| Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống ốc núi và thằn lằn núi tại núi Bà đen Tây Ninh | Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nhân giống ốc núi và thằn lằn núi tại núi Bà đen Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Đức Đạt
Cơ quan chủ trì: Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. HCM
Thời gian thực hiện: 2004 - 2006
Thời gian nghiệm thu: 2007
Kinh phí thực hiện: 293,255 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Xác định đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống 2 loài Ốc núi và Thằn lằn núi; quy trình kỹ thuật nhân giống và các giải pháp bảo tồn 2 nhóm động vật này đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, tăng giá trị cảnh quan núi Bà Đen nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Công tác thực địa.
- Phân tích đặc điểm hình thái, định loại 2 loài Ốc núi và Thằn lằn núi.
- Nghiên cứu dịch tể học của 2 loài Ốc núi, Thằn lằn núi.
- Giá trị dinh dưỡng của 2 loài Ốc núi, Thằn lằn núi.
- Thực nghiệm sinh sản nhân tạo và nhân giống 2 loài Ốc núi, Thằn lằn núi.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống 2 loài Ốc núi, Thằn lằn núi.
- Giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý 2 loài động vật này tại Núi Bà Đen Tây Ninh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm sinh học hai loài Ốc núi (ốc nhọn - Cyclophorus annamiticus Moellendorff, 1874 và ốc bằng-Cyclophorus annamiticus H. Cross, 1867) ở núi Bà đen đều thuộc giống Cyclophorus.
+ Hai loài ốc núi có hình thái ngoài khác nhau, nhưng có cấu tạo hệ cơ quan giống nhau. Chúng là những loài ốc phân tính, tuy nhiên không phân biệt được con đực, con cái bằng hình thái ngoài của vỏ ốc; sự phân biệt dựa vào sự có mặt của cơ quan giao cấu ở con đực.
+ Thức ăn chủ yếu của hai loài ốc này là các loại lá cây (ăn các loại lá cây đã mục, không ăn lá cây xanh tươi) và mùn bã hữu cơ có trong đất. Trong các loại lá thử cho ăn, ốc ưa thích nhất lá cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae), họ chuối (Musaceae), họ ráy (Araceae), họ bụp (Malvaceae).
+ Sinh sản của ốc núi: chưa thu được nhiều dẫn liệu liên quan đến quá trình sinh sản của hai loài ốc này; chưa phát hiện được nơi đẻ trứng, ốc non mới nở. Tuy nhiên đã phát hiện được ốc nhọn non rất nhỏ khoảng 3 tháng tuổi (đối chiếu ốc non nuôi thí nghiệm) tại các vườn chuối vào cuối mùa mưa. Như vậy, Ốc nhọn đẻ trứng vào nửa đầu của mùa mưa; cũng đã bắt gặp ốc bằng con nhưng kích thước lớn hơn (trọng lượng khoảng 1g) vào đầu mùa khô. Như vậy, Ốc bằng đẻ trứng vào đầu và giữa mùa mưa.
+ Hai loài ốc núi sinh trưởng tương đối chậm. Trong nuôi thí nghiệm, ốc bằng con có trọng lượng trung bình ban đầu 1,01g/con sau 20 tháng nuôi đạt 8,6g/con; ốc nhọn từ khi mới nở có trọng lượng trung bình 0,018g/con, sau 19 tháng nuôi đạt 8,75g/con. Trọng lượng khai thác ốc nhọn trung bình 10,05 ± 0,33g/con; Trong lượng khai thác ốc bằng trung bình 9,96 ± 0,23g/con.
+ Hai loài ốc núi ở núi Bà Đen trưởng thành sinh dục vào năm thứ ba của đời sống; chúng giao phối trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tuy nhiên đẻ rộ từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 7. Trứng ốc nhọn có dạng hình cầu, đường kính 4,5mm (mỗi ốc cái đẻ từ 6-14 trứng) vùi trong đất mùn, sau khoảng 01 tháng ốc con nở ra (trọng lượng bình quân 0,018g/con), ốc con sống trong lớp mặt của đất mùn, lá mục.
+ Loài Ốc bằng phân bố hẹp có thể là loài đặc hữu của núi Bà đen Tây Ninh. Nhân giống thành công loài Ốc nhọn, trong hai mùa sinh sản đã thu được 6.833 ốc con, trung bình trong một mùa sinh sản một ốc cái sinh sản được 15 ốc con.
+ Trong quá trình thí nghiệm nuôi 2 loài ốc núi cho thấy: loài ốc nhọn sinh sản rất tốt trong điều kiện nuôi thí nghiệm, có thể phát triển nuôi loài này nhằm giảm cường độ khai thác ốc ngoài tự nhiên, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học của núi Bà đen.
- Thằn lằn núi ở núi Bà đen Tây Ninh là Gekko ulikovskii Darevsky und Orlov, 1994 thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ có vảy (squamata), tên phổ thông: tắc kè hoa cân (tên địa phương: thằn lằn núi).
+ Thằn lằn núi là loài ăn tạp, có phổ thức ăn rộng gồm nhiều loài động vật và thực vật khác nhau; độ no của thằn lằn trong mùa khô lớn hơn mùa mưa, ở con cái lớn hơn con đực và con non; địch hại ngoài thiên nhiên của chúng là chồn, khỉ, chuột, rắn, kỳ đà, bìm bịp.
+ Mùa sinh sản của thằn lằn núi ngoài thiên nhiên kéo dài từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau, mỗi lứa đẻ thường có hai trứng đính trên vách hay kẻ đá; thằn lằn núi không mang vi sinh vật gây bệnh cho người; tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây của chúng tương đối thấp.
+ Trong điều kiện nuôi thí nghiệm, thức ăn của thằn lằn gồm trái cây chín, côn trùng, cào cào non, sâu bọ; thằn lằn núi đẻ trứng chủ yếu đẻ trứng từ tháng 10 đến tháng 02 năm sau, số trứng mỗi lứa là 02, nở dao động từ 61 - 85 ngày, trứng được đẻ trong kẻ đá và ống tre.
+ Tỷ lệ đẻ của thằn lằn núi là 22.5% ở mùa đẻ 2004 - 2005 và 62.2% ở mùa đẻ 2005 - 2006, tỷ lệ trứng nở đạt 50% và 67.3% ở 2 mùa đẻ; con mới nở có trọng lượng 1,08g/con, dài 36,1mm.
- Các dẫn liệu sinh học, dịch tể học, thành phần chất dinh dưỡng của Ốc núi và Thằn Lằn núi. Quy trình sinh sản nhân tạo, nhân giống Ốc núi giống 3 tháng tuổi trở lên (cho 2 loài). Quy trình sinh sản nhân tạo, Thằn lằn núi giống 3 tháng tuổi trở lên.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 06/6/2007. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao đến Công ty Du lịch Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh làm tư liệu xây dựng quy hoạch phát triển ngành và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên đàn bò nuôi tại tỉnh Tây Ninh và thử nghiệm một số loại thuốc tẩy trừ | Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên đàn bò nuôi tại tỉnh Tây Ninh và thử nghiệm một số loại thuốc tẩy trừ | Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Dương Quốc Việt
Cơ quan chủ trì: Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2004 - 2006
Thời gian nghiệm thu: 2006
Kinh phí thực hiện: 171,435 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Đánh giá tình hình nhiễm giun sán và những yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ nhiễm trên đàn bò nuôi tại các huyện, thị trong tỉnh. Phát hiện các loài giun sán thường gây bệnh, các lứa tuổi của bò có tỷ lệ mắc bệnh cao ở từng vùng khác nhau; hiệu quả một số loại thuốc thường sử dụng điều trị giun sán ở bò.
Đề xuất một số biện pháp phòng và trị bệnh giun sán trên đàn bò nhằm tăng năng suất và đem lại lợi ích kinh tế cho người nuôi bò.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều tra tình hình nhiễm một số giun sán trên đàn bò nuôi và hạ thịt tại 9 huyện, thị tỉnh Tây Ninh.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm theo vùng địa lý, mật độ chăn nuôi, nhóm tuổi, giống, điều kiện chuồng trại, biện pháp chăm sóc quản lý, trình độ người chăn nuôi theo tháng mùa trong năm.
Thu thập mẫu (mẫu phân và phủ tạng nhiễm ký sinh trùng) để định danh phân loại những loài giun sán trên đàn bò.
Đánh giá biến đổi bệnh lý do ký sinh trùng trên những cơ quan của bò bị nhiễm giun sán.
Bố trí thí nghiệm điều trị những bò, bê bị nhiễm một số loài giun, sán với tỷ lệ nhiễm cao sau khi có kết quả xét nghiệm phân bằng một số loại thuốc trên thị trường.
Đánh giá hiệu quả thuốc bằng cách kiểm tra phân sau 7 ngày sử dụng thuốc điều trị.
Lập bản đồ dịch tể bệnh giun, sán trên bò nuôi tại các huyện, thị trong tỉnh.
Đề xuất những biện pháp khả thi để phòng trị các loài ký sinh trùng phát hiện được trên đàn bò được khảo sát nhằm phục vụ chương trình phát triển chăn nuôi bò trong nhân dân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả điều tra tình hình nhiễn giun, sán trên đàn bò qua các phương pháp thực hiện: số liệu chính xác phản ánh được tình hình thực tế tại địa phương.
Qua điều tra 1.000 bò hạ thịt tại các lò giết mổ: tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 78,30%, trong đó 66,70% nhiễm sán lá dạ cỏ; 49,20% nhiễm giun dạ múi khế và 7,5% nhiễm giun xoang bụng. Có 31,70% bò nhiễm 2 loài; 6,70% bò nhiễm 3 loài giun sán;
+ Tỷ lệ nhiễm cao nhất khảo sát tại lò mổ huyện Trảng Bàng (chiếm tỷ lệ 82,31%), kế đến huyện Dương Minh Châu (chiếm tỷ lệ 78,18%), Gò Dầu (chiếm tỷ lệ 77,69%), Tân Châu (chiếm tỷ lệ 76,15%), tỷ lệ nhiễm thấp nhất tại huyện Tân Biên (chiếm tỷ lệ 73,85%);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở giống bò lai sind, ta vàng và giống khác (chủ yếu là bò vàng nguồn gốc Campuchia) lần lượt là 75,81%; 77,42% và 91,06%. Tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá tăng dần theo các nhóm tuổi của bò dưới 3 tuổi, từ 3 - 5 tuổi và trên 5 tuổi lần lượt là 70,22%; 77,08% và 84,39% (P < 0,001);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở bò cái (chiếm 78,63%) cao hơn bò đực (chiếm 77,94% (P > 0,05). Bò chỉ nhiễm 1 loài giun sán chiếm tỷ lệ 39,90%, nhiễm 2 loài chiếm 31,70%, nhiễm 3 loài trở lên chiếm 6,70%.
- Điều tra 2.000 bò nuôi phát hiện bò thường nhiễm giun sán: sán lá dạ cỏ, giun dạ múi khế, giun đũa, sán lá gan, cầu trùng, sán dây, giun tóc, giun kết hạt ... tỷ lệ nhiễm chung là 71,25%, cao nhất là nhiễm sán lá dạ cỏ (50,45%) kế đến là giun dạ múi khế (39,85%);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán cao nhất ở bò nuôi tại huyện Trảng Bàng (chiếm 80,33%), kế đến là Thị xã (chiếm 76,52%), Hoà Thành (chiếm 76,43%), Châu Thành (chiếm 73,75%), Tân Châu (chiếm 72,35%), Gò Dầu (chiếm 68,33%), Dương Minh Châu (chiếm 67,31%), Tân Biên (chiếm 67,27%) và thấp nhất là ở bò nuôi tại huyện Bến Cầu (chiếm 57,00%); tỷ lệ nhiễm giun sán ở bò nuôi theo phương thức bán chăn thả (chiếm 76,40%) cao hơn bò nuôi nhốt (chiếm 61,29%) (P < 0,001);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán giống bò sữa (chủ yếu bò giống Hostein Friesian - F1, F2, F3) thấp nhất (chiếm 63,76%), kế đến là giống bò lai Sind (chiếm 69,58%), bò ta vàng (chiếm 71,79%) và tỷ lệ nhiễm cao nhất là các giống bò khác, bao gồm bò nguồn gốc Campuchia, bò Thái ... (chiếm 89,06%). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun sán theo giống bò nuôi khác nhau rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán tăng dần theo lứa tuổi bò từ bò dưới 1 tuổi, bò từ 1 - 3 tuổi, bò từ 3
- 5 tuổi và bò trên 5 tuổi lần lượt là 62,34%; 69,76%; 73,33% và 81,09%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi bò nuôi khác nhau rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,001);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán ở bò đực (chiếm 72,79%) cao hơn bò cái (chiếm 70,33%). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
+ Tỷ lệ bò nhiễm giun sán tăng theo qui mô của hộ chăn nuôi bò. Tỷ lệ bò nhiễm giun sán ở qui mô chăn nuôi từ 1 - 5 con, từ 6 - 10 con và trên 10 con lần lượt là 68,56%; 72,63% và 77,29%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun sán theo qui mô chăn nuôi có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05);
+ Tỷ lệ nhiễm giun sán ở mùa mưa (chiếm 72,50%) cao hơn mùa khô (chiếm 69,70%). Tuy nhiên, sự khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Qua điều trị 400 bò nhiễm giun sán: điều trị giun tròn: thuốc Polystrongle hiệu quả hơn thuốc Bivermectin; điều trị sán lá: thuốc Valbazen hiệu quả hơn thuốc Dovenix.
Qua xét nghiệm 100 tiêu bản vi thể cơ quan nội tạng bò nhiễm giun sán cho thấy có sự tổn thương tại những cơ quan nhiễm giun sán như dạ dỏ, dạ múi khế và ở những cơ quan mà trong chu kỳ sống ấu trùng di hành qua như gan, phổi, ruột, thực quản... Từ đó, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ, sự tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng của bò và làm giảm năng suất chăn nuôi.
Biện pháp phòng và điều trị bệnh giun, sán trên bò đảm bảo tính khoa học và ứng dụng:
+ Phòng chống bằng thuốc, vệ sinh môi trường, bằng vaccin, diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh; cơ quan thú y định kỳ kiểm tra, kịp thời phát hiện những loài giun sán ký sinh trên gia súc nuôi để có khuyến cáo, hướng dẫn cán bộ thú y và người chăn nuôi sử dụng thuốc phòng trị hợp lý.
Bản đồ dịch tể bệnh giun, sán trên bò nuôi tại Tây Ninh.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 14/9/2006. Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh triển khai ứng dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu cho học sinh, giáo viên khoa chăn nuôi thú y và các hộ chăn nuôi trong tỉnh;
Sử dụng kết quả khảo sát, hình ảnh đề tài viết một số nội dung phần giun, sán bò trong giáo trình Bệnh ký sinh trùng thú y giảng dạy chuyên ngành chăn nuôi thú y tại trường;
Đào tạo được 430 học viên, học viên ứng dụng kiến thức đã học để chuẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng cho trâu, bò tại địa phương.
Sử dụng kết quả của đề tài tiếp tục thực hiện hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành:
+ Đề tài: “Đổi mới phương pháp giảng dạy phần chuyên biệt học phần bệnh ký sinh trùng tại trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tại Tây Ninh”, năm học 2009 - 2010, xếp loại Khá.
+ Đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số loại thuốc điều trị giun sán đường tiêu hoá trên bò nuôi tại một số địa bàn thuộc tỉnh Tây Ninh”, năm học 2010 - 2011, xếp loại Khá.
Làm tài liệu nghiên cứu một số nội dung của đề tài cấp tỉnh: “Xây dựng mô hình trạm xá thú y tai trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuat Tây Ninh”, CNĐT: ThS. Lê Thị Kim Lan.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Khảo sát thực trạng chất thải y tế tại các đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Tây Ninh và xây dựng phương án xử lý ô nhiễm thích hợp cho từng đơn vị | Khảo sát thực trạng chất thải y tế tại các đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Tây Ninh và xây dựng phương án xử lý ô nhiễm thích hợp cho từng đơn vị | Đồng chủ nhiệm đề tài: BS.CKI. Nguyễn Thị Thu và PGS.TS. Bùi Trung
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế tỉnh Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2004 - 2005
Thời gian nghiệm thu: 2006
Kinh phí thực hiện: 201 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đánh giá thực trạng tình hình xả thải chất ô nhiễm (nước thải và rác y tế) tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.
- Xây dựng phương án và quy hoạch xử lý chất thải y tế (CTYT) cho từng đơn vị y tế cấp huyện, thị trấn và bệnh viện chuyên khoa của tỉnh Tây Ninh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực trạng CTYT ở các đơn vị y tế trong tỉnh Tây Ninh.
- Xác lập hệ mô hình xử lý nước thải và lò đốt rác phù hợp.
- Xác lập phương án xử lý CTYT cho từng cơ sở y tế.
- Xây dựng quy hoạch lắp đặt hệ xử lý CTYT tại từng đơn vị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Lần đầu tiên đã tiến hành khảo sát tại từng cơ sở, thu được các số liệu xác thực về nước thải, mức độ ô nhiễm trong nước thải và số lượng từng loại rác y tế xả ra trong ngày làm cơ sở để xác định qui mô để xử lý phù hợp. Việc khảo sát được thực hiện theo tiêu chuẩn khoa học và phù hợp với qui định của Nhà nước và Bộ Y tế về quản lý chất thải độc hại.
- Thực trạng tình hình xả thải chất ô nhiễm (nước thải và rác y tế) tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.
+ Lượng chất thải y tế tại trung tâm y tế huyện Bến Cầu hiện nay ở mức trung bình thấp: lưu lượng nước thải bình quân thấp hơn 25 m3/ngày đêm (dao động trong khoảng 10 - 24 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm (dao động từ 3 - 16 kg).
+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Châu Thành tương đối cao (dao động trong khoảng 56 -103 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 15 kg/ngày đêm (dao động từ 3 - 14,5 kg).
+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu khá cao (dao động trong khoảng 40 - 50 m3/ngày đêm); lượng rác thải y tế tương đối thấp (dao động từ 3 - 10 kg).
+ Lưu lượng nước thải ở Trung tâm y tế huyện Gò Dầu dao động trong khoảng 30 - 50 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm.
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Hòa Thành hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 30 - 50 m3/ngày đêm); lượng rác thải y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm (dao động từ 8 - 17,5 kg).
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm Phòng chống Lao hiện nay ở mức thấp: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 6 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 10 kg/ngày đêm.
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Tân Biên hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải bình quân 28 m3/ngày đêm; lượng rác y tế thấp hơn 20 kg/ngày đêm.
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Tân Châu hiện nay ở mức trung bình: lưu lượng nước thải phần lớn dao động trong khoảng 30 - 50 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp hơn 10 kg/ngày đêm và một lượng nhỏ các loại hóa chất.
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế Thị xã Tây Ninh hiện nay ở mức tương đối thấp: lưu lượng nước thải thấp hơn 10 m3/ngày đêm; lượng rác y tế thấp hơn 4kg/ngày đêm.
+ Lượng chất thải y tế tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng hiện nay tương đối cao: lưu lượng nước thải trung bình khoảng 50 m3/ngày đêm; lượng rác y tế khá cao 30 kg/ngày đêm.
+ Lượng chất thải y tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền khá cao so với quy mô hoạt động của đơn vị: lưu lượng nước thải trung bình khoảng 74 m3/ngày đêm); lượng rác y tế thấp.
- Nghiên cứu thiết kế mô hình lò đốt rác y tế công suất 25 kg/ngày, các mô hình hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày và 30 m3/ngày. Các mô hình này thích hợp để triển khai tại cơ sở y tế cấp huyện, thị của tỉnh Tây Ninh.
+ Lò đốt rác y tế công suất 25 kg/ngày: nhiệt độ buồng sơ cấp (300 - 9000C); nhiệt độ buồng thứ cấp (1.000 - 1.1000C); điện năng sử dụng (380V- 3 pha- 50 Hz); công suất lắp đặt (20 KW (30 A)); nước sử dụng (Qmax= 100 lít/h; P= 1 Kgf/cm2); trọng lượng tổng cộng 600kg; xử lý khí thải (tách bụi - khói Nox - oxy hoá các chất hữu cơ; cặn sĩ - xử lý axít); điều khiển tự động; mặt bằng sử dụng (dài 3,5m x rộng 3m x cao 3m);
+ Hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày: hoạt động theo công nghệ phân huỷ sinh học do Viện công nghệ hoá học nghiên cứu cải tiến; với quy trình xử lý theo sơ đồ (nước thải —> hố thu —> bể điều hoà —> xử lý vi sinh yếm khí có giá thể —> xử lý vi sinh hiếu khí —> lắng trong —> thu bùn —> khử trùng —> thải ra); hệ xử lý được kết cấu theo bể bê tông cốt thép hợp khối, bền vững lâu dài và đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan chung;
+ Hệ xử lý nước thải y tế công suất 50 m3/ngày: Là công nghệ xử lý UFB của Viện Công nghệ hoá học; với quy trình công nghệ theo sơ đồ (nước thải —> hố thu —> bể điều hòa
—> xử lý vi sinh yếm khí có giá thể —> xử lý vi sinh hiếu khí —> lắng trong —> khử trùng—> thoát ra).
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất phương án để xử lý CTYT tại các cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh với lò đốt rác và các hệ xử lý nước thải có công suất phù hợp.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Trên cơ sở những số liệu thống kê và các giải pháp kỹ thuật giúp Sở Y tế Tây Ninh xây dựng định hướng quy hoạch xử lý CTYT cho từng đơn vị trực thuộc.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Nghiên cứu, đánh giá sự suy thoái hệ sinh thái môi trường đất, đề xuất phương án sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển bền vững | Nghiên cứu, đánh giá sự suy thoái hệ sinh thái môi trường đất, đề xuất phương án sử dụng hợp lý, phục hồi tài nguyên và phát triển bền vững | Đồng chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Lê Huy Bá, KS. Nguyễn Văn Quản
Cơ quan chủ trì: Sở NN&PTNT Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2007 - 2009
Thời gian nghiệm thu: 2009
Kinh phí thực hiện: 556,27 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Phát hiện, đánh giá quá trình thoái hóa đất nông nghiệp và đất đô thị (do xói mòn, bạc màu, mất hữu cơ và ô nhiễm). Đề xuất biện pháp ngăn chặn, sử dụng đất hợp lý, bền vững, nâng cao năng suất cây trồng và quyền lợi của người dân nông thôn và vùng ven đô.
Tạo hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ, giúp quản lý, chỉ đạo nhanh, cập nhật và hữu hiệu tài nguyên đất của tỉnh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát và thu thập, biên hội tài liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh.
Biên hội số liệu, lập tiền dữ liệu về tài nguyên môi trường sinh thái đất Tây Ninh.
Điều tra khảo sát quá trình xói mòn đất dốc Tây Ninh trên nhiều loai đất và nhiều độ dốc khác nhau.
Điều tra và khảo sát quá trình bạc màu hóa đất trong hệ sinh thái cây khoai mì, mía, đậu phộng, lúa, vườn cây ăn trái Tây Ninh.
Điều tra và khảo sát quá trình mất chất hữu cơ ở các vùng đất thung lũng ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh rạch, các bưng trũng cục bộ, xung quanh hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh Tây Ninh.
Đánh giá suy thoái đất trên từng vùng sinh thái nông, lâm nghiệp.
Điều tra tập quán, kinh nghiệm sản xuất, vận dụng, kết hợp kết quả nghiên cứu, xây dựng mô hình sử dụng đất tối ưu.
Xác định mức độ suy thoái môi trường sinh thái và suy giảm tài nguyên đất bằng, điều tra năng suất, chất lượng cây trồng theo thời gian.
Xác định mức độ nhiễm đất do chất thải đô thị và công nghiệp vùng ngoại thành, vùng xung quanh các khu công nghiệp tỷ lệ bản đồ 1/50.000.
Thiết lập chuỗi số liệu tài nguyên môi trường để diễn tả tốc độ, chiều hướng suy thoái.
Thành lập các bản đồ suy thoái đất.
Phân vùng suy thoái tổng hợp toàn tỉnh trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
Xây dựng phương án khảo nghiệm sử dụng đất tối ưu trên máy tính.
Xây dựng và thử nghiệm phương pháp pilot xói mòn, bạc màu và mất chất hữu cơ tại một số điểm “nóng”.
Đánh giá rủi ro môi trường đất (do ô nhiễm, mất dưỡng chất, sụt lỡ đất, nứt đất).
Xây dựng phương án khảo nghiệm nhanh bằng phương pháp sử dụng đất tối ưu trên thực địa theo từng hệ sinh thái đất, trên cơ sở bài toán kinh tế sinh thái nông nghiệp.
Đề xuất các thông số chỉ thị cho phát triển bền vững hệ sinh thái môi trường đất nông nghiệp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã điều tra, nghiên cứu xây dựng thành lập bản đồ hiện trạng nhằm đánh giá mức độ suy thoái đất, đề xuất một số vấn đề phục vụ cho việc sử dụng bền vững tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau: Vấn đề xói mòn đất; bạc màu hoa đất; mất chất hữu cơ; chất thải đô thị và công nghiệp ảnh hưởng lên môi trường đất và đề xuất một số kiến nghị cần thực hiện.
+ Mức độ thoái hóa đất được thể hiện ở một số vấn đề: xói mòn đất, bạc màu hóa đất, mất chất hữu cơ, chất thải đô thị và công nghiệp;
+ Quá trình xói mòn diễn ra trên tỉnh Tây Ninh hầu như thấp so với các khu vực khác trong vùng Đông Nam Bộ. Nếu đi từ Đông Bắc xuống Tây Nam, địa hình có xu hướng thấp dần, nên cường độ xói mòn ít dần. Đối với khu vực Núi Bà Đen, địa hình cao, độ dốc lớn, rất dễ xãy ra xói mòn;
+ Tài nguyên đất Tây Ninh phần lớn là nhóm đất xám (chiếm tới 85,65% tổng diện tích đất tự nhiên), nhóm đất này nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước, giữ màu kém, hàm lượng mùn, vi sinh vật trong đất thấp. Điều này gây bất lợi lớn đối với cây trồng;
+ Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, ba nhóm đất tập trung khai thác cho sản xuất đất nông nghiệp là: xám - phèn - phù sa.
Một số khu vực có biểu hiện của quá trình bạc màu như: xã Mỏ Công, Trà Vong, Thạnh Bình, Tân Bình (huyện Tân Biên), Thạnh Đông, Tân Hà, Tân Thành, Tân Hòa (huyện Tân Châu), Long Khánh, Long Phước, Long Giang (huyện Bến Cầu), Phước Minh, Phước Ninh, Bến Củi (huyện Dương Minh Châu), Ninh Sơn (thị xã Tây Ninh), Thạnh Đức (huyện Gò Dầu), Đôn Thuận (huyện Trảng Bàng), Trường Đông (huyện Hòa Thành).
Hàm lượng nitơ tổng số trong đất ở Tây Ninh là rất thấp cả vào mùa mưa lẫn mùa khô; ở tầng nông, mùa mưa chỉ từ 0,0011- 0,0153% và mùa nắng từ 0,0001- 0,002%, độ phì nhiêu tiềm tàng của đất kém.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất. Đặc biệt là các loại chất thải nguy hại, độc tính cao, khó phân hủy sinh học, tích lũy trong đất với thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.
Biện pháp chống xói mòn, ngăn ngừa sự cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác: lĩnh vực nông nghiệp: chọn thời vụ thích hợp, bón phân, phủ đất; lâm nghiệp: trồng rừng trên đồi núi và dọc ven hồ Dầu Tiếng, theo hệ thống kênh rạch Tây Ninh; hóa học kết hợp với sinh học: dùng chất liên kết màng và cây cỏ che phủ mặt đất quanh năm;
+ Thực hiện công tác quy hoạch đưa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ra khỏi khu dân cư. Xử phạt nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, đơn vị gây ô nhiễm, nhằm ngăn ngừa lây lan chất ô nhiễm từ các hoạt động của đô thị và khu công nghiệp;
+ Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất; luân xen canh cây hoa màu; làm bờ thửa cho nhóm đất xám trên phù sa cổ; cải tạo nhóm đất phèn; đẩy mạnh công tác xã hội, khuyến nông, sử dụng và quản trị đất đai đúng hướng.
Các phần mềm cơ sở dữ liệu dễ sử dụng và là công cụ phục vụ quản lý; hệ thống các bản đồ tỷ lệ 1/50.000 về tiềm năng xói mòn, hiện trạng đất bạc màu, hiện trạng mất hữu cơ, chất lượng môi trường đất.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 19/4/2011. Kết quả nghiên cứu đã đóng gop vào cơ sở dữ liệu về đất ở Tây Ninh phục vụ các nghiên cứu có liên quan như: đánh giá các quá trình suy thoái tài nguyên môi trường đất nông nghiệp; định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan, sở, ngành tỉnh Tây Ninh | Điều tra đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan, sở, ngành tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: ThS. Võ Hoàng Khải
Cơ quan chủ trì: Trường Chính Trị Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2009
Kinh phí thực hiện: 78,78 triệu đồng (Hỗ trợ kinh phí thực hiện).
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Xác định thực trạng nguồn nhân lực tại các đơn vị hành chính công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhằm thu thập những thông tin cơ bản về các chỉ số liên quan đến năng lực, chất lượng và việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng chính trong các công sở ở các sở, ngành tỉnh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực trạng nguồn nhân lực tại các đơn vị hành chính công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Điều tra động cơ, thái độ làm việc của cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước, chất lượng công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức hiện hành.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các sở, ngành tỉnh Tây Ninh: về cơ cấu độ tuổi, giới tính và thâm niên công tác, trình độ chuyên môn và cơ cấu ngạch công chức (CC), đời sống CC, tinh thần thái độ, động cơ đối với công việc và các kiến thức khác (ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị), vấn đề liên quan đến CC từ bỏ công việc Nhà nước, cơ chế tuyển dụng và sử dụng CC; phản ứng của cán bộ CC đối với việc xử lý những hành vi và thái độ làm việc chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ ở các công sở.
- Theo số liệu thống kê điều tra tại Sở Nội vụ tỉnh năm 2008, đội ngũ cán bộ công chức hành chính của tỉnh có số lượng 1.536 người (sở ngành tỉnh là 816 người; các huyện, thị xã là 720 người)
+ Về cơ cấu tuổi, giới tính, thâm niên công tác: dưới 30 tuổi 17,2%; từ 30 - 40 tuổi 26,6%; từ 40 - 50 tuổi 34,7%; trên 50 tuổi 21,3%. Điều này cho thấy trong tương lai có thể dẫn đến sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này, vì độ tuổi từ 40 trở lên chiếm 56%, trong khi dưới 30 tuổi chỉ chiếm 17,2% ;
Thâm niên công tác, đa số có thâm niên cao, được thể hiện: từ 5 năm đến 15 năm là 32%; trên 15 năm chiếm 43,3%. Thâm niên cao có lợi thế về kinh nghiệm trong công việc nhưng cũng dể gây ra tình trạng bảo thủ, chậm thích nghi với điều kiện mới; cơ cấu giới: nam chiếm 60,1%; nữ chiếm 39,3%, công chức nam nhiều hơn nữ.
+ Về tình trạng chuyên môn và cơ cấu ngạch công chức: tỉ lệ cán bộ công chức có trình độ từ đại học trở lên chiếm 91,8% (chính quy 56,5%; tại chức 34,7%); sau đại học chiếm 7,3%; ngành nghề đào tạo đa dạng (ngành khoa hoc - kỹ thuật chiếm 27,6%; kinh tế 25,8%); công chức ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính là 15,7%; chuyên viên chiếm 62,6%; cán sự, nhân viên 21,7%.
+ Về kiến thức khác: đa số đội ngũ có trình độ tin học văn phòng; trình độ ngoại ngữ chứng chỉ C trở lên 10,6% (còn lại B là 56,2%; A chiếm 33,2%); lý luận chính trị: đa số công chức đã qua các lớp đào tạo - bồi dưỡng về chính trị, nhưng hầu như chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn hóa cán bộ công chức (sơ cấp chiếm 29,2% ; trung cấp 38,2%; cao cấp 32,6%); về quản lý Nhà nước có 67,6% đã qua lớp bồi dưỡng.
+ Về đời sống công chức: chủ yếu sống nhờ vào lương chiếm 78,1% (làm kinh tế phụ 20,9%; thu nhập khác 1,0%); về động cơ làm việc của công chức: chọn cơ quan Nhà nước để làm là phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo và có việc làm ổn định chiếm 81% (9,6% do không có sự lựa chọn nào khác).
+ Vấn đề liên quan đến công chức từ bỏ công việc Nhà nước: có 12,5% sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại chuyển sang làm việc nơi khác có thu nhập cao hơn; cơ chế tuyển dụng và sử dụng: chỉ có 51,7% tuyển dụng qua thi tuyển (còn lại 49,3% là qua các nguồn khác nhau), điều này cho thấy có gần một nửa công chức trước đây chưa được kiểm soát đầu vào.
+ Về tinh thần và trách nhiệm với công việc: có 23,4% đứng trước những khó khăn trong công tác là quyết tâm theo đuổi đến cùng (còn lại chọn hướng giải quyết khác như xin ý kiến lãnh đạo). Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề chấp hành nội quy làm việc của cán bộ công chức chưa cao, thể hiện qua việc (chỉ có 27,8% đi làm, đi họp đúng giờ).
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CC: Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng cho các chức danh; tăng thêm lực lượng đào tạo chính quy; trẻ hóa đội ngũ cán bộ; có chế độ phụ cấp phù hợp ngoài lương để thu hút và kích thích tinh thần làm việc của cán bộ công chức.
+ Xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hiện đại phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho Trường Chính trị chất lượng và quy mô về cơ sở vật chất.
+ Xây dựng quy định về chế độ, chính sách nhằm thu hút những người có trình độ cao và những người có trình độ chuyên môn giỏi về công tác trong các cơ quan hành chính trong tỉnh.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Cung cấp số liệu cho luận văn cao học “Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công”, “phân tích nội dung đào tạo công chức”.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được đưa vào giảng dạy trong các lớp bồi dưỡng công chức hàng năm tại Trường Chính trị Tây Ninh, trong chuyên đề “Quản lý Nhà nước về công vụ, công chức”, cụ thể: năm 2010: 2 lớp; năm 2011: 2 lớp; năm 2012: 3 lớp và dự kiến năm 2013: 4 lớp.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh | Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phan An
Cơ quan chủ trì: Hội Dân tộc học Tp. HCM
Thời gian thực hiện: 2005 - 2007
Thời gian nghiệm thu: 2009
Kinh phí thực hiện: 132,905 triệu đồng.
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Phân loại, đánh giá kho tàng văn hóa truyền thống các dân tộc ít người đã được sưu tầm qua các tư liệu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Sưu tầm các dạng thức văn hóa truyền thống hiện đang tồn tại, lưu giữ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh. Tìm hiểu một số vấn đề lịch sử của nhóm Tàmun.
- Phân loại và hệ thống các di sản văn hóa truyền thống.
- Thẩm định giá trị các tư liệu văn hóa đã sưu tầm được (có so sánh giữa các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh).
- Dựng lại bức tranh toàn cảnh của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh.
- Đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy văn hóa của các dân tộc ở Tây Ninh, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, trong đó có truyền thống văn hóa là di sản quý báu của mọi dân tộc và của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy. Văn hóa là động lực phát triển đất nước hôm nay và mai sau, xây dựng đất nước phát triển, hiện đại nhưng cần có bản sắc, có giá trị văn hóa tốt đẹp, tiến bộ.
- Truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh hết sức đa dạng và phong phú. Đó là những văn hóa thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, thể hiện qua nhiều lĩnh vực: văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa tổ chức - xã hội, văn hóa ứng xử.
- Từ những di sản nổi trội của người Việt qua chùa miếu và lễ hội Bà Linh Sơn Thánh Mẫu; của người Chăm qua các lễ hội liên quan đến tôn giáo; của người Khmer qua các lễ lớn diễn ra quanh năm trong ngôi chùa Khmer... đến di sản đặc sắc của người Hoa, nổi trội nhất chính là những nét đẹp trong phong tục tập quán, qua ẩm thực, những điệu múa lân, sư, rồng trong những lễ hội ở chùa miếu Hoa.
- Người Tàmun là tộc danh của một cộng đồng dân cư có tên “Kamuon” là những nhóm thân thuộc của người Chơ ro tách ra hơn một thế kỷ qua; trong quá trình chung sống với người Stieng và Khmer, họ có ảnh hưởng qua lại với hai dân tộc này và cũng có quan hệ hôn nhân diễn ra ngày càng mạnh hơn.
+ Họ theo đạo Cao Đài, tôn giáo này trở thành tôn giáo chính của cộng đồng; một số người cũng đã tham gia chính quyền tại ấp, xã. Xu hướng của họ mong muốn trở thành một tộc người độc lập với tộc danh riêng cũng đã ảnh hưởng và hình thành trong người Tàmun ở Bình Long, Bình Phước. Thông qua đạo Cao Đài cộng đồng người Tàmun đã được thừa nhận công lao không nhỏ trong việc xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh và điều đó đã khiến cho những người trong đạo phải tôn trọng.
- Truyền thống văn hóa là một thực thể động có sự kế thừa chọn lọc đáp ứng phù hợp thực tế; là kết quả của một quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với cộng đồng các dân tộc cộng cư đến đất Tây Ninh. Họ đã kiến tạo nên đời sống văn hóa, ngược lại văn hóa đã giúp họ trụ vững trước những thử thách để vươn lên và chiến thắng.
- Văn hóa của các dân tộc thiểu số vừa có nét khác biệt, vừa có sự thống nhất với những nét tương đồng gần gũi nhau từ nếp sinh hoạt đến phong tục tập quán, tín ngưỡng... nhờ vào quá trình cộng cư trãi qua nhiều thế kỷ đoàn kết giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển; đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh.
+ Nâng cao ý thức cho người dân, trước hết là bà con dân tộc thiểu số về việc gìn giữ các truyền thống văn hóa của dân tộc mình: do tình trạng nghèo đói khiến không ít bà con chỉ lo cuộc sống vật chất, bươn chải với việc mưu sinh, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị truyền thống văn hóa như một tài sản quý báu của dân tộc, nên họ đã bán những ngôi nhà sàn cổ xưa rất có giá trị văn hóa của mình.
+ Tiếp tục tổ chức các đợt khảo sát, điều tra, sưu tầm các địa phương có đông đồng bào dân tộc để có thể kiểm kê vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Từ đó có chương trình hành động để bảo tồn và phát huy giá trị.
+ Gắn các hoạt động xây dựng văn hóa cơ sở ở địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Ninh với các hoạt động du lịch: tùy theo đặc điểm đời sống các vùng dân tộc mà kết hợp gắn các hoạt động sao cho hợp lý; các tuyến du lịch của tỉnh cần có sự kết hợp hướng đến các vùng đồng bào dân tộc, sẽ đem lại lợi ích thu nhập và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 16/12/2009. Kết quả của đề tài được chuyển giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Ban Dân tộc; Ban Tôn Giáo làm tư liệu tham khảo có giá trị về việc nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh và xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra, đánh giá tỷ lệ tổn thương tiền ung thu, ung thư cổ tư cung (CTC), đề xuất giải pháp phòng và điều trị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Điều tra, đánh giá tỷ lệ tổn thương tiền ung thu, ung thư cổ tư cung (CTC), đề xuất giải pháp phòng và điều trị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Đồng chủ nhiệm đề tài: ThS.BS. Phan Hồng Vân và BS.CKI. Phạm Thị Hạnh
Cơ quan chủ trì: Trung tâm y tế Dự phòng Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2009 - 2011
Thời gian nghiệm thu: 2011
Kinh phí thực hiện: 467,3475 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Xác định tỷ lệ tổn thương tiền ung thu, ung thư cổ tử cung (CTC) bằng phết mỏng, soi, sinh thiết CTC và một số yếu tố liên quan trên phụ nữ 18 - 65 tuổi, đề xuất giải pháp phòng và điều trị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Xác định tỷ lệ Pap smear bất thường, tỷ lệ tổn thương tiền ung thư, ung thư CTC ở phụ nữ từ 18 - 65 tuổi đã có chồng sống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Xác định tỷ lệ phụ nữ hiểu biết đúng về tầm soát ung thư CTC: về lý do đi khám phụ khoa, về lợi ích của tầm soát ung thư CTC, về những yếu tố nguy cơ, cách phