Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksThông Tin Giới Thiệu

 
Thông Tin Giới Thiệu
 
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh ...
 
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh ...
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Loại bài viết
  
                                                                                            TỔNG QUAN VỀ TÂY NINH                                                                                            TỔNG QUAN VỀ TÂY NINH

Bieu tuong Tay Ninh 3.jpg

Thành phố Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiện 4.035,45 km2, dân số khoảng 1.064.000 người.

Vị trí địa lý: Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh và 8 huyện. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22.

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia 100 km. Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, quốc lộ 22B; …

Địa hình: Địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, địa chất công trình, tính cơ lý của đất tốt, khi xây dựng nền móng ít tốn kém, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng.

Khí hậu: Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%.

Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc vào mùa khô. Tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Mặt khác Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và những yếu tố bất lợi khác. Khí hậu Tây Ninh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm trên quy mô lớn.

Tài nguyên đất: có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau

+ Nhóm đất xám (gồm 6 loại) có diện tích 339.833 ha chiếm khoảng 84,4% diện tích tự nhiên và phân bố trên toàn tỉnh. Loại này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

+ Nhóm đất phèn (gồm 3 loại) với tổng diện tích 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố ở Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.

+ Nhóm đất đỏ vàng (gồm 3 loại) chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Biên, Tân Châu. Loại đất này có thể được sử dụng để phát triển lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phù sa (gồm 2 loại) chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, hình thành do bồi tích của các con sông nên thích hợp trồng các loại lúa nước và rau màu.

+ Nhóm đất than bùn chôn vùi có diện tích rất nhỏ, chỉ chiếm 0,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Chủ yếu phân bổ tại huyện Bến Cầu, Châu Thành… đây là loại đất rất chua, cả tầng mặt và tầng than bùn, độ PH 2 - 3. Hàm lượng chất hữu cơ rất cao, nhưng độ phân giải kém.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của Tây Ninh chủ yếu dựa vào chế độ hoạt động của 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Tài nguyên khoáng sản: Tây Ninh có tiềm năng về một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong đó có khoáng sản làm xi măng là loại nhiều tỉnh trong vùng không có; đất sét làm gạch ngói, đá, cát xây dựng mà một số tỉnh xung quanh đã có những hạn chế. Trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá lớn, chất lượng tốt.

Văn hóa và tiềm năng du lịch: Tây Ninh hội tụ nhiều tiềm năng để có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch như:

+ Núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất Nam bộ nằm giữa đồng bằng mang một câu chuyện đẹp về lòng chung thủy, có giá trị tâm linh cao là điểm đến hành hương, tham quan của trên 2 triệu du khách mỗi năm. Tại đây còn có những hang động kỳ bí, những lối đi hiểm trở lên đỉnh núi và những trang sử hào hùng của một căn cứ kháng chiến…. là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, về nguồn… Khu Ma Thiên Lãnh là một thung lũng lọt giữa 3 ngọn núi, khí hậu mát lành là vị trí lý tưởng cho một khu nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp

nuiba2.jpg

Núi bà đen

Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Rừng Tây Ninh là nơi trú đóng của Trung ương cục Miền Nam, cơ quan đầu não lãnh đạo cách mạng Miền Nam. Tua hai với chiến thắng lịch sử gắn liền với phong trào Đồng khởi. Chiến khu Dương Minh Châu - nơi ra mắt mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam…. Ngoài ra, Tây Ninh còn nhiều địa danh khác gắn liền với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như căn cứ Bời Lời, địa đạo An Thới… Du khảo về nguồn có nhiều tiềm năng để phát triển.

+ Tòa thánh Cao đài là trung tâm của đạo Cao đài, một tôn giáo ra đời tại Tây Ninh từ năm 1926. Với kiến trúc độc đáo của tòa thánh, nhạc lễ có giá trị văn hóa cao, những lễ hội lớn vào tháng giêng, tháng 8… tòa thánh Tây Ninh là một nét độc đáo riêng có của Tây Ninh thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

toa thanh3.jpg

Tòa Thánh Tây Ninh

+ Hồ Dầu tiếng rộng 27.000 ha có đảo Nhím rộng 340 ha là vị trí lý tưởng cho một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí mang tầm quốc tế.

Ho dau tieng TN_2.jpg

+ Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát cách thị xã Tây Ninh 40 km, diện tích 18.765 ha có giá trị cao về đa dạng sinh học. Tại đây có nhiều loại động vật, thực vật được ghi trong sách đỏ Việt nam. Vì vậy rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

Tây Ninh có vị trí quan trọng nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia: từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh qua cửa khẩu Mộc Bài khoảng 170 km, đến Siem Reap qua cửa khẩu Xa Mát khoảng 400 km. Do đó việc kết nối, tạo các tour giữa Tây ninh với các tỉnh thành trong nước, với Campuchia và các nước khác bằng đường bộ có nhiều tiềm năng để phát triển.

Tây Ninh có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, sinh thái, tâm linh, giải trí,… Tuy nhiên, hạ tầng du lịch và dịch vụ còn chưa phát triển tương xứng và đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện, do đó rất nhiều cơ hội lớn đang chờ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khám phá, thực hiện những ý tưởng độc đáo của mình.

01/01/2018 6:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2018-01/Bieu tuong Tay Ninh_Key_13012018174301.jpg
Cơ cấu giá trị thương mại-dịch vụCơ cấu giá trị thương mại-dịch vụ
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, gần TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Đơn vị: tỷ đồng

Giá trị Thương mại dịch vụNăm 2015Năm 2016
- Thương nghiệp42.43546.488
- Khách sạn, nhà hàng6.9227.404
- Du lịch lữ hành5355
- Dịch vụ5.3285.591
Tổng cộng54.73859.537

Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu. Mạng lưới cửa khẩu, chợ biên giới; đặc biệt là 2 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, gần TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Đặc biệt, tuyến đường từ Quốc lộ 22B đến cửa khẩu Xa Mát, qua biên giới Campuchia đến tỉnh Kampongcham, theo Quốc lộ 7 đến tỉnh Ktatie - tỉnh Steung Treng đến cửa khẩu Parkse thuộc tỉnh Champasak (Lào) chỉ khoảng 350 km. Đây là tuyến đường có khoảng cách địa lý ngắn nhất, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia - Lào nói riêng và các nước Asean nói chung trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa.

Giao thông ngày càng thuận tiện giúp Tây Ninh và doanh nghiệp trong, ngoài nước khai thác tối ưu các lợi ích thương mại theo cả 3 phương diện:

- Trực tiếp cung ứng hàng cho thị trường Campuchia, các nước trong khu vực và xa hơn.

- Cung ứng các dịch vụ cho hoạt động thương mại biên giới.

- Thu hút các nguồn hàng từ bên ngoài để cung ứng cho thị trường trong nước.

Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đang chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ logistics sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư hạ tầng, khai thác, kinh doanh tại cửa khẩu này.

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Địa chỉ cần biếtĐịa chỉ cần biết
Địa chỉ cần biết

1.  ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Địa chỉ: 136 Trần Hưng Đạo, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 233

Fax: (0276) 3827 290

Email: ubnd@tayninh.gov.vn

2. Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh

Địa chỉ: C300 CMT8, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3810 997

Fax: (0276) 3829 233

Email: hdnd@tayninh.gov.vn

3.  SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Địa chỉ: 300 CMT8, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 166

Fax: (0276) 3827 947

Email: sokhdt@tayninh.gov.vn

4. SỞ CÔNG THƯƠNG

Địa chỉ: 304 CMT8, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3814 885

Fax: (0276) 3824 726

Email: soct@tayninh.gov.vn

5. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: 211 đường 30/4, Khu phố 3, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3820 194

Fax: (0276) 3827 654

Email: sokhcn@tayninh.gov.vn

6. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Địa chỉ: 96 Phạm Tung, Khu phố 1, P. 3, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 648

Fax: (0276) 3820 236

Email: sonnptnt@tayninh.gov.vn

7. SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: 276 đường 30/4, Khu phố 1, P. 3, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3827 164

Fax: (0276) 3814 750

Email: sotnmt@tayninh.gov.vn

8. SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Địa chỉ: 139A đường 30/4, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 320

Fax: (0276) 3822 320

Email: sovhttdl@tayninh.gov.vn

9. SỞ XÂY DỰNG

Địa chỉ: 314 CMT8, P. 3, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 461

Fax: (0276) 3824 496

Email: soxd@tayninh.gov.vn

10. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Địa chỉ: 138 Trần Hưng Đạo, P. 1, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 511

Fax: (0276) 3820 045

Email: soldtbxh@tayninh.gov.vn

11. Sở Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ: 23 Nguyễn Chí Thanh, P. 3, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3822 375

Fax: (0276) 3825 524

Email: sogddt@tayninh.gov.vn

12. Sở Giao thông Vận tải

Địa chỉ: 209 đường 30/4, P. 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3823 065

Fax: (0276) 3822 271

Email: sogtvt@tayninh.gov.vn

13. CỤC THUẾ TÂY NINH

Địa chỉ: 226 Đường 30/4, P. 3, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3823 369

Fax: (0276) 3822 103

Email: cucthue@tayninh.gov.vn

14. HẢI QUAN TÂY NINH

Địa chỉ: 435 Đường 30/4, P. 1, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3810 836

Fax: (0276) 3822 053

Email: hqtayninh@customs.gov.vn

15. BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH TÂY NINH

Địa chỉ: 215, đường 30/4, Phường 2, TP. Tây Ninh

Điện thoại: (0276) 3813 584

Fax: (0276) 3813 584

Email: bqlkkttayninh@gmail.com

16. Ban Quản lý Vườn Quốc gia

Lò Gò - Xa Mát

Địa chỉ: Quốc lộ 22B, xã Tân Bình, huyện Tân Biên

Điện thoại: (0276) 3874 018

Fax: (0276) 3874 018

Email: vqglogo@tayninh.gov.vn

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Mạng lưới giao thôngMạng lưới giao thông
Với mục tiêu là huy động tối đa nguồn vốn đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; tạo sự chuyển biến tích cực trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu; đầu tư có trọng điểm, trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, xác định giao thông là một trong những động lực, khâu đột phá thúc đẩy kinh tế phát triển; hoàn chỉnh giao thông đối nội; phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, chú ý các tuyến đường đấu nối với các tỉnh, thành phố trong vùng và các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia.

1.1. Đường bộ: toàn tỉnh có 8.186,6 km

Các tuyến liên kết vùng gồm có:

- Đường Xuyên Á (Quốc lộ 22): từ ngã tư An Sương đến cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, dài 59 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 28 km với quy mô đường cấp II. Đây là tuyến chính và là tuyến ngắn nhất kết nối trực tiếp thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tuyến đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với quy mô: Đoạn từ Suối Sâu đến ngã ba giao giữa QL.22 với đường ĐT.782, dài 7 km được nâng cấp mở rộng 08 làn xe; đoạn còn lại được tăng cường kết cấu mặt đường để đảm bảo năng lực thông hành.

- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát dài 84 km, quy mô đường cấp III. Đây là trục chính của tỉnh từ Bắc xuống Nam, kết nối trực tiếp TP. Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc, rất thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa.

- Các tuyến ĐT 782 - ĐT 784 - ĐT 785 chạy song song với QL. 22B và là trục chính nối TP. Hồ Chí Minh với Tây Ninh, đi qua các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh và Tân Châu; Đồng thời, đi qua Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ đô thị Phước Đông Bời Lời, Khu công nghiệp Chà Là, các cụm công nghiệp, nhà máy xi măng Fico Tây Ninh và các điểm du lịch (núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa Thánh Tây Ninh); đồng thời kết nối với cửa khẩu Chàng Riệc, Vạc Sa, Kà Tum. Tuyến đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II - III, mặt đường thảm bê tông nhựa, rất thuận lợi cho giao thông. Tuyến sẽ được tăng cường kết cấu mặt đường và mở rộng một số đoạn trong giai đoạn 2017 - 2020.

- Các trục ngang tỉnh: ĐT 787, đường Trà Võ - Đất Sét, đường Đất Sét - Bến Củi, ĐT 786, ĐT 781, ĐT 795, đường Bourbon, ĐT 788, đường Thiện Ngôn - Tân Hiệp, đường ĐT 794 kết nối trực tiếp với các trục dọc của tỉnh (đường Xuyên Á, Quốc lộ 22B, ĐT 782, ĐT 784, ĐT 785, ĐT 793). Đây là các tuyến kết nối Tây Ninh với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Long An; đồng thời kết nối trung tâm các huyện với nhau, kết nối vùng nguyên liệu về nhà máy, tạo mạng lưới đường bộ liên hoàn và thông suốt. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III - IV. Các tuyến đường này đã được quy hoạch và tỉnh Tây Ninh có kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 bằng nhiều hình thức đầu tư: ngân sách nhà nước, đầu tư theo hình thức PPP.

* Định hướng phát triển:

- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài từ đường Vành Đai 3 của TP. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, dài 55 km. Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công trước năm 2020.

- Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Gò Dầu - Xa Mát kết nối trực tiếp tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài tại Gò Dầu đã được Bộ GTVT đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở đầu tư.

- Đường Hồ Chí Minh đã được Bộ GTVT đầu tư hoàn chỉnh giai đoạn 1 trước năm 2020, trong đó nút giao liên thông với đường Xuyên Á đang được đầu tư và hoàn thành trong năm 2018. Tuyến sẽ kết nối Tây Ninh với Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, tỉnh Long An và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

1.2. Đường thủy

Tây Ninh có 617 km sông, kênh, rạch chảy trên địa bàn tỉnh và hồ Dầu Tiếng rộng 27.000 ha diện tích nước mặt, chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước. Trong tương lai, giao thông đường thủy nội địa tỉnh Tây Ninh sẽ bao gồm:

- Sông Vàm Cỏ Đông: Ở phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Long An, từ phía Bắc xuống phía Nam hợp với sông Vàm Cỏ Tây thành sông Vàm Cỏ rồi đổ ra biển, đoạn qua tỉnh dài 105 km. Quy hoạch có tuyến đường thủy nội địa Sài Gòn - Bến Kéo (từ ngã ba Kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo) dài 142,9 km, đạt tiêu chuẩn cấp III. Nối tỉnh Tây Ninh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phục vụ chính cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa của địa phương. Trên tuyến quy hoạch 13 cảng, trong đó:

+ Có 04 cảng đang khai thác, bao gồm: cảng Bến Kéo, cảng Thanh Phước (cảng hàng hóa), cảng xăng dầu LPG, cảng xi măng Fico (cảng chuyên dùng). Các cảng này có khả năng tiếp nhận phương tiện từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn. Trong đó, cảng Thanh Phước là cảng container.

+ 02 cảng có nhà đầu tư: cảng hàng hóa Bourbon An Hòa (Thành Thành Công), cảng khu công nghiệp Đại An - Sài Gòn

+ 07 cảng đang kêu gọi đầu tư, bao gồm: cảng hàng hóa Tiên Thuận, Gò Dầu, Fico Thạnh Đức, Đìa Xù, Tri Việt; cảng chuyên dùng (xăng dầu): Trí Bình, Gò Dầu.

- Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Tống Lê Chân đến TP. Hồ Chí Minh dài 101 km. Đoạn có thể khai thác vận tải bằng đường thủy nội địa từ ấp Lộc Thuận đến ranh giới huyện Củ Chi dài 3 km, với phương tiện 500 tấn; quy hoạch có 2 cảng hàng hóa Lộc Thuận, Bùng Binh.

- Ngoài ra còn có rạch Trảng Bàng, rạch Tây Ninh, rạch Bảo, rạch Bến Đá đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp IV, V, VI.

* Định hướng phát triển:

- Công bố các tuyến đường thủy nội địa đã được quy hoạch, trong đó: năm 2017 sẽ công bố tuyến đường thủy nội địa sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ cảng Bến Kéo đến Vàm Trảng Trâu.

- Đã đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 3 cảng cạn, gồm:

+ Cảng cạn Thanh Phước: tại xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích đến năm 2020 là 20 ha, đến năm 2030 là 30 ha; công suất đến năm 2020 khoảng 200.000 TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 300.000 TEU/năm. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.

+ Cảng cạn ICD Mộc Bài: xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 18,5 ha. Giai đoạn đầu tư: 2016 - 2020.

+ Cảng cạn ICD Thành Thành Công: xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; diện tích: 30 ha. Giai đoạn đầu tư: sau năm 2020.

- Nâng cấp 4 cảng thủy nội địa hiện hữu, xây dựng mới 2 cảng thủy nội địa (Bourbon An Hòa, Đại An - Sài Gòn) và kêu gọi đầu tư các cảng đã được quy hoạch.

1.3. Đường sắt

Để đáp ứng nhu cầu vận tải, đa dạng hóa các phương thức vận tải, Bộ Giao thông Vận tải đã quy hoạch tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh (từ Tân Chánh Hiệp đến Trảng Bàng) kéo dài đến Mộc Bài và Xa Mát.

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2017-08/giaothongtayninh_Key_10082017103501.jpg
Cung cấp nướcCung cấp nước
2.1. Hệ thống thủy lợi

Với công trình thủy lợi lớn nhất nước - Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 27.000 ha, dung tích 1,5 tỷ m3 cùng hệ thống kênh thủy lợi dài 2.062,12 km (trong đó kênh tưới 1.576 tuyến, dài 1.475,3 km; kênh tiêu 271 tuyến, dài 586,82 km); kiên cố hóa 942,33 km. Năng lực tưới của hệ thống thủy lợi cho sản xuất, chế biến công nghiệp đạt 142.456 ha/năm; vùng tưới triều khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông với diện tích tưới là 16.640 ha/vụ; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm là 34.971 ha; cấp nước công nghiệp khoảng 4,9 triệu m3 đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nguồn nước hồ Dầu Tiếng còn đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước sinh hoạt của Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Long An.

Hệ thống thủy lợi đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh trong vùng, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất cây trồng.

Tây Ninh đang tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương để đảm bảo năng lực tưới tiêu, kết hợp với phát triển hệ thống kênh nội đồng, nhằm tận dụng tối đa công năng của hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng.

 

2.2. Hệ thống nước mặt

Tây Ninh có hai hệ thống sông chính là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

- Sông Sài Gòn: Được hợp thành từ hai nhánh Sài Gòn và Sanh Đôi, bắt nguồn từ các vùng đồi ở Lộc Ninh và ven biên giới Việt Nam - Campuchia, với độ cao khoảng 100 - 150 m. Sông Sài Gòn ít gấp khúc, mang sắc thái của sông vùng ảnh hưởng triều do độ dốc nhỏ  (0,0013). Sông có diện tích lưu vực 4.934,46 km2, chiều dài 280 km.

- Sông Vàm Cỏ Đông: Có diện tích lưu vực 6.155,49 km2, chiều dài 283 km. Nằm ở phía Tây của tỉnh, hướng dòng chảy từ Bắc xuống Nam, chiều dài chảy qua vùng thăm dò khoảng 20 km. Sông có nước quanh năm, lưu lượng dòng chảy trung bình lớn nhất trong năm đạt 290,6 m3/s (tháng 10), lưu lượng dòng chảy trung bình nhỏ nhất trong năm 14,5 m3/s.

2.3. Hệ thống cấp nước

Hiện nay có 6/9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có hệ thống cấp nước đô thị (các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu chưa có hệ thống cấp nước đô thị), năng lực cấp nước của đơn vị là 28.000 m3/ngày đêm, trong đó nhà máy nước mặt công suất 18.000 m3/ngày đêm, phục vụ cấp nước cho thành phố Tây Ninh, thị trấn Hòa Thành, thị trấn Châu Thành.

Thời gian tới, các tuyến ống phân phối nước sạch sẽ cung cấp tận hẻm từng Khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Đồng thời, sẽ thực hiện việc cấp nước sạch cho 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu trong năm 2017.

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2017-08/nuoctn_Key_10082017104054.JPG
Cung cấp điệnCung cấp điện
3.1. Quy mô lưới điện cao áp

​Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có hơn 45 km đường dây 220 kV, với 2 trạm biến áp (TBA) 220 kV (gồm TBA 220 kV - 2x250 MVA Trảng Bàng và TBA 220 kV - 250 MVA Tây Ninh); hơn 220 km đường dây 110  kV và 10 TBA 110 kV với tổng công suất là 772 MVA với phạm vi cấp điện như sau:

TT

Trạm 110 kV

Phạm vi cấp điện

1

Trảng Bàng

Huyện Trảng Bàng, một phần huyện Gò Dầu

2

KCN Trảng Bàng

Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng

3

Phước Đức

KCN Phước Đông

4

Phước Đông

KCN Phước Đông

5

Thanh Đức

Huyện Gò Dầu

6

Bến Cầu

Huyện Bến Cầu.

7

Tây Ninh

TP. Tây Ninh, huyện Hòa Thành

8

Suối Dộp

Huyện Châu Thành

9

Tân Biên

Huyện Tân Biên

10

Tân Hưng

Huyện Tân Châu

Việc nâng cấp, xây dựng mới đường dây và TBA 220 kV và 110 kV đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

3.2. Quy mô lưới điện trung hạ áp

- Công ty Điện lực Tây Ninh đang quản lý khối lượng đường dây trung, hạ áp và trạm biến áp như sau:

+ Khối lượng đường dây trung áp: 2.629 km.

+ Khối lượng đường dây hạ áp: 4.524 km.

+ Khối lượng trạm biến áp: 8.016 trạm; dung lượng: 988,88 MVA.

- Trong giai đoạn 2010 - 2015, Công ty Điện lực Tây Ninh đầu tư để cải tạo nâng cấp lưới điện với tổng mức đầu tư là 289,19 tỷ đồng, với khối lượng 386,44 km đường dây trung áp; 1.342,41 km đường dây hạ áp và 96 trạm biến áp với tổng dung lượng là 14.500 kVA.

3.3. Phạm vi cấp điện và sản lượng điện thương phẩm

- Cấp điện cho toàn tỉnh Tây Ninh, bao gồm thắp sáng sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu Công nghiệp và nước bạn Campuchia qua 5 cửa khẩu: Mộc Bài (Bến Cầu), Tân Phú, Xa Mát, Chàng Riệc (Tân Biên) và Vạc Sa (Tân Châu).

- Sản lượng điện thương phẩm năm 2015 toàn Công ty thực hiện là 2.560,2 triệu kWh, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2014 (2.064,8 triệu kWh).

3.4. Tỷ lệ hộ dân có điện

Tính đến 31/7/2016, toàn tỉnh Tây Ninh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%, số hộ có điện là 292.506 hộ/293.826 hộ, đạt tỷ lệ 99,55%. Trong đó số hộ nông thôn có điện là 239.236 hộ, đạt tỷ lệ 99,45%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 53.270 hộ, đạt tỷ lệ 100%.

3.5. Bảng giá điện

Công ty Điện lực Tây Ninh áp dụng giá bán điện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quyết định Quy định về giá bán điện (Đính kèm bảng giá điện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT).


10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2017-08/ptc4-reactor-1_Key_10082017104400.jpg
Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lựcGiáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực
Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực

Cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Tây Ninh được đầu tư khang trang, hiện đại. Đến cuối năm 2016, 1/4 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học phổ thông (hiện có 24/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học); 1/5 số đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của tỉnh không ngừng được nâng lên; 99,7% người dân trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi, 97,4% người trong độ tuổi 36 - 60 tuổi biết chữ; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề chiếm khoảng 60%.

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2017-08/image200_Key_10082017104655.JPG
Bưu chính - Viễn thôngBưu chính - Viễn thông
Mạng lưới Bưu chính - Viễn thông của tỉnh Tây Ninh đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế luôn được thông suốt, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng và độ tin cậy cao.

Dịch vụ bưu chính viễn thông không những phát triển mạnh tại các trung tâm, khu dân cư mà còn đến được vùng sâu vùng xa, biên giới trên địa bàn tỉnh. Các điểm phục vụ bưu chính, sóng điện thoại di động, dịch vụ internet băng rộng cố định và băng rộng di động và cả dịch vụ điện thoại di động vệ tinh đã phủ hết 100% các xã, phường thị trấn, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho mọi nhu cầu sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội.

10/08/2017 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Khu công nghiệp đang hoạt độngKhu công nghiệp đang hoạt động
1. Khu Công nghiệp Thành Thành Công (760 ha)

CÔNG TY CỔ PHẦN KCN THÀNH THÀNH CÔNG

Ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (0276) 3886 688

- Fax: (0276) 3886 868

- Email: sales@ttciz.com.vn

- Web: www.ttciz.com.vn

- Cách trung tâm TP. HCM 50 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 45 km

- Cách cảng Sài Gòn 50 km

- Cách TP. Tây Ninh 55 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 25 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát 95 km

- Quốc lộ 22 nối liền Khu Công nghiệp với Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến đường thủy Sài Gòn - Bến Kéo. Tương lai có đường Hồ Chí Minh.

2. Khu Công nghiệp Phước Đông (2.190 ha)

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SÀI GÒN VRG

Đường ĐT782, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (028) 38479 273

- Fax: (028) 38479 272

- Web: www.saigonvrg.com.vn

- Email: info@saigonvrg.com.vn

- Cách trung tâm TP. HCM 55 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 45 km

- Cách cảng Sài Gòn 50 km

- Cách TP. Tây Ninh 32 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 22 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát 80 km

-  Tương lai có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh -

Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

3. Khu Công nghiệp Trảng Bàng (189,57 ha)

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KCN TÂY NINH

Đường số 12, KCN Trảng Bàng, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (0276) 3882 728

- Hotline: 0911 34 46 46

- Fax: (0276) 3882 307

- Web: www.inde.vn

- Email: info@inde.vn

- Cách trung tâm TP. HCM 45 km

- Cách cảng Sài Gòn 42 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 37 km

- Cách thành phố Tây Ninh 45 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát 95 km

- Tương lai có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

4. Khu Chế xuất và Công nghiệp Linh Trung III (202,67 ha)

CÔNG TY TNHH SEPZONE - LINH TRUNG (VIỆT NAM)

Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III

Xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (028) 3896 600 - (0276) 3896 601

- Fax: (0276) 3896 391

- Web: www.linhtrungepz.com

- Email: linhtrungepz@linhtrungepz.com

- Cách trung tâm TP. HCM 45 km

- Cách cảng Sài Gòn 42 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 37 km

- Cách thành phố Tây Ninh 45 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát 95 km

- Tương lai có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

5. Khu Công nghiệp Chà Là (giai đoạn 1: 42,19 ha)

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Khu công nghiệp Chà Là (giai đoạn 1), xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (0276) 3777 999 - 0931 24 88 68

- Fax: (0276) 3770 770

- Email: chala@iid.com.vn

- Web: www.iid.com.vn - kcnchala.com.vn

- Cách trung tâm TP. Hcm 85 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 83 km

- Cách TP. Tây Ninh 11 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 34 km

- Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát 40 km

- Tương lai có đường cao tốc Gò Dầu - Thành phố Tây Ninh - Xa Mát, đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Xa Mát

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Khu công nghiệp đang đầu tư hạ tầngKhu công nghiệp đang đầu tư hạ tầng
1. Khu Công nghiệp TMTC (100 ha)

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TMTC

Ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, thuộc khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh

- Tel: 0919 26 05 87

+ Mr Na Young Sik: ys.na@tk.t2group.co.kr

+ Mr Park Jeong Jun: jj.park@tk.t2group.co.kr

+ Ms Phạm Ngọc Như Ý: pnn.y@tk.t2group.co.kr

- Cách trung tâm TP. HCM 73 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 65 km

- Cách thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) 170 km

- Cách thành phố Biên Hòa 80 km

 

2. Khu Công nghiệp Đại An (300 ha)

CÔNG TY CP ĐẠI AN SÀI GÒN

Xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

- Tel: (028) 35174 686

- Fax: (028) 35174 681

- Email: info@daiansaigon.com

- Cách trung tâm TP. Tây Ninh 25 km

- Cách trung tâm TP. HCM 73 km

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 65 km

- Cách thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) 170 km

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ủy ban nhân dân tỉnh họp cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Núi Bà ĐenỦy ban nhân dân tỉnh họp cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen
Ngày 21/02/2017, đồng chí Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi họp với các sở, ngành liên quan cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen.

hop_nuibaden.JPG

Quang cảnh cuộc họp.

Khu Du lịch Quốc gia Núi Bà Đen được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 29/12/2014. Theo đó, Khu Du lịch gồm 7 phân khu chức năng: Khu tâm linh lễ hội, khu trường bắn thể thao, khu công viên đô thị, khu tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh, khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp, khu làng du lịch cộng đồng Khedol và khu trường đua xe mô tô và ô tô địa hình.

Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen do Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen là chủ đầu tư. Theo quy định, Quy hoạch chung này được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh trình Bộ Xây dựng thẩm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại cuộc họp, các sở, ngành đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến việc quy hoạch hạ tầng giao thông, sự phù hợp với các quy hoạch hiện có, kinh phí lập Quy hoạch,…

Phát biểu chỉ đạo kết luận cuộc họp, đồng chí Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Quản lý Khu Du lịch quốc gia Núi Bà Đen chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn, Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan tiếp thu có chọn lọc các ý kiến tại cuộc họp, hoàn chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch sớm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện xây dựng Quy hoạch.

                                                                                       KGVX

13/03/2017 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2017-03/hop_nuibaden_Key_13032017102356.JPG
Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng NầnĐịa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Trong kho tàng di sản văn hóa của các dân tộc ở Tây Ninh hội đủ các loại hình di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và danh lam thắng cảnh; đó là những tài sản vô cùng quý báu của tỉnh nhà. Đảng bộ chính quyền và nhân dân Tây Ninh luôn quan tâm gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để phục vụ nhân dân và khách tham quan du lịch đến với Tây Ninh. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

GiongNan.jpg

Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần.

Di tích Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần thuộc ấp Long Đại, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây, xưa kia là khu rừng rậm với nhiều tầng cây đan xen và dây leo chằng chịt, nhiều người dân đến định cư sinh sống. Trong đó, ông Võ Văn Lợi một thanh niên yêu nước quê ở Bà Điểm, Hóc Môn, bị bắt đi lính tập ở Thành Ô – ma. Ông bỏ trốn lấy súng trong thành mang về Bà Điểm rồi trốn lên Giồng Nần (Châu Thành, Tây Ninh) làm ăn, tuyên truyền giác ngộ quần chúng yêu nước chống Pháp. Ông cùng với bốn người là Chẩn, Phú, Viết, Luông hợp thành một nhóm chia nhau đi vận động.

Năm 1930, ông trở lại Bà Điểm và được kết nạp Đảng tại Mỹ Huề, Bà Điểm (Hóc Môn). Sau đó được phân công trở lại Giồng Nần tiếp tục hoạt động. Ông bị bắt trong một lần đi tuyên truyền ở Phước Chỉ (Trảng Bàng, Tây Ninh), bị kết án chung thân và đày ra Côn Đảo.

Để tránh địch khủng bố, một số quần chúng tiến bộ phải chuyển sang biên giới Campuchia vào các làng người Việt để sinh sống. Tại đây, các đồng chí bắt được liên lạc với tổ chức Đảng ở Ba Ty do đồng chí Bùi Sanh Tạo làm bí thư thuộc sự chỉ đạo của Quận ủy Đức Hòa tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An). Các đồng chí Chẩn, Phú, Viết, Luông, Bảy Son và Tám Độ được chi bộ ở đây kết nạp Đảng, sau đó trở về tiếp tục hoạt động ở các xã thuộc quận Châu Thành và len lỏi hoạt động ở vùng Giồng Nần, Long khánh, Long Giang, Long Chữ …

Tại Giồng Nần, các đồng chí vận động quần chúng nhân dân vào các hội vần công cấy gặt, các hội ái hữu tương tế, đồng thời chọn một số người tiến bộ để thành lập tổ chức Nông hội đỏ gồm có: Trần Thị Tỏ, Trương Thị Thìn, Nguyễn Văn Chua, Trương Thị Lệ, Trương Văn Tàu, Lê Văn Rùm, Trương Văn Võ, Lê Văn Bương, Trương Văn Du, Lê Văn Sáu, Phạm Văn Tồn và Huỳnh Văn Dần. Nhiệm vụ chủ yếu của Nông hội đỏ là lãnh đạo nông dân đòi dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống áp bức bóc lột.

Qua quá trình hoạt động, cơ sở Đảng tại Giồng Nần bị địch theo dõi ráo riết, trong một chuyến đi công tác xuống Bà Điểm, hai đồng chí Viết, Luông bị địch bắt rồi đưa đi mất tích. Tháng 5/1931, đồng chí Tám Độ bị bắt và kết án 15 năm đày ra Côn Đảo.

Năm 1934-1935 cơ sở Đảng ở Tây Ninh được xây dựng và củng cố thêm nhưng chưa hình thành chi bộ Đảng.

Hoạt động chủ yếu của các nhóm Đảng và các đảng viên trong giai đoạn này là tuyên truyền về sự khổ nhục của người dân mất nước, phải sống cảnh đời nô lệ, vạch trần sự áp bức bóc lột của bọn thống trị và bè lũ tay sai, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh để giải phóng mình, giành lại quyền sống tự do, giành lại cơm áo và ruộng đất.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Tây Ninh những nhóm Đảng đầu tiên được hình thành là những hạt giống đỏ để lãnh đạo và phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Tây Ninh. Đảng bộ và nhân dân Tây Ninh đã kiên trì đấu tranh, vượt qua bao gian khổ ác liệt và hy sinh để đi đến thắng lợi, giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám, cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Trải qua 85 năm (1930-2015), cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã thay đổi không còn hiện trạng như xưa. Do nhu cầu sản xuất, khai thác, rừng đã được vỡ hoang thành ruộng vườn. Năm 2002 trên vùng đất này, nhân dân địa phương đã xây dựng một nhà bia tưởng niệm với tên gọi: Bia Kỷ niệm nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Tây Ninh. Đến năm 2005 Tỉnh ủy Tây Ninh cho xây dựng lại với tên gọi là: Khu lưu niệm cơ sở Đảng đầu tiên tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần. Năm 2012 Tỉnh ủy Tây Ninh tiếp tục nâng cấp và cho xây dựng thêm Nhà lưu niệm Nông hội đỏ. Hiện tại di tích Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần được khoanh vùng trên tổng diện tích 1073.12m2.

Với những giá trị về mặt lịch sử di tích Địa điểm thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh tại Giồng Nần, được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh

30/05/2016 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2016-05/GiongNan_Key_30052016103710.jpg
Các điểm tham quan du lịch ở Tây NinhCác điểm tham quan du lịch ở Tây Ninh
1. Khu Di tích lịch sử Văn hóa - Danh thắng và du lịch núi Bà Đen
1. Khu Di tích lịch sử Văn hóa -  Danh thắng và du lịch núi Bà Đen là quần thể di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Nam bộ. Núi Bà Đen cao 986m, là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Nam bộ, có hệ thống hang động hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mang trong mình truyền thuyết Bà Đen linh thiêng. Từ năm 2013 cho đến nay, công ty Cổ phần Cáp treo núi Bà đã đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo mới công nghệ Châu Âu, vận hành song song với hệ thống cáp treo trước đây, kết hợp với hệ thống máng trượt hiện đại phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, khám phá của du khách, tạo nên một điểm du lịch kết hợp với hệ thống cáp treo- máng trượt đầu tiên trên toàn quốc tạo nên một điểm du lịch tâm linh, dã ngoại thú vị, hàng năm thu hút khoảng 2,5 triệu du khách đến tham quan, hành hương, du lịch trong các lễ hội: Hội Xuân núi Bà Đen; Lễ hội Động Kim Quang; Lễ vía Bà Đen... 
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 29/12/2014. Theo đó, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hoàn chỉnh cơ cấu khu du lịch và một số dự án trọng điểm, mũi nhọn; đến năm 2030 Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen cùng với Tòa thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng và thành phố Tây Ninh trở thành một điểm đến quan trọng, hoàn thành các dịch vụ vui chơi giải trí như khu trường bắn, khu cảnh quan gắn với trung tâm đô thị, khu tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh, khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp, khu cắm trại và các hoạt động dã ngoại, khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, khu vườn thực vật và bảo tồn gen, Trường đua xe mô tô và ô tô địa hình, làng văn hóa Khơ-mer Suối Đá – Khedol và khu dịch vụ giải trí trên đỉnh núi
2. Tòa Thánh Cao Ðài:  Một trong những điểm nổi bật của Tây Ninh là Tòa Thánh Cao Ðài, nơi thờ phượng của một tôn giáo có xuất xứ ngay trong nước với kiến trúc độc đáo là một công trình nghệ thuật tổng hợp hoành tráng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc vừa mang nét bề thế nguy nga của phương Tây lại vừa mang dáng vẻ huyền bí của phương Đông được xây dựng từ năm 1933 đến tháng Giêng năm 1955 chính thức khánh thành, tọa lạc trong một khuôn viên rộng 1 km2, cách thành phố Tây Ninh 5 km về hướng Đông. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh- Thánh địa của Đạo Cao Đài Tây Ninh nói riêng và tôn giáo Cao Đài nói chung.
Các lễ hội chính của Đạo Cao Đài Tây Ninh là lễ Vía Đức Chí Tôn vào mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Thánh Mẫu vào Rằm tháng Tám Âm lịch hàng năm với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra, các sinh hoạt tôn giáo hàng ngày với các lễ cúng thời cũng là nét đặc sắc tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh thu hút số lượng không nhỏ du khách quốc tế đến tham quan.
3. Di tích căn cứ Trung ương Cục Miền Nam: Nằm cách Thành phố Tây Ninh 64 km, là di tích lịch sử được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Khu căn cứ đã được tôn tạo phục chế lại với những căn nhà lợp lá trung quân đơn sơ, gọn đẹp, chen lẫn trong màu xanh của lá rừng với chằng chịt những dây leo. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã đề ra chiến lược, vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng miền Nam, làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.
4. Di tích căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam: là tổ chức chính trị với mục đính đoàn kết toàn dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ cứu nước, đánh đổ chế độ ngụy quyền tay sai, tiến tới thống nhất Việt Nam. Căn cứ nằm trong khu rừng già nguyên sinh, cách Trung tâm Thành phố 54km đường bộ, cách di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam 10km. Khi đặt chân tới đây quý khách sẽ được sống lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngày 04/12/1988, Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 3518/QĐ-BVHTT.
5. Di tích căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: (CPCMLTCHMNVN) là chính phủ được bầu bởi Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam do Mặt trân Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tổ chức. Cùng với Mặt trận, CPCMLTCHMNVN đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang trong việc giành lại độc lập. Khu di tích nằm cách trung tâm Thành phố Tây Ninh khoảng 42 km về hướng Bắc. Nơi đây ghi dấu thời khắc hào hùng đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Ngày 04/12/1988, Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 3518/QĐ-BVHTT.
6. Di tích Căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục Miền Nam: thuộc ấp Bảy Bàu, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 50 km về hướng Bắc. Suốt 15 năm chiến đấu, Ban An ninh Trung ương Cục Miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng gian bảo mật, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam. Ngày 23/12/1995, Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận xếp cấp hạng quốc gia tại quyết định số 3777/QĐ-BT
7. Di tích Chiến thắng Tua Hai: Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Cách Thành phố Tây Ninh 7km về hướng Bắc. Nơi đây từng diễn ra trận đánh lịch sử, góp phần mở màn cho phong trào đồng khởi vũ trang ở miền Nam và đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá ngày 23/7/1993.
8. Hồ nước Dầu Tiếng: Hồ nước Dầu Tiếng nằm ở phía Đông tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 30km, nằm trong tuyến du lịch liên hoàn giữa Thành phố Tây Ninh – Toà thánh Tây Ninh – Núi Bà Đen. Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước, có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước, tưới tiêu cho đồng ruộng trong tỉnh và các tỉnh lân cận, là hồ thuỷ lợi hàng đầu của cả nước, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Đông Nam Bộ, rất phù hợp cho việc đầu tư và phát triển khu du lịch sinh thái.
9. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát: Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa bàn 3 xã: Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Là vùng giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia, khu vực này còn là địa danh nổi tiếng với những di tích văn hóa - lịch sử trong các thời kỳ kháng chiến, nơi ra đời Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Do những giá trị về sinh thái tự nhiên, văn hóa, lịch sử, nơi đây đã và đang trở thành nơi tham quan, học tập, nghiên cứu, là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
10. Tháp cổ Bình Thạnh: là một trong hai ngôi tháp cổ (Tháp Chót Mạt tại ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên) trên đất Tây Ninh còn lại tương đối nguyên vẹn. Đây là một di tích kiến trúc cổ quý giá, một công trình kiến trúc mỹ thuật đánh dấu một nền văn minh của loài người cách nay trên 1.000 năm. Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1993.
11. Khu du lịch Long Điền Sơn: cách thành phố Tây Ninh khoảng 5 km được xem là trong những khu du lịch lý tưởng của du khách trong và ngoài tỉnh trong những năm gần đây. Phong cảnh Long Điền Sơn rất hữu tình, khu du lịch mang đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt. Khu du lịch Long Điền Sơn còn có công viên nước rất hấp dẫn nhất là đối với trẻ em vào những dịp cuối tuần và là điểm du lịch độc đáo của vùng biên Tây Ninh.
12. Cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh: Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, du lịch với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại. Cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây -Trung Quốc ). Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km. 
13. Khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh: Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm tiếp giáp giữa ba ngọn núi: núi Bà, núi Phụng và núi Heo (nằm trong quần thể núi Bà Đen, thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh). Đường lên khu vực Ma Thiên Lãnh quanh co uốn lượn, một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu, cây rừng xanh mướt. Địa thế đó tạo cho thung lũng Ma Thiên Lãnh khí hậu mát mẻ, trong lành, với dòng suối Vàng mát lạnh chảy từ trên núi xuống và cây cối quanh năm xanh tươi. Với khung cảnh núi rừng hùng vĩ và thơ mộng đó, nơi đây  là một điểm du lịch sinh thái và dã ngoại hấp dẫn. 
14. Di tích lịch sử Bời Lời – Căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Tây Ninh: thuộc ấp Sóc Lào, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thị trấn Trảng Bàng 16km. Bời Lời là tên gọi dân gian để chỉ một loại cây gỗ mọc tự nhiên thành một khu rừng già, rộng gần 200km2. Bời Lời là Trung tâm đầu mối vào căn cứ Bắc Tây Ninh qua các cuộc kháng chiến. Vào thời Việt Nam Cộng Hoà,  nơi đây là căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh và các cơ quan dân chính của tỉnh.  Đây còn là một phần của khu "Tam giác sắt" nổi tiếng trong chiến tranh. Căn cứ Bời Lời được công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số: 02/1999/QĐ-BVHTT ngày 26/01/1999.
15.Tháp Chót Mạt: Khu đền tháp được xây dựng trên gò đất đắp cao giữa cánh đồng, ngày nay thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ngôi tháp mang tên Chót Mạt được xây dựng khoảng thế kỷ 8 đã được Bộ VHTT công nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.  Tháp Chót Mạt là một trong ba đền tháp còn lại ở Nam Bộ (cùng với tháp Bình Thạnh – Trảng Bàng còn tương đối nguyên vẹn và tháp Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu). Ngoài ra các đền tháp cổ còn lại ở Tây Ninh đã trở thành phế tích trải dài dọc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, là đối tượng để nghiên cứu và giới thiệu của một nền văn minh từng phát triển trong quá khứ. 
16. Đền Thờ Quan Lớn Trà Vong: Năm 1749 (Kỷ Tỵ), Triều Đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương. Tưởng nhớ công ơn của 3 anh em nhà họ Huỳnh và các nghĩa binh, nhân dân địa phương lập đền, miếu để thờ ở nhiều nơi và được gọi chung là đền thờ Quan lớn Trà Vong. Ngôi mộ ông Huỳnh Công Giản (tức Quan lớn Trà Vong) được nhân dân chôn cất tại ấp Trà Hiệp xã Trà Vong - huyện Tân Biên. Đền thờ ông được nhân dân xây dựng ở nhiều nơi như: xã Mỏ Công – huyện Tân Biên; ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi - huyện Châu Thành; xã Thạnh Tân – thành phố Tây Ninh .
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh


30/05/2016 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Lễ hội truyền thốngLễ hội truyền thống
a. Lễ hội núi Bà Đen:

​​- Hội Xuân núi Bà Đen: Sau T​ết Nguyên đán, tiết xuân mát mẻ, du khách từ bốn phương  kéo về Núi Bà ở Tây Ninh mở hội xuân. Bắt đầu từ ngày mùng 4 tháng giêng, Núi Bà trở nên đông vui tấp nập và kéo dài trong suốt tháng giêng. Một số du khách là những người du xuân đến Núi bà để chiêm ngưỡng lễ hội cũng như thiên nhiên xinh đẹp của Núi Bà, nơi đỉnh núi có mây phủ quanh năm, nên còn gọi là "Vân Sơn". Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.

- Lễ hội truyền thống động Kim Quang (tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch). Được duy trì liên tục hàng năm (từ năm 1983 đến nay) nên lễ hội động Kim Quang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương huyện Hoà Thành nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung. Trong kháng chiến chống Mỹ, Huyện uỷ và Huyện đội Toà Thánh đóng tại động Kim Quang, một động đá lớn nằm về phía Tây Nam sườn núi Bà Đen, ở độ cao khoảng 150m. Lễ hội động Kim Quang còn là dịp để tuổi trẻ Hoà Thành được ôn lại truyền thống cách mạng, tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Lễ vía Bà Đen: được tổ chức vào các ngày mùng 4,5,6 tháng 5 âm lịch. Vào lúc không giờ đêm mùng 3 rạng mùng 4, lễ tắm Bà được tổ chức trang nghiêm tại đền thờ. Lúc này cửa điện được đóng kín, không có khách bên ngoài tham dự. Điều hành lễ tắm Bà là một phụ nữ cao tuổi. Tắm xong, người ta mặc áo mới cho Bà, rồi lần lượt lạy bà. Trong suốt ngày chính hội, từ sáng tinh mơ đến 8 giờ tối, khói hương cháy nghi ngút trên bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu và Bà Chúa Xứ, bàn thờ Phật, bàn thờ hộ Pháp, bàn Giám Trai, bàn ông Tiêu.

b. Lễ hội của Đạo Cao Đài Tây Ninh: có 2 lễ lớn tiêu biểu là lễ Vía Đức Chí Tôn (mùng 8 tháng Giêng âm lịch) và lễ hội Diêu Trì Thánh mẫu (rằm tháng 8 âm lịch). Bên cạnh những nghi thức dâng hương, cúng lễ, đọc kinh theo tập tục của đạo Cao Đài trong những ngày lễ, các nghệ nhân còn tổ chức các cuộc biểu diễn nghệ thuật, múa hát, đưa rước. Đáng chú ý là nghệ thuật múa Tứ Linh (múa rồng, múa lân, quy, phụng) trong các cuộc lễ như trong đám rước. Những ngày lễ trọng ngày không chỉ quy tụ tín đồ đạo Cao Đài và dân chúng Tây Ninh, mà còn có không ít các tín đồ Cao Đài trong cả nước du khách ở Nam bộ cũng về dự lễ.

c. Lễ hội truyền thống động Kim Quang (tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch). Được duy trì liên tục hàng năm (từ năm 1983 đến nay) nên lễ hội động Kim Quang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương huyện Hoà Thành nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung. Trong kháng chiến chống Mỹ, Huyện uỷ và Huyện đội Toà Thánh đóng tại động Kim Quang, một động đá lớn nằm về phía Tây Nam sườn núi Bà Đen, ở độ cao khoảng 150m. Lễ hội động Kim Quang còn là dịp để tuổi trẻ Hoà Thành được ôn lại truyền thống cách mạng, tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

d. Lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong: được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 2 âm lịch hằng năm. Nhiều nơi tổ chức cả hát bội và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghi thức lễ giỗ ba anh em Quan Lớn Trà Vong gần giống như lễ hội đình ở Nam Bộ và trong khu vực Tây Ninh. Lễ vật dâng cúng chủ yếu là các thức ăn mặn, heo, gà, hương, hoa, đèn nến... Có chủ tế và các lễ sinh cũng như có ban cổ nhạc tham dự tấu các bản nhạc dân tộc khi hành lễ. 

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

30/05/2016 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Miếu Quan Đế (Chùa Ông Phước Kiến)Miếu Quan Đế (Chùa Ông Phước Kiến)
Miếu Quan Đế do người Hoa được xây dựng tại khu phố 4, phường II, Thị xã Tây Ninh, người Việt thường gọi là chùa Ông.

congchuaongquande.jpg

Quan công là một nhân vật trong thời Tam quốc (Ngô - Thuỵ - Thục) ở Trung Quốc, và được xem như là người "Vạn cổ nhất nhân" tượng trưng cho Đức – Trí – Dũng và được người Hoa tôn sùng lập Miếu thờ nhiều nơi.

Miếu Quan Đế Thị xã Tây Ninh xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền thống Trung Hoa. Toàn bộ công trình được kiến trúc khép kín theo hình chữ Quốc, dài 23cm, rộng 20m (chu vi 86m). Mặt cắt dọc hình chữ nhị. Ở giữa có sân nắng (giếng trời- theo quan niệm của người Hoa). Cột gỗ tròn, vách gạch, mái lợp ngói âm dương và ngói mũi hài sơn màu vàng, đỏ.

Chính giữa Miếu thờ Tượng Quan Công cao 0,5m, trong tư thế một tay vuốt râu, một tay cầm quyển sách – Hai bên tả, hữu thờ tượng Châu Xương và Quan Bình. Hai gian bên thờ mẹ Sinh, mẹ Độ và Thần Tài.

Gian chính được bài trí trang nghiêm và lộng lẫy bởi các đồ thờ tự, bát bửu, lư hương và các mảng chạm khắc đều có tuổi trên 100 năm.

Sân vườn trước Miếu rộng, có hồ bán nguyệt, trồng sen và nhiều cây cảnh quý hiếm.

Hằng năm vào ngày rằm tháng giêng và ngày 26 tháng 4 âm lịch tổ chức cúng lễ. Đông đảo cộng đồng người Hoa ở Tây Ninh đến cúng bái.

20/01/2015 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/congchuaongquande.jpg
Đình Thanh PhướcĐình Thanh Phước
Đình Thanh Phước được xây dựng trên một gò đất cao có nhiều cây dầu cổ thụ, nên đình còn có tên gọi khác là đình Gò Dầu. Toạ lạc tại Thị trấn Gò Dầu, đình Gò Dầu là một trong những ngôi đình cổ có quy mô lớn so với các ngôi đình khác trong tỉnh Tây Ninh.

dinhthanhphuoc.jpg

Trên khuôn viên rộng 10.000m2, xung quanh có nhiều cây dầu cổ thụ. Kiến trúc đình theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ. Diện tích xây dựng 820m2 gồm có tiền đình, chánh đình và hậu đình, có khu sân đình nối liền với nhà (sân khấu) bát bộ. Đình được xây dựng dựng bằng chất liệu bền vững, tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói.

Đình Thanh Phước được xây dựng trong thời kỳ sau Bình Tịnh (An Tịnh), Phước Lộc (Gia Lộc), An Hòa kế đến Gia Bình... cư dân trên vùng đất này tiếp tục phát triển khai hoang, lập ấp đến vùng đất Thanh Phước ngày nay. Thời bấy giờ trung tâm Thanh Phước nằm cả hai bên tả và hữu sông vàm Cỏ Đông trên các gò đất cao có nhiều cây dầu - về sau còn có tên gọi là Gò Dầu Thượng (khu vực vực xã An Thạnh, huyện Bến Cầu), Gò Dầu hạ thuộc xã Thanh Phước. Năm 1963 Chánh quyền Cách mạng tách xã Thanh Phước ra một phần thành lập Thị trần Gò Dầu. Do vậy tên đình Thanh Phước ngày nay nằm trên đất Thị trấn Gò Dầu.

 Theo các bộ lão – Ban Hội đình Thành Phước (cụ Vi Văn Bền 83 tuổi) cho biết, từ xa xưa linh thần đã được thờ tại miếu, rồi đến đình ở cặp sông Vàm Cỏ Đông, lâu ngày bị sụp lỡ, nên nhân dân di đời lên xây cất ở vị trí ngày nay.

 Linh thần Húy Đặng Văn Châu (có người nói Huỳnh Thanh Phương) – Ngài là người trung can nghĩa khí, đã cùng nhân dân địa phương và nghĩa binh lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời Vua Tự Đức tại xoài Đồn (xóm xoài Đồn) gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Khi được trả tự do ông trở về tiếp tục cùng nhân dân vùng này lập căn cứ kháng Pháp và khai khẩn đất đai tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài.

 Khi ông qua đời nhân dân lập miếu thờ về sau dựng đình để tôn thờ ghi nhớ công ơn. Ông được nhà Vua sắc phong Thành Hoàng bổn cảnh (sắc phong bị thất lạc do chiến tranh). Đình Thanh Phước đã được khoanh vùng bảo vệ và đang lập thủ tục đề nghị Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá.

20/01/2015 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/dinhthanhphuoc.jpg
Đền thờ Trần Hưng ĐạoĐền thờ Trần Hưng Đạo
Đền thờ đức Trần Hưng Đạo tọa lạc tại khu phố 3, phường III Thị xã Tây Ninh . Nguồn gốc của ngôi đền xuất phát từ bộ phận người Việt Nam sinh sống ở huyện Mi-mốt, Kông-pông chàm, Campuchia.

Mặc dù, sống trên đất khách, quê người nhưng cộng đồng người Việt tại đây luôn hướng về cội nguồn của dân tộc. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, cộng đồng người Việt ở đây đã lập nên ngôi đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc, Đền đã thu hút khá đông đảo người Việt ở Mi-mốt đến cầu an, chiêm bái nhờ sự chở che để người dân Việt tha phương được bình an, làm ăn thịnh vượng.

Đến năm 1970, LonNon-Xi-Rich-Ma-Tắc được sự hỗ trợ của Đế Quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn đã âm mưu đảo chánh lật đổ quốc vương Si-ha-núc. Cuộc chiến tranh Đông Dương bùng nổ, một bộ phận lớn cộng đồng người Việt ở Campuchia bị trục xuất về nước. Trong số đó, có bộ phận người Việt ở Mi-mốt chuyển về Tây Ninh định cư sinh sống., số người này cùng nhân dân vùng Thị xã Tây Ninh xây dựng nên ngôi đền đức Thánh Trần phỏng theo kiểu nhà ở Bắc bộ (giống như đền thờ Trần Hưng Đạo ở Mi-mốt), cùng với sắc phong và tượng đức Thánh Trần để thờ cúng.

Ngôi đền được xây dựng có 5 gian, cột gỗ tròn, xây tường gạch 3 phía, phía trước cửa gỗ, mái lợp ngói. Ở gian chính giữa trưng bày bức đại tự, hai đôi liễng. Trung tâm thờ tượng Trần Hưng Đạo, một gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 8 ngày 14 năm 1941 (âm lịch) Vua Bảo Đại (năm thứ 14) đã sắc phong:

 "Vâng mệnh tưởng nhớ vị thần phò dân giúp nước Trần Hưng Đạo. Xin thần linh ứng giúp dân sở tại vun trồng tại xứ Mi-mốt Cao Miên .Nay vua ban chiếu mệnh thứ dân lập đền thờ lớn. Mong thần phù hộ, bảo vệ là dân của nước ta".

 Ngôi đền được nhân dân địa phương thường xuyên bảo vệ và tu sửa. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo duy nhất ở Tây Ninh.



20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Đền thờ Quan Lớn Trà VongĐền thờ Quan Lớn Trà Vong
Năm 1749 (Kỷ Tỵ), Triều Đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Gỉan, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương.

Tưởng nhớ công ơn của 3 anh em nhà họ Huỳnh và các nghĩa binh, nhân dân địa phương lập đền, miếu để thờ ở nhiều nơi và được gọi chung là đền thờ Quan lớn Trà Vong.

travong.jpg

Ngôi mộ ông Huỳnh Công Giản (tức Quan lớn Trà Vong) được nhân dân chôn cất tại ấp Trà Hiệp xã Trà Vong, Tân Biên. Đền thờ ông được nhân dân xây dựng ở nhiều nơi như: Tân Phong, Trà Vong (Tân Biên), Cầy Xiêng, Đồng Khởi (Châu Thành), Thái Vĩnh Đông, Phường I (Thị xã), Thạnh Tân (Hoà Thạnh).

Đền thờ Quan lớn Trà Vong tại Thái Vĩnh Đông, phường I, Thị xã Tây Ninh:

Đền xây dựng trên gò đất cao, phía trước có nhiều cây dầu cổ thụ. Đền có 3 gian, hình chữ nhị (2 lớp), chiều dài 14 mét, chiều ngang 10m, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương.

Chánh đền có sắc phong chữ thấn cùng bài trí các đồ thờ như lư hương, chưng đèn, lễ bộ. Trên nóc là hoành phi và bức đại tự sơn son thếp vàng "Đáp tạ thần ân" hai bên có 2 câu đối.

"Nhật tảo xuất anh tài vị quốc vong ân

Trứ trứ phương danh thuỳ trúc bạch

Tà dương trữ man tặc, ưu quân trí mạng

Nguy nguy chính khí quán sơn hà"

 Đền Quan lớn Trà Vong ở xã Mõ Công (Tân Biên)

Ngôi đền nằm cặp quốc lộ 22B gần trung tâm xã Mõ Công. Ngôi đền được nhân dân thường gọi là "Dinh ông lớn Trà Vong"

Cổng vào được xây theo hình chữ nhị 5m x 9m, gồm phần tiền đền và chính đền, mái ngói mũi, phần chính đền có hoành phi đề: "Quan lớn Trà Vong", ở giữa bên trái đề: "Long phi niên Đinh dậu", bên phải "Quan đại thần chuyển binh" bằng hán tự.

Ngôi đền ở xã Thái Bình

Đền toạ lạc tại ấp Cầy Xiêng xã Thái Bình (Châu Thành) cặp quốc lộ 22B, cách thị xã Tây Ninh chừng 5km về hướng Tây Bắc. Đây là ngôi đền còn giữ được phần hậu đền xây dựng cách nay trên 100 năm. Đền kiến trúc theo hình chữ tam, tường gạch, mái lợp ngói. Phần tiền đền 6m x 6m, hậu đền 3m x 3m.

Chánh đền thờ bài vị và tượng quan lớn cao 1m đứng đeo gươm trận uy nghiệm lẫm liệt.

Đền quan lớn Trà Vong ở Suối Vàng.

Đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện tập binh mã ngày xưa của quan lớn Trà Vong.

Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 do mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo chữ hình tam. Đây là ngôi đền ông lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay so với các đền hiện hữu thờ ông lớn Trà Vong trên đất Tây Ninh.

Ngoài ra còn có các nền thờ ông Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng ở những nơi khác.

Tại Vàm Bảo, Bến Thứ rạch Vịnh xã Hảo Đước, Châu Thành có mộ và đền thờ ông Huỳnh Công Nghệ nằm cạnh khu dân cư thưa thớt hiện đang xuống cấp nặng. Tại thành Bảo Quang Hoá, xã Cẩm Giang, Gò Dầu có ngôi đền thờ ông Huỳnh Công Thắng. Ngôi đền kiến trúc hai lớp hình chữ nhị, tường gạch, mái lợp ngói có diện tích 8m x 16m. Trong đền thờ bài vị và tượng Huỳnh Công Thắng.

Trên vùng đất phía Tây Bắc Tây Ninh nhân dân xây dựng nhiều đền thờ quan lớn Trà Vong. Tuy nhiên, do chiến tranh ác liệt kéo dài nên nhiều ngôi đền bị tàn phá mà nhân dân chưa có điều kiện xây dựng lại.

Hàng năm vào các ngày 16 và 17 tháng 3 âm lịch tại các đền nhân dân địa phương tổ chức cúng lễ tưởng nhớ đến ông lớn Trà Vong rất trang trọng. Nhiều nơi tổ chức cả hát bội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.


20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/travong.jpg
Đình Long GiangĐình Long Giang
Đình Long Giang toạ lạc tại Ấp Bàu, xã Long Giang, huyện Bến Cầu. Cách trung tâm huyện lỵ khoảng chừng 10km về hướng Tây Nam.

Long Giang là vùng đất được khai phá từ thời cụ Trần Văn Thiện nằm bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông. Theo dân gian thì ngôi đình này thờ Thần Lãnh Binh Két - Người được triều đình cử trấn nhậm vùng này để chăm lo việc bảo vệ dân, khai hoang lập ấp.

dinhLongGiang.jpg

Sau năm 1862, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, Lãnh Binh Két cùng các nghĩa binh và nhân dân địa phương lập nên căn cứ chống Pháp tại đây, Ông cho xây đắp nhiều thành lũy bằng đất (cách đình 500 mét hiện nay còn một đoạn thành gần nguyên vẹn). Từ dinh lũy này Lãnh Binh Két cùng nghĩa binh hoạt động khắp địa bàn thuộc ba huyện Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng. Bằng phương pháp chiến tranh du kích "xuất quỷ nhập thần" đạo quân của Lãnh Binh Két đã tiêu hao nhiều sinh lực địch; bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi qua đời, nhân dân địa phương tưởng nhớ lập miếu và xây đình thờ ông.

Đình Long Giang xây dựng gồm 3 lớp: tiền đình, chánh đình và hậu đình. Với những hàng cột gỗ to kê đá tảng 40cm. Do tàn phá của chiến tranh nay chỉ còn lại phần hậu đình với diện tích 264m2. Tường xây gạch, mái lợp ngói (phần tiền đình và chánh đình chỉ còn lại nền đất và một số đá tảng kê cột).

Tuy nhiên, các đồ thờ tự, trang thờ, bát bửu, rùa hạc, chiêng trống vẫn được bảo vệ và trưng bày theo đúng nghi lễ của chùa.. Đình Long Giang đã có sắc phong nhưng đã mất do chiến tranh tàn phá.

Nằm trong hệ thống đình của người Việt, đình Long Giang được xây dựng sát biên giới quốc gia, giáp với Campuchia. Nó gắn liền với quá trình khai hoang lập ấp và bảo vệ biên cương tổ quốc của nhân dân ta cách nay hơn 150 năm.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/dinhLongGiang.jpg
Đình Phước HộiĐình Phước Hội
Đình Phước Hội được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, toạ lạc tại ấp Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Minh Dương Châu, Tây Ninh. Thời kỳ xây dựng đình có tên xã là Phước Hội thuộc Tổng Hàm Ninh thượng. Sau năm 1975 xã Phước Hội đổi tên thành xã Suối Đá nên nhân dân quen gọi là đình Suối Đá.

Từ thời Thiệu Trị, ngôi đình do nhân dân xây cất để thờ hai vị thần. Một vị thần do nhân dân tôn thờ là ông Đào Văn Chữ và một vị do Triều đình sắc phong là ông Phạm Văn Điểng. Cả hai ông đều là người có công khai hoang, lập ấp, di dân chống giặc bảo vệ nhân dân.

dinhphuochoi.jpg

Ông Phạm Văn Điểng: Tả tướng quân võ tín hầu, được Vua Minh Mạng (1820-1840) cử vào trấn nhậm ở Phước Hội và ông đã qua đời tại đây. Vua sắc phong Thành Hoàng bổn cảnh (Thiệu Trị năm thứ II, tứ nguyệt, thập ngũ nhật "15/4/1842").

Ông Đào Văn Chữ là người kế tục ông Điểng lãnh đạo nhân dân khai hoang lập ấp, chống giặc nên khi qua đời được nhân dân tưởng niệm thờ cúng tại đình.

Đình Phước Hội được xây dựng trên khuôn viên rộng 5000m2. Diện tích đình 300m2, gồm 3 lớp (hình chữ Tam) với 3 gian chạy suốt gồm tiền tế, chánh và hậu đình. Đây là một ngôi đình cổ ở huyện Dương Minh Châu và tỉnh Tây Ninh. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi đình được nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần nhưng hiện nay vẫn đang ở tình trạng xuống cấp nặng.

Sự hiện diện và tồn tại của đình Phước Hội suốt 200 năm qua trên vùng đất phía Bắc núi Bà Đen vốn trước đây là vùng rừng gìà hoang dại, đã khẳng ịnh sự có mặt của người Việt ở nơi đây khá sớm.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/dinhphuochoi.jpg
Chùa Khơ me ở Khe-ĐonChùa Khơ me ở Khe-Đon
Chùa Khơme được xây dựng tại ấp Khe-Đon, xã Tân Thành, Huyện Hoà Thành, nằm trên tỉnh lộ 4. Khe-Đon là một địa danh nằm phía Bắc Núi Bà Đen. Từ lâu tại đây có nhiều phum sóc của người Khơme sinh sống.

Trên đất Tây Ninh ngoài cụm dân cư Khơme ở Khe-Đon còn có một số cụm dân cư Khơme sinh sống như ở Bàu Ếch, Trường Hòa, huyện Hòa Thành, các xã biên giới Hoà Thạnh (Châu Thành), Kà ốt, Tân Đông (Tân Châu), Hoà Hiệp (Tân Biên)...

khome.jpg

Chùa Khơ-me ở Khe-Đon được xây cất bằng gạch, mái lợp ngói, kiến trúc theo kiểu chùa có nhiều lớp mái dốc, đã lượt bớt những hoạ tiết, hoa văn, chạm trổ không giống và quy mô như các chùa Khơme ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Đồ thờ tự cũng đơn giản hơn các chùa Khơ-me ở Nam bộ. Sau năm 1975, ngôi chùa này được xây cắt lại trên nền chùa cũ.

 Lễ hội tại chùa chủ yếu là tết Chôm-thơ-nam-thơ-mây - Tết rước nước đầu năm, theo phong tục người Khơ-me để cầu nguyện cho mưa thuận, gió hoà, cây cối xanh tươi, con người khoẻ mạnh. Lễ Tết này được tổ chức vào các ngày từ 13 đến 15 tháng 4 (âm lịch) hàng năm.

Cộng đồng người Khơ-me tại đây hiện có chưa đến 100 hộ, nhưng họ vẫn bảo lưu được các tập quá, phong tục và sinh hoạt văn hoá cộng đồng được tựu trung tại chùa Khe-Đon.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/khome.jpg
Cẩm Phong Tự (Chùa Quan Huế) Cẩm Phong Tự (Chùa Quan Huế)
Cẩm Phong Tự là một ngôi chùa cổ trên 100 năm, được xây dựng vào năm 1848 , thuộc Phật giáo Nam tông, phái cổ Môn Sơn. Chùa toạ lạc tại ấp Cẩm Thắng , xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, nằm cạnh quốc lộ 22B và sông Vàm Cỏ Đông, cách Thị xã Tây Ninh chừng 15km.

Cẩm Phong tự gồm 3 lớp nhà hình chữ Tam, vách tường gạch, mái lợp ngói âm dương, mặt hướng Đông – Nam, hậu giáp sông Vàm Cỏ Đông, khuôn viên rộng 2000m2 . Với 3 tháp cổ của các vị tổ: Quan Huế, Hòa thượng Phước Khánh Minh Lộc (1858-1906), Hòa Thượng Cửu An (1877-1947).

Qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự quý hiếm: Đức Đại tự (1989), Tiểu hồng chung (1905) do Phật tử Trần Văn Tài và bà Võ Thị Y Phụng cúng.

Cẩm Giang là lỵ sở của tỉnh tây Ninh vào cuối thế kỷ XVIII, gồm 2 huyện Quang Hoá (Cẩm Giang) và Tân Ninh (Thị xã Tây Ninh).

Cùng với Bảo Quang Hoá, trung tâm dân cư thời bấy giờ. Nơi đây thuận lợi về giao thông thuỷ, bộ, nằm trên trục đường kinh lý cửa xứ thần từ Cao Miên đi qua về Gia Định và ra Huế. Nhiều quan Triều đình Huế được cử vào trấn nhậm tại đây. Đặc biệt là 3 anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản , Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ.

Trong các quan triều Huế trấn nhậm ở đây có người sau khi về nghỉ đã xây dựng ngôi chùa này. Do nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông có nhiều hoa lục bình tim tím nở quanh năm nên gọi là Cẩm Phong tự. Còn nhân dân thì gọi là chùa Quan Huế (vì do vị quan triều đình Huế vào xây dựng và trụ trì).

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Chùa Phước LưuChùa Phước Lưu
Chùa Phước Lưu nằm cạnh quốc lộ 22A, tại trung tâm Thị trấn Trảng bàng, đối diện với bệnh viện và sân vận động Trảng Bàng.

Giữa thế kỷ thứ XIX, chùa Phước Lưu được xây dựng. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ gọi là Am Bà Đồng, sau này được xây dựng thành chùa nên có tên gọi là Chùa Bà Đồng.

Năm 1900, Tổ trường Lục thuộc đời thứ 42 phái Liễu quán đã quyên góp tài chính của phật tử địa phương và cộng đồng người Hoa ở Trảng Bàng sửa chữa và mở rộng chùa và đặt tên là chùa Phước Lưu.

Từ lúc xây dựng đến nay đã qua 5 lần trùng tu sửa chữa vào các năm 1943, 1946, 1975 và 1990. Đây là một ngôi chùa được xây dựng bề thế, khang trang. Hệ thống tượng Phật và các đồ thờ tự có giá trị cao so với các chùa phật ở Tây Ninh. Ngoài tượng Phật Di Lặc, có tượng Di đà tam tôn bằng gốm thếp vàng được mang từ Trung Quốc sang (gốm sứ đời Thanh). Với 15 tượng Phật được làm bằng chất liệu đất nung gốm sứ đời Thanh (chế tác từ Trung Quốc).

Chùa Phước Lưu là nơi có nhiều tượng Phật cùng nhiều hiện vật cổ, có giá trị nghệ thuật cao như: 4 bàn tủ khảm trai, bộ tràng kỷ mặt đá. Đặc biệt có 2 đĩa lớn (đường kính 55cm) 2 choé lam lớn (đường kính 63cm, cao 53cm). Với những hoạ tiết, hoa văn đường phủ men lam là những hiện vật cổ có giá trị độc đáo. Với lối kiến trúc đẹp, hoà với tổng thể thiên nhiên. Ngôi chùa đã được giới thiệu trong quyển "Việt Nam danh lam cổ tự".

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà)Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà)
Chùa thường được gọi là chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Chùa do Thiền sư đạo Trung Thiện Hiếu thuộc chi phái Thiền Liễu Quán khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII, năm 1793

chualinhson.jpg

Chùa Bà ở độ cao khoảng 600m, cùng với các chùa Hang (Linh Sơn An Phước Tự), chùa Trung (Linh Sơn Phước Trung Tự) là những ngôi chùa nổi tiếng ở khu danh thắng núi Bà Đen. . Chùa đã qua nhiều đời trụ trì và được trùng tu nhiều lần. Ni sư Diệu Nghĩa là vị trụ trì đã tổ chức trùng tu, mở rộng cả 3 ngôi chùa những năm gần đây để đón tiếp hàng vạn khách tham quan chiêm bái hàng năm.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/chualinhson.jpg
Cao Sơn Tự (Chùa Cao Sơn)Cao Sơn Tự (Chùa Cao Sơn)
Chùa Cao Sơn thuộc địa phận xã Phước Trạch, cách trung tâm huyện Gò Dầu độ chừng 5km về hướng Đông. Chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX

Caosontu.jpg

Ngôi chùa được xây dựng trên một gò đất cao, rộng, có nhiều câu dầu, sao cổ thụ có tuổi trên 100 năm. Khuôn viên chùa được tạo bởi khúc quanh, lượn của sông Vàm Cỏ Đông tạo thành như một bán đảo. Cùng với ngôi đình cổ Phước Trạch và cảnh quan nơi đây đã trở thành nơi chiêm ngưỡng, du lịch của nhân dân trong vùng.

Cao Sơn Tự mặt nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông - hướng Tây Nam. Kiến trúc theo hình chữ Nhị. Dài 22m, rộng 10m, cao 5,8m. Sự khác biệt của Cao Sơn Tự với các ngôi chùa khác trong tỉnh Tây Ninh là sự bài trí thờ phượng. Cao Sơn Tự thờ cả Phật và Thần. Tương truyền thế kỷ XVIII có một bộ phận nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi Nguyễn Ánh tại đây; và có một số quan đàng cựu đánh giặc, di dân lập ấp, nhân dân lập Miếu đền rồi đưa vào chùa thờ.

Từ ngoài nhìn vào, phía Đông thờ thần - Quan Đàng cựu. Ở giữa là bàn thờ Tổ quốc, phía sau thờ tượng Phật chẩn đề, tổ đạt ma – gian trung tâm có các tượng di đà, quan âm bồ tát, hộ pháp. Tất cả đều là tượng cổ có giá trị mỹ thuật cao.

Cao Sơn Tự trên khu gò đất cao - một thắng cảnh hữu tình, có nhiều cây cổ thụ sân mát – nơi đây còn là một di chỉ khảo cổ thuộc thời tiền sử (đá mới Đồng Nai). Trong tương lai nơi này sẽ là một trong những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/Caosontu.jpg
Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén)Từ Lâm Tự (Chùa Gò Kén)
Gò Kén tên một địa danh. Nơi đây có nhiều cây kén lá xanh, trái chín như quả hồng đào, mọc trên gò đất rộng, nằm cạnh quốc lộ 22B nên gọi là Gò Kén. Chùa Từ Lâm được xây cất tại đây, nên có tên gọi là chùa Gò Kén. Ngôi chùa toạ lạc tại xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành. Ngôi chùa này do Gíac Hải Từ Phong Hiệp cùng tín đồ Phật tử xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX.

goken.jpg

Từ thị xã Tây Ninh, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh độ chừng 5km, trên quốc lộ 22B. Con đường đất đỏ bên phải dẫn vào chùa với hai hàng cây xanh rợp bóng mát. Trên khuôn viên rộng 20.00 m2 , có trồng nhiều cây ăn quả. Mặt tiền ngôi chùa gồm 3 gian, chạy dài 6 gian. Có Đông Lang và Tây Lang, cửa mái bao quanh. Dáng dấp Từ Lâm Tự là kiến trúc phương Tây, mái lợp ngói. Cách bài trí và thờ phượng có khác với những chùa khác ở Tây Ninh.

Chính điện thờ Đức A-di-đà, Quan âm, Thế chí (bên trên) và Thích ca, Ca diếp, A-nan (bên dưới). Hai bên vách thờ Thập Bát La Hán, Đạt Ma Tổ Sư, địa tạng và bày rõ cảnh thập điện.

Bàn thờ chính giữa chùa có tượng Tiêu Diện đại sĩ đứng nhìn ra, đối diện là Hộ Pháp Già Lam. Bàn Thờ trước Già Lam có tượng đức Ngọc Hoàng ngồi giữa, nam Tào, Bắc đầu hai bên.

Ngoài các đồ thờ tự: Lư hương, chân đèn, còn có trống sấm và đại hồng chung cổ. Ngoài sân chùa có 2 Bảo Tháp của tổ sư Yết Ma Lượng (xây dựng năm 1925) và Hoà Thượng Giác Hải (xây 1939).

Từ Lâm Tự là nơi mà Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc mượn làm nơi khai đạo Cao Đài Tây Ninh từ 15 tháng 10 Bính Dần (1926) đên rằm tháng giêng Đinh Mão (1927).

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/goken.jpg
Phước Lâm Tự (Chùa Vĩnh Xuân) Phước Lâm Tự (Chùa Vĩnh Xuân)
Chùa Vĩnh Xuân toạ lạc tại khu phố I, phường I, Thị xã Tây Ninh, chùa nhìn ra rạch Tây Ninh hướng về núi Bà Đen, nằm cạnh chân Cầu Quan Tây Ninh. . Đây là ngôi chùa trung tâm của giáo hội phật giáo Tây Ninh qua nhiều thời kỳ.

chuaphuoclam.jpg

Khoảng cuối thể kỷ thứ XVIII, trên Núi Bà Đen đã có ngôi chùa đá thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Dân lục tỉnh Nam Bộ hàng năm vào tháng giêng âm lịch hành hương về cúng tế, vãn cảnh chùa Bà, lạy Phật ở Núi Bà Đen ngày càng đông. Lúc ấy, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường sông, ngược sông Vàm Cỏ lên rạch Tây Ninh và neo đậu tàu thuyền ở khu trung tâm Thị xã sau đó lên núi Bà Đen bằng đường bộ.

Chùa Vĩnh Xuân được xây dựng để làm nơi dừng chân của bá tánh và tăng ni, phật tử đi viếng chùa Bà Đen. Vì vậy, chùa Vĩnh Xuân được xem như là một chi nhánh của chùa Bà Đen.

Năm Nhâm Thân (1871) do tổ sư Phước Chi cùng tín đồ phật tử và nhân dân địa phương xây dựng. Chùa Vĩnh Xuân là một trong những ngôi chùa cổ ở Tây Ninh. Kiến trúc xây bằng gạch, cột gỗ tròn, mái lợp ngói. Gồm 3 lớp nhà, mặt hướng về hướng đông, 5 gian có tiền sảnh, hồ sen và tượng Phật Bà quan Thế Âm bồ tát đứng lộ thiên.

Bên cạnh chùa bài trí các ban thờ theo thứ tự của phái phật giáo tiểu thừa. Tại đây, còn lưu giữ nhiều tượng phật cổ, trang trí các hoạ tiết điêu khắc bằng gỗ tinh xảo, nhiều câu đối (liễng) có tuổi trên 100 năm. Ngoài ra, tại chùa còn có giảng đường, nhà tăng ni rộng rãi và khang trang.

20/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/chuaphuoclam.jpg
Báo Quốc TừBáo Quốc Từ
Báo Quốc Từ cách chợ Long Hoa - Thị trấn Hoà Thành 500m, cách Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh khoảng chừng hơn 1km. Báo Quốc Từ là một đền thờ các vua Hùng và một số vua đời Nguyễn do tín đồ đạo Cao Đài xây dựng.

Sau khi thành lập đạo Cao đài và xây dựng xong Tòa Thánh Cao đài, vào thập niên 40 của thế kỷ XX, tín đồ Cao đài đã xây dựng Báo Quốc Từ để thờ cúng tổ tiên. Với ước vọng giữ gìn truyền thống con Lạc cháu Hồng, cầu nguyện cho đất nước thoát khỏi lầm than, cầu cho Quốc thái, dân an.

baoqt.jpg

Công trình kiến trúc đẹp, gọn được xây dựng theo hình óp lục lăng, mỗi cạnh 4m. Chiều cao đến nóc 6,5m, được bao bọc bởi tường xây và rào sắt xung quanh.

Với 3 lớp mái âm dương và những đao công tạo thành kiến trúc vững chắc, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại.

Nội thất được bài trí bài vị sơn son, thếp vàng "Hùng vương quân chi sĩ". Hai bên là bảng "cứu quốc-vong thân" và bức ảnh: Duy Tân, Thành Thái, Hàm Nghi, Cường Để, cạnh đó có các đồ thờ tự: lư hương, chưng đèn, tàn, lọng... tạo khung cảnh thờ phượng trang nghiêm tôn kính.

15/01/2015 12:00 CHĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/baoqt.jpg
Đình Long ThànhĐình Long Thành
Đình Long Thành thuộc xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, đuợc xây dựng năm Tự Đức thứ 36 (1883). Ngôi đình thờ Thành Hoàng Trần Văn Thiện.

Ông Trần Văn Thiện là người giúp dân khai khẩn, lập nghiệp và giữ đất. Suốt 40 năm, ông cùng với nhân dân lập thành vùng đất "Ngũ Long" (Long Giang, Long Chữ, Long Thuận, Long Khánh, Long Thành) tao nên một dải đất chạy dọc theo lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, chạy từ Cẩm Giang qua thị xã Tây Ninh đến tận Vàm Trảng Trâu, Lò Gò. Để ngày nay ngược xuôi Vàm Cỏ Đông và những kênh rạch về chợ Cầu – Bến Cầu, Bến Kéo, với những cánh đồng lúa vàng tăng vụ, ánh lên màu tím hoa lục bình nhấp nhô sóng nước.

Để tưởng nhớ đến những công lao đó, khi ông mất, nhân dân vô cùng thương tiếc đã chôn cất ông tại Bến Kéo – Và Triều đình Huế đã cho phép dân chúng trong vùng cất đình để thờ ngài và có sắc phong "Thành Hoàng bổn cảnh" Tự Đức tam thập lục niên.

dinhlongthanh.jpg

Đình Long Thành tọa lạc trên khuôn viên thoáng mát rộng 6.040m2, được xây cất theo kiến trúc đặc trưng của các ngôi đình Nam Bộ, trước sân bàn thờ Thần nông. Trên nóc đình là những hình ảnh quen thuộc được đắp nổi hai rồng theo kiểu "Lưỡng long chầu nguyệt", loại rồng thời Nguyễn thế kỷ 19 nổi bật trên nền sơn son là chữ "THẦN" thếp vàng. Các họa tiết trang trí được chạm khắc hoa dây xen kẽ tứ linh, cùng với các bày trí câu đối biểu lộ sự tôn vinh Thành Hoàng bổn cảnh và cầu mong phù hộ cho quốc thái dân an.

Hàng năm vào ngày 18 tháng 3 âm lịch lễ hội Kỳ Yên, nhân dân quanh vùng đến viếng rất đông để nhớ về các vị Tiền hiền – Hậu hiền có công mở đất và giữ đất.

Di tích đình Long Thành được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 1430/QĐ-BT ngày 12/10/1993


15/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/dinhlongthanh.jpg
Đình Gia LộcĐình Gia Lộc
Được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, là niềm tự hào của Trảng Bàng, được xem như bộ mặt kiến trúc cổ ở Tây Ninh, tọa lạc tại thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đình được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994.

Sau chín năm (1809), làng Bình Tịnh được phong hiệu, có ông trùm Đặng Văn Trước và một số nhân sĩ, đến làng Bình Tịnh xin nhượng lại một phần đất để khai hoang, lập làng với tên gọi là "Phước Lộc Thôn, con rạch và chợ cũ Trảng Bàng cũng ra đời từ ấy. Đến năm 1836, Phước Lộc Thôn đổi thành "Gia Lộc Thôn" cho đến ngày nay.

dinh-gia-loc.jpg

Với những ý nghĩa trên là cho những thành quả đã đạt được, cho nên sau khi ông mất, nhân dân trong vùng lập nên ngôi đình có tên gọi là "Đình Gia Lộc", lễ hội Kỳ yên tổ chức vào ba ngày 14-15-16, tháng 3 âm lịch hàng năm. Và được Bảo Đại năm thứ 8, sắc phong "Dực Bảo Trung Hưng, linh phó chi Thần" ngày 29/8/1933.

Đình nằm trên tổng diện tích 7.200m2, kiến trúc kiểu chữ Tam gồm ba lớp nhà xây, mỗi lớp ba gian hai chái. Mặt bằng cấu trúc hình chữ nhật rộng 545.60m2, với 36 cột gỗ, từ 30-40cm, tròn vo và bóng lộng cùng với 36 cột áp tường 30 x 30cm, chống đỡ toàn bộ vì kèo, xiên, trích… tạo thế vững chắc cho đình, cùng với các đồ tế tự là những công trình chạm khắc có tính nghệ thuật cao. Các hoành phi đại tự, liễu đối được trang trí cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài, do những nghệ nhân tài hoa có bàn tay khéo léo tạo nên.

Đình Gia Lộc là nhân chứng của một thời gian lao khổ ải của ông cha ta, mà cụ thể điển hình là ông cả Đặng Văn Trước, cùng với các vị Tiền triều – Hậu hiền nối tiếp nhau xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.


15/01/2015 11:00 SAĐã ban hành/PublishingImages/2015-01/dinh-gia-loc.jpg
1 - 30Next
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH TÂY NINH
Chung nhan Tin Nhiem Mang

Số giấy phép: 02/GP-TTĐT, Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh cấp ngày 22/09/2021.
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: 136 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh.
Chịu trách nhiệm chính:  Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điện thoại: 0276.3822.233 - Email:toweb@tayninh.gov.vn.