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp;

Cần có biện pháp xử lý tình trạng ngập cục bộ khu vực nhà văn hoá dân tộc Tà Mun; lực lượng công an xã cần tăng cường tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; khi đặt cống làm đường nên tham khảo ý kiến của người dân địa phương để đạt hiệu quả hơn, chứ như hiện tại đã lắp đặt nhưng nước không chảy được;…

* Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị số 9 gồm có ông Võ Hùng Việt- Chủ tịch HĐND tỉnh, La Hữu Nghị- Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cùng tổ đại biểu HĐND huyện Châu Thành đã có buổi tiếp xúc với trên 60 cử tri của 3 xã Hòa Hội, Hòa Thạnh và Biên Giới thuộc huyện Châu Thành.

Ông Võ Hùng Việt- Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi tiếp xúc. Ảnh Duy Thức

Tại buổi tiếp xúc, cử tri 3 xã kiến nghị thi công sửa chữa Hương lộ 12 (ấp Rạch Tre, xã Biên Giới) vì hiện nay tuyến đường này hư hỏng nặng, người dân không thể đi lại được; tại khu vực ấp Bưng Rò việc khai thác cát gây sạt lỡ bờ sông làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con; sớm thi công trạm bơm ấp Tân Long; việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thủ tục còn rườm rà gây phiền hà cho người dân; ngành chức năng sớm tìm hiểu và hoàn chỉnh hồ sơ cho những người đã tham gia kháng chiến nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của nhà nước…

Sau khi nghe ý kiến của bà con phản ánh, thay mặt cho đại biểu HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt và chính quyền địa phương đã giải trình một số ý kiến của cử tri, đồng thời tiếp thu và ghi nhận các ý kiến còn lại để chuyển các ngành chức năng xem xét giải quyết.

* Cùng ngày, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm ông Lâm Tấn Đông, bà Đặng Thị Phượng và tổ đại biểu HĐND huyện Châu Thành tiếp xúc với trên 50 cử tri của 2 xã Trí Bình và thị trấn Châu Thành.

Cử tri địa phương kiến nghị cần nâng cấp sửa chữa tuyến đường tiểu đoàn 14; đường dây điện tại ấp Xóm Mới II, xã Trí Bình chưa an toàn; đoạn cống từ ngã 3 xã Trí Bình đến ngã 4 huyện bị nghẹt, không thoát nước trong mùa mưa; tình trạng học sinh bỏ học vì nghiện internet; buôn bán lấn chiếm lòng lề đường tại khu vực chợ Khu phố 3 vẫn diễn ra; nguồn nước sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm dẫn đến hiện tượng cá chết…

* Tại xã Phước Trạch huyện Gò Dầu, bà Võ Thị Hồng Linh- đại biểu HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND huyện Gò Dầu đã có buổi tiếp xúc với hơn 70 bà con cử tri địa phương.

Cử tri xã Phước Trạch phát biểu ý kiến.

* Tổ đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh (đơn vị bầu cử số 11 huyện Dương Minh Châu) gồm các ông: Nguyễn Ngọc Dũng- Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Huỳnh Thanh Phương- Bí thư Tỉnh đoàn, Lê Thành Công- Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Tây Ninh và tổ đại biểu HĐND huyện Dương Minh Châu đã có buổi gặp gỡ, tiếp xúc cử tri xã Cầu Khởi.

Đại biểu HĐND tỉnh Tây Ninh dự tiếp xúc cử tri xã Cầu Khởi.

Cử tri xã Cầu Khởi đã phát biểu nhiều ý kiến về một số vấn đề đáng quan tâm như: yêu cầu các cơ quan chức năng sớm xem xét việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất cho 28 hộ đã mua nhà và đất của xã ở khu vực chợ Cầu Khởi từ năm 1993; Kiến nghị Nhà nước xem xét lại việc mở rộng đoạn đường nối từ đường tỉnh 784 đến nông trường cao su Cầu Khởi, do quy hoạch đã lâu nhưng không thực hiện, gây khó khăn cho những hộ có nhu cầu xây dựng nhà cửa; đề nghị cấm sản xuất, tiêu thụ thuốc lá như đã làm với mặt hàng pháo lâu nay...

* Chiều ngày 5.11.2014, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đơn vị số 16 huyện Tân Biên gồm: ông Nguyễn Thành Tuân- Phó trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh, Trần Văn Chiến- Bí thư huyện ủy Tân Biên cùng với tổ đại biểu HĐND huyện Tân Biên đã có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri xã Trà Vong.

Cử tri phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri kiến nghị các cấp, các ngành cần quan tâm làm hệ thống kênh thoát nước dọc theo hai bên quốc lộ 22B từ ấp 2 về xã để tránh tình trạng ngập trong mùa mưa; đường vào ấp 3 đi qua cống dẫn nước của kênh thủy lợi quá nhỏ hẹp, có nguy cơ gây tai nạn giao thông; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất công thuộc điểm trường tiểu học tại ấp 2 (nay là trường tiểu học Trà Vong B);

Tạo điều kiện xác minh cho những người có công với cách mạng và người bị tù đày trong chiến tranh bị thất lạc hồ sơ được hưởng chế độ chính sách; các xã không phải xã điểm xây dựng nông thôn mới cũng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Theo BTNO

 

10/11/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 11 năm 2014/_W/cu tri_tp_jpg.jpgTin HĐND
Đại biểu HĐND các cấp tiếp xúc cử tri trước kỳ họpĐại biểu HĐND các cấp tiếp xúc cử tri trước kỳ họp
Chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm 2014, các đại biểu HĐND tỉnh và các huyện, thành phố đã có các buổi tiếp xúc với cử tri.

 

 

* Chiều ngày 6.11, bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh, Thành phố đã có buổi tiếp xúc với cử tri phường III, thành phố Tây Ninh để lắng nghe ý kiến của cử tri trước kỳ họp của HĐND tỉnh và thành phố, nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.

Trong buổi tiếp xúc, cử tri phường III đề nghị nâng cấp, mở rộng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhằm hạn chế tình trạng quá tải, thiếu giường bệnh phục vụ bệnh nhân; nhà máy xử lý chất thải của bệnh viện thải nhiều khói ra môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; sớm nâng cấp, sửa chữa lại một số con hẻm đã xuống cấp trên địa bàn; nghiên cứu quy hoạch lại các con lươn trên đường 30/4 nhằm hạn chế tai nạn giao thông; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý chất thải để người dân có đất thuộc khu vực quy hoạch an tâm sinh sống; ngành điện cần khắc phục tình trạng điện áp không ổn định và thực hiện việc an toàn lưới điện.

Nhà nước cần quan tâm đến chế độ chính sách, tiền lương của cán bộ hoạt động không chuyên trách cơ sở; thống nhất việc thu phí bảo trì đường bộ; thực hiện tốt việc chuyển, nhập và đổi mới sổ hộ khẩu, tránh tình trạng sai sót ảnh hưởng đến việc đăng ký nhập học của trẻ trên địa bàn…

Sau khi nghe các ý kiến của cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy cùng các đại biểu HĐND tỉnh và Thành phố đã giải đáp một số ý kiến, kiến nghị của cử tri, đồng thời ghi nhận những ý kiến còn lại để tiếp tục đề nghị các ngành liên quan sớm xem xét giải quyết.

* Tại xã Bình Minh, các đại biểu Nguyễn Xuân Hiền- Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh, đại tá Nguyễn Văn Trứ- Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đại biểu HĐND Thành phố tiếp xúc với hơn 50 cử tri xã Bình Minh, Thành phố.

Cử tri xã Bình Minh tiếp tục đóng góp ý kiến: cần có biện pháp thoát nước ở ngã tư Bình Minh; các cơ sở chế biến hạt điều ở tổ 14B ấp Bình Trung thường xuyên hoạt động cả ngày lẫn đêm, có tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; việc thi công các tuyến đường trên địa bàn còn chậm; hiện quỹ trợ vốn CEP của Liên đoàn Lao động tỉnh cho vay chỉ có thời hạn một năm nên khi trả lãi và gốc quá nhiều, cử tri đề nghị cho vay thời hạn dài hơn.

Cử tri xã Bình Minh phát biểu. Ảnh Thanh Vinh

* Sáng 6.11.2014, tại xã Hảo Đước, huyện Châu Thành tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm ông: Võ Hùng Việt, La Hữu Nghị; ông Nguyễn Văn Sĩ, cùng tổ đại biểu HĐND huyện Châu Thành đã có buổi tiếp xúc với trên 70 cử tri của hai xã Hảo Đước và An Cơ, huyện Châu Thành.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri hai xã được đại biểu HĐND tỉnh và HĐND huyện Châu Thành thông báo dự kiến nội dung kỳ họp lần thứ 13 HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 9 HĐND huyện, nhiệm kỳ 2011-2016 và nghe thông báo kết quả giải quyết thắc mắc, kiến nghị trong lần tiếp xúc trước.

Cử tri xã Hảo Đước phát biểu ý kiến.

Sau khi nghe báo cáo kết quả, cử tri hai xã kiến nghị một số vấn đề như: Nhà nước nên quan tâm thêm cho người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ 10 năm trở lên có chế độ hàng tháng; hiện nay việc xử phạt hành chính đối với những kẻ trộm chó còn quá nhẹ không đủ sức răn đe, kiến nghị phải xử lý hình sự; cần có biện pháp chế tài trong việc thu phí giao thông đường bộ  để công tác thu phí đạt kết quả cao;

Hiện nay tuyến đường 788 đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm; đường điện ở tổ 2 ấp Trường, xã Hảo Đước đường dây điện cũ, điện yếu đề nghị ngành điện có biện pháp sửa chữa; cống qua đường của kênh tiêu tại ấp Vịnh, xã An Cơ bị hư hỏng gây khó khăn trong việc đi lại của nông dân; nhà nước có biện pháp bảo vệ động vật hoang dã, tăng cường công tác tuần tra và có biện pháp chế tài đối với những người đánh bắt và một số vấn đề khác…

* Tại Trường tiểu học Long Phước (ấp Phước Tây, xã Long Phước, huyện Bến Cầu), ông Nguyễn Văn Không- Chủ tịch UB.MTTQVN tỉnh Tây Ninh, đại biểu HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND huyện Bến Cầu có buổi tiếp xúc với cử tri xã Long Phước.

Đại biểu HĐND tỉnh, huyện tại buổi tiếp xúc cử tri xã Long Phước.

Sau khi nghe các đại biểu thông qua dự kiến nội dung kỳ họp thứ 13 của HĐND tỉnh, nội dung kỳ họp thứ 10 của HĐND huyện và thông báo kết quả trả lời, giải quyết của cơ quan chức năng về những vấn đề cử tri đã kiến nghị trong kỳ tiếp xúc trước, cử tri Long Phước kiến nghị đến các đại biểu một số vấn đề: cụm trạm truyền thanh ấp Phước Trung hư đã lâu nhưng chưa được sửa chữa;

Trại heo ở xã Ninh Điền, huyện Châu Thành giáp với ấp Phước Tây, xã Long Phước, huyện Bến Cầu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con nhân dân trong ấp; một số bà con trong ấp chưa được vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; tiền hỗ trợ học sinh tiểu học thuộc diện hộ nghèo trung ương (theo Thông tư liên tịch 20/2014) ở xã Long Phước đến nay vẫn chưa được chi trả kịp thời.

Trước đó, các đại biểu cũng đã gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của cử tri xã Long Khánh huyện Bến Cầu.

* Sáng cùng ngày, Tổ đại biểu gồm: ông Võ Thiện Trí- Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, bà Phan Thị Điệp- Phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Tấn Đức- Phó Giám đốc Sở Thông tin truyền thông cùng với tổ đại biểu HĐND huyện Tân Biên đã có buổi tiếp xúc với đại diện hơn 70 bà con cử tri xã Thạnh Bình.

Cử tri xã Thạnh Bình kiến nghị các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, đảm bảo giá cả để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất; tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến và những nơi tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; bố trí, sắp xếp lại trật tự vệ sinh và hệ chống phòng cháy, chữa cháy tại chợ Thạnh Bình;...

* Tại Hòa Thành, các đại biểu HĐND tỉnh và huyện gặp gỡ, tiếp xúc cử tri các xã/thị trấn, thông báo dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh và kỳ họp thứ 11 HĐND huyện đồng thời trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri trong lần tiếp xúc trước.

Tại các buổi tiếp xúc, cử tri xã Hiệp Tân có ý kiến về vấn đề sạt lở đất nghiêm trọng trên quốc lộ 22B, gây nguy hiểm cho người đi đường; cử tri kiến nghị nên bỏ thu phí giao thông đường bộ và phí phòng chống lụt bão; sửa chữa cải tạo lại hệ thống lưới điện và các trụ biển báo hẻm số 7, số 10; đường Nguyễn Văn Linh khu vực công viên Hòa Thành đến UBND xã Long Thành Bắc đang cải tạo hệ thống thoát nước, nhưng khi mùa mưa, 2 bên đường lại ngập cục bộ; cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng…

Cử tri xã Long Thành Nam kiến nghị sửa chữa nắp đậy hệ thống thoát nước trên quốc lộ 22B; kiểm tra Công ty dệt may Hòa Thành, bởi nơi đây xả nước thải ô nhiễm ra môi trường; xem xét giải quyết việc cấp giấy CNQSDĐ cho cán bộ quân đội về hưu công tác tại Trường quân sự địa phương cũ.

* Tổ đại biểu HĐND tỉnh có ông Nguyễn Hồng Thanh- Phó bí thư Thành ủy Thành phố Tây Ninh cùng các đại biểu HĐND huyện Gò Dầu đã có buổi tiếp xúc với hơn 80 cử tri xã Phước Đông.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri kiến nghị: Tình trạng hút chích ma túy trên địa bàn xã ngày càng phức tạp, cần có hướng giải quyết để người dân an tâm; cần khảo sát và sửa chữa các nắp cống thoát nước dọc theo đường 782, vì hiện nay đã hư hỏng khá nhiều gây nguy hiểm cho người dân; khai thông 2 mương thoát nước tại chợ Phước Đông, vì hiện nay đã ô nhiễm, bốc mùi nguy hại đến sức khỏe người dân nơi đây; chấn chỉnh việc xe thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã làm rơi vãi rác dọc theo đường…

* Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị số 10 gồm: ông Huỳnh Văn Quang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Trần Thị Ngọc Thu- Chủ tịch hội LHPN tỉnh, ông Nguyễn Thành Kỉnh- Phó Giám đốc Sở GD-ĐT và tổ đại biểu HĐND huyện Dương Minh Châu đã có cuộc tiếp xúc với hơn 60 bà con cử tri thị trấn.

Cử tri kiến nghị đến đại biểu tỉnh, huyện về những vấn đề bức xúc hiện nay ở địa phương như: công tác khám, chữa bệnh ở Trung tâm y tế huyện chưa tốt, chưa có nhà chờ cho bệnh nhân, việc cấp phát thuốc bảo hiểm y tế còn lâu; đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đường Nguyễn Chí Thanh còn chậm tiến độ; Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện bỏ hoang, hoạt động không hiệu quả…

Ông Trần Văn To- Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu thay mặt tổ đại biểu HĐND tỉnh, huyện đã giải đáp một số thắc mắc của cử tri, đồng thời ghi nhận những ý kiến còn lại để phản ánh đến các ngành, các cấp có liên quan sớm xem xét giải quyết.

Theo BTNO

 

10/11/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 11 năm 2014/_W/tiepxucskh_jpg.jpgTin HĐND
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh  từ ngày 02/11/2014 đến ngày 7/11/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh  từ ngày 02/11/2014 đến ngày 7/11/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Chủ nhật:

02/11/2014

-Dự Lễ Bổ nhiệm Trụ trì các chùa thuộc Hệ Thống Núi Bà (9h)

Núi Bà

CT

- Làm việc Công ty CP Việt Nam Mộc Bài (15h)

BQL

 KKT

CT,PCT Huỳnh Văn Quang

-Dự Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty CP Việt Nam Mộc Bài (17h30)

Bến Cầu

CT,PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ hai:

03/11/2014

-Họp nhóm KTXH của Tiểu ban văn kiện (7h30)

P1

CT,PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp CT, các PCT (14h)

P1

CT, các PCT

-Dự “ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc (sáng)

Châu Thành

PCT Trần Lưu Quang

-Dự Lễ “Trao tặng nhà Đại Đoàn Kết” cho dân nghèo và phát quà” (13h30)

Xã Thanh Phước

PCT Nguyễn Thảo

Thứ ba:

4/11/2014

-Dự Lễ khánh thành nhà văn hóa dân tộc ấp Tầm Phô (7h30)

Tân Đông

Tân Châu

CT

-Họp Giải quyết đất đai (14h)

P1

CT,PCT Trần Lưu Quang

-Dự Đại hội Đại biểu Hội Luật gia tỉnh lần thứ IV (7h30)

GDĐT

PCT Trần Lưu Quang

-Dự “ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc (sáng)

Trảng Bàng

PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp Bảng giá đất (chiều)

P2

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ tư:

5/11/2014

-Tiếp xúc cử tri (sáng)

Ninh Thạnh

CT

-Tiếp xúc cử tri (chiều)

Hiệp Ninh

CT

 

 

 

-Họp BTV huyện ủy Trảng Bàng(sáng)

Trảng Bàng

PCT Huỳnh Văn Quang

-Tiếp xúc cử tri (chiều)

DMC

PCT Huỳnh Văn Quang

-Dự Liên hoan biểu dương phụ nữ 4 phẩm chất đạo đức (7h30)

GDĐT

PCT Nguyễn Thảo

Thứ năm:

6/11/2014

-Tiếp dân (sáng)

Vp.Tiếp dân

CT

-Tiếp xúc cử tri (chiều)

Phường 3

CT

-Công tác cơ sở

 

PCT Trần Lưu Quang

- Họp trực tuyến giao ban XDCB (8h)

HTUB

PCT Nguyễn Thảo

Thứ sáu:

7/11/2014

-Họp Tiểu ban nhân sự (sáng)

Tỉnh ủy

CT

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Dự Tập huấn công tác Thông tin đối ngoại (7h30)

Khách sạn

Hòa Bình

PCT Trần Lưu Quang

-Họp Hội đồng phổ biến GDPL (8h30)

Tư pháp

PCT Trần Lưu Quang

-Làm việc sở Y tế (chiều)

Y tế

PCT Trần Lưu Quang

-Tiếp xúc cử tri (cả ngày)

DMC

PCT Huỳnh Văn Quang

03/11/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 27/10/2014 đến ngày 31/10/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 27/10/2014 đến ngày 31/10/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Thứ hai:

27/10/2014

-Họp CT, các PCT (7h30)

P1

CT, các PCT

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Dự Lễ kỷ niệm 85 năm truyền thống ngành cao su VN (7h)

Bình Phước

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ ba:

28/10/2014

-Dự Tổng kết công tác tuyển quân năm 2014 (sáng)

BCH

Quân sự

CT

-Họp Ban Thường vụ Quân sự (chiều)

BCH

Quân sự

CT

-Kiểm tra NTM Long Thành Trung (sáng)

Hòa Thành

PCT Huỳnh Văn Quang

-Làm việc Sở Công Thương (chiều)

Công thương

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ tư:

29/10/2014

-Họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Tỉnh ủy

CT,PCT Trần Lưu Quang

PCT Huỳnh Văn Quang

-Dự Lễ khai giảng và phát bằng tốt nghiệp (7h30)

Tân Bách Khoa

Nguyễn Thảo

- Họp sơ kết tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh (14h)

P1

PCT Nguyễn Thảo

Thứ năm:

30/10/2014

-Họp UBND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

-Dự Lễ ra mắt Chi nhánh CEP Tây Ninh (9h45)

LĐLĐ (cũ)

PCT Trần Lưu Quang

-Công bố Quyết định thanh tra Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 – 2015 của Thanh tra Chính phủ (14h)

P1

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ sáu:

31/10/2014

-Họp các Trưởng nhóm của các Tiểu ban văn kiện (sáng)

Tỉnh ủy

CT

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Dự hội nghị giao ban công tác phối hợp giữa 03 lực lượng (13h30)

BCH

Biên phòng

PCT Trần Lưu Quang

-Giảng bài bế giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, quản lý(16h)

GDĐT

PCT Trần Lưu Quang

-Họp BCĐ Bảo vệ và Phát triển rừng (sáng)

CCKL

PCT Huỳnh Văn Quang

-Làm việc với BQL KKT (chiều)

BQL

PCT Huỳnh Văn Quang

27/10/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 20/10/2014 đến ngày 24/10/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 20/10/2014 đến ngày 24/10/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Thứ hai:

20/10/2014

-Dự họp mặt kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (7h30)

Hội LH

Phụ nữ

CT

-Họp BCĐ NTM (14h)

P1

CT, PCT Huỳnh Văn Quang

-Dự lễ khai giảng Trường Trung cấp KTKT Tây Ninh (7h30)

Trường Trung cấp

PCT Nguyễn Thảo

Thứ ba:

21/10/2014

-Họp CT, các PCT (cả ngày)

P1

CT, các PCT

-Dự Tập huấn triển khai Luật Giáo dục QPAN (7h30)

BCH

Quân sự

PCT Nguyễn Thảo

Thứ tư:

22/10/2014

-Dự Hội nghị tổng kết công tác tuyển quân năm 2014 (7h30)

BCH

Quân sự

CT

-Làm việc Đoàn Luật sư Tỉnh (chiều)

P1

CT, PCT Trần Lưu Quang

-Họp HĐQT Ngân hàng CSXH (sáng)

NHCSXH

PCT Trần Lưu Quang

-Khám sức khỏe định kỳ

 

PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp Hội đồng cử tuyển (8h)

SGD&ĐT

PCT Nguyễn Thảo

Thứ năm:

23/10/2014

-Khám sức khỏe định kỳ

Tp.HCM

CT, các PCT

-Sơ kết 9 tháng đầu năm thực hiện CTMTQG (sáng)

P1

PCT Huỳnh Văn Quang

-Làm việc nhà đầu tư (chiều)

P1

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ sáu:

24/10/2014

-Họp giải quyết khiếu nại tố cáo (sáng)

P2

CT, PCT Trần Lưu Quang

-Họp Thường trực tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Giảng bài bế giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, quản lý (16h)            

Sở GDĐT

PCT Trần Lưu Quang

-Làm việc BQL KKT

BQL

PCT Huỳnh Văn Quang

20/10/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
Thống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá VIIIThống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá VIII
Sáng 13.10, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh Võ Hùng Việt chủ trì cuộc họp về dự kiến nội dung Chương trình kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Tham dự có Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các ban HĐND tỉnh.

 

 

Toàn cảnh buổi họp.

 

Theo đó, dự kiến kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 11.12.2014 tại hội trường UBND tỉnh. Kỳ họp tập trung vào các nội dung cụ thể: Thường trực HĐND báo cáo kết quả hoạt động năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2014, kết quả hoạt động chương trình “Tiếng nói cử tri” năm 2014, báo cáo thẩm tra của 3 ban HĐND tỉnh đối với các báo cáo, tờ trình, đề án dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh trình kỳ họp và 2 tờ trình về chương trình giám sát năm 2015, chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh năm 2015.

UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước năm 2014 và kế hoạch năm 2015, phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2015, báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, công tác thi hành án dân sự năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh, các kiến nghị tồn đọng chưa giải quyết qua các đợt tiếp xúc cử tri và kết quả thực hiện chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh Tây Ninh năm 2014.

Tại kỳ họp này, UBND tỉnh cũng sẽ trình HĐND tỉnh một số vấn đề liên quan đến quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, quy định về mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Chi hội thuộc các tổ chức Chính trị – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, việc  chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình trên các địa bàn tình từ năm 2012 đến năm 2014 (đợt 1), phân cấp các quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh và danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đến năm 2015…

UBMTTQVN tỉnh cũng sẽ thông báo về tình hình hoạt động phối hợp tham gia xây dựng chính quyền trong năm 2014 và báo cáo công tác kiểm sát, xét xử trong năm 2014 của Viện KSND, TAND tỉnh.

Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 dành phần lớn thời gian để các đại biểu thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn các cơ quan hữu quan về những vấn đề mà đại biểu, cử tri quan tâm kiến nghị.

Thường trực HĐND tỉnh cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể đến các cơ quan liên quan về công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp, thống nhất thời gian tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, sau kỳ họp và một số công tác khác nhằm đảm bảo nội dung kỳ họp diễn ra đúng như dự kiến.

Theo BTNO

 

15/10/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 10 nam 2014/_W/HDND_jpg.jpgTin HĐND
HĐND tỉnh: Giám sát công tác cải cách hành chính tại các sở, ngànhHĐND tỉnh: Giám sát công tác cải cách hành chính tại các sở, ngành
Ngày 13.10, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt cùng đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và các Sở Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin & truyền thông và Sở Tài nguyên-Môi trường về công tác cải cách hành chính (CCHC).

 

 

Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt phát biểu tại buổi giám sát.

Làm việc với Đoàn giám sát có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của UBND tỉnh và các sở, ngành, trong những năm qua công tác CCHC được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực, trong đó 3 lĩnh vực trọng điểm là: cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hiện đại hóa hành chính nhà nước.

UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố lại toàn bộ thủ tục hành chính của tất cả các ngành, các lĩnh vực thuộc 3 cấp. Trong năm 2014 đã bãi bỏ 117 thủ tục hành chính, trong đó UBND tỉnh bãi bỏ 2 quyết định và một yêu cầu thuộc lĩnh vực tài nguyên-môi trường…

Đội ngũ cán bộ công chức 3 cấp cơ bản được chuẩn hóa, riêng cán bộ công chức cấp xã còn một số trường hợp chưa đạt chuẩn do tuổi cao, chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai ở tất cả các cấp, các địa phương, đơn vị nhưng hiệu quả chưa cao, còn bộc lộ nhiều bất cập…

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thủy đánh giá, quy trình thực hiện CCHC trong tỉnh chưa đồng bộ, chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Một số ngành, địa phương người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người dân khi cần được cung cấp dịch vụ CCHC, trong tổ chức thực hiện còn bộc lộ thủ tục rườm rà, cần được tập trung chấn chỉnh...

Phát biểu kết luận giám sát, Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hùng Việt nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền đến người dân về CCHC còn hạn chế; một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu, còn bộc lộ nhiều yếu kém, kể cả năng lực và tác phong, phẩm chất đạo đức.

Vai trò của người đứng đầu chưa phát huy, nhất là trong kiểm tra, giám sát, nhắc nhở thiếu kịp thời, không kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường công tác rà soát văn bản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mô hình một cửa liên thông hiện đại, không để vì thủ tục hành chính nhiêu khê mà mất cơ hội kêu gọi đầu tư vào sự phát triển KT-XH của tỉnh…

Theo BTNO

 

15/10/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 10 nam 2014/_W/gsat_jpg.jpgTin HĐND
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 13/10/2014 đến ngày 17/10/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 13/10/2014 đến ngày 17/10/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Thứ hai:

13/10/2014

-Họp CT, các PCT (7h30)

P1

CT, các PCT

-Làm việc UBKT Trung ương

Tỉnh ủy

CT

-Họp liên tịch thống nhất nội dung chương trình kỳ họp thứ 13(8h)

HĐND

PCT Trần Lưu Quang

-Làm việc Thanh tra Chính phủ (chiều)

P1

PCT Trần Lưu Quang

-Họp Thường trực HĐND tỉnh về CCHC (chiều)

HĐND

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ ba:

14/10/2014

-Họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Tỉnh ủy

CT, PCT Trần Lưu Quang

PCT Huỳnh Văn Quang

-Dự Họp mặt kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Hội Nông dân VN (7h30)

Hội Nông dân

PCT Nguyễn Thảo

-Họp BTC Đại hội dân tộc thiểu số (14h)

P1

PCT Nguyễn Thảo

Thứ tư:

15/10/2014

-Dự diễn tập chiến đấu trị an xã Hòa Hội

Châu Thành

CT

-Dự Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới” (7h30)

Ban Tuyên Giáo

PCT Trần Lưu Quang

- Làm việc BQL Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 (8h)

P1

PCT Huỳnh Văn Quang

Thứ năm:

16/10/2014

-Họp UBND tỉnh (cả ngày)

HTUB

CT, các PCT

Thứ sáu:

17/10/2014

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (chiều)

Tỉnh ủy

CT

-Họp Giải quyết khiếu nại Tố cáo (7h30)

P2

CT, PCT Trần Lưu Quang

-Họp BCĐ đổi mới và phát triển doanh nghiệp (sáng)

P1

PCT Huỳnh Văn Quang

 

-Làm việc với BQL KKT (chiều)

BQL

PCT Huỳnh Văn Quang

10/10/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 9: Thu ngân sách còn nhiều khó khănUBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 9: Thu ngân sách còn nhiều khó khăn
9 tháng năm 2014 thu ngân sách chỉ đạt 60,49%, là năm có tỷ lệ thu thấp nhất so với 4 năm trở lại đây.

 

Giám đốc Sở NN-PTNT Vương Quốc Thới báo cáo về tình hình mía bị sâu bệnh tấn công trên địa bàn.

Chiều 26.9, UBND tỉnh tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 9 năm 2014. Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Lưu Quang và Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Quang chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, lãnh đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Tài chính báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển, tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách của tỉnh trong 9 tháng năm 2014.

Theo báo cáo, 9 tháng năm 2014, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 29.930,5 tỷ đồng, đạt 71,3% so với kế hoạch, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện hơn 3.800 tỷ đồng, đạt 71,56% dự toán. Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thu nội địa (9 tháng năm 2014 chỉ đạt 60,49%, là năm có tỷ lệ thấp nhất so với 4 năm trở lại đây).

Ở lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, bà Trần Thị Ngọc Thu- Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đề nghị xem xét lại chính sách cử người đi đào tạo ở nước ngoài, vì trong số 13 người được cử đi bồi dưỡng môn tiếng Anh, chỉ có 2 người đủ điều kiện ngoại ngữ để đi du học.

Tại phiên họp, Phó chủ tịch Huỳnh Văn Quang cho biết, từ nay đến cuối năm phải tiến hành cổ phần xong Công ty Cơ khí tỉnh và tái cơ cấu Công ty Xổ số kiến thiết. Đối với đất nông lâm trường, Phó chủ tịch tỉnh cho biết cuối năm nay sẽ giải quyết xong những vấn đề vướng mắc, tồn tại.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Lưu Quang ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp của các thành viên dự họp.

Phó chủ tịch Trần Lưu Quang cho biết, Khu công nghiệp dịch vụ Phước Đông – Bời Lời đang thu hút nhiều nhà đầu tư, có dấu hiệu cho thấy khu công nghiệp này đang có nhiều triển vọng. Dự tính, tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp này sẽ đạt 1,7 tỷ USD trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo ông Trần Lưu Quang, tình hình thu ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ thu đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong thời gian còn lại của năm 2014, các cơ quan liên quan phải tích cực thu để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách theo kế hoạch.

Liên quan lĩnh vực nội chính, tình hình khiếu kiện đang có dấu hiệu phức tạp. Trong các lần đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các hộ dân được tổ chức gần đây, lãnh đạo tỉnh đã mời những người dân đang ở Hà Nội về để đối thoại, giải quyết những vướng mắc nhưng họ lại không về.

Theo BTNO

 

29/09/2014 12:00 SAĐã ban hành/HoatDongAnh/Thang 9 nam 2014/_W/hopubndtinh_jpg.jpgTin UBND
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 29/9/2014 đến ngày 03/10/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 29/9/2014 đến ngày 03/10/2014
29/09/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 22/9/2014 đến ngày 26/9/2014Lịch công tác tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 22/9/2014 đến ngày 26/9/2014

 

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Người thực hiện

Thứ hai:

22/9/2014

-Họp Ban Thường vụ Công an (cả ngày)

Công an

CT

-Dự sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2014 HĐND tỉnh (7h30)

HĐND

PCT Trần Lưu Quang

-Họp BCĐ 107 (14h)

Quân sự

PCT Trần Lưu Quang

-Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 10 (14h)

Tỉnh ủy

PCT Huỳnh Văn Quang

-Công tác cơ sở

 

PCT Nguyễn Thảo

Thứ ba:

23/9/2014

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (7h30)

Tỉnh ủy

CT

-Họp BCH Đảng ủy Công an

Công an

CT

-Làm việc Thanh tra Chính phủ (chiều)

P1

CT

-Xét tuyển công chức cấp xã lên cấp huyện (7h30)

P1

PCT Trần Lưu Quang

-Công tác Hà Nội

Hà Nội

PCT Trần Lưu Quang

-Họp BTV Huyện ủy Trảng Bàng (sáng)

Trảng Bàng

PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp hội đồng giá đất; làm việc với Công ty Hoàng Quân (chiều)

P2

PCT Huỳnh Văn Quang

-Đi thăm và chúc mừng lễ Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer (8h30)

Châu Thành

PCT Nguyễn Thảo

Thứ tư:

24/9/2014

-Họp UBND tỉnh

HTUB

CT, các PCT

-Công tác Hà Nội

 

PCT Trần Lưu Quang

Thứ năm:

25/9/2014

-Họp Ban thường vụ Tỉnh ủy (7h30)

Tỉnh ủy

CT, PCT Trần Lưu Quang

PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp BCH Đảng bộ tỉnh (13h30)

Tỉnh ủy

CT, các PCT

Thứ sáu:

26/9/2014

-Dự Đại hội đại biểu các DTTS(7h30)

Tân Châu

Xin ý kiến

-Họp Thường trực Tỉnh ủy (14h)

Tỉnh ủy

CT

-Làm việc Đoàn ĐBQH và HĐND về giám sát tình hình triển khai chương trình CCHC (7h30)

Vp.HĐND

PCT Huỳnh Văn Quang

-Họp BCH Huyện ủy (chiều)

Trảng Bàng

PCT Huỳnh Văn Quang

-Xử lý công việc cơ quan

 

PCT Nguyễn Thảo

22/09/2014 12:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgLịch công tác
1 - 30Next
Thông tin quảng bá
  ​ ​ ​
​​​
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH TÂY NINH
Chung nhan Tin Nhiem Mang

Số giấy phép: 02/GP-TTĐT, Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh cấp ngày 22/09/2021.
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: 136 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh.
Chịu trách nhiệm chính:  Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điện thoại: 0276.3822.233 - Email:toweb@tayninh.gov.vn.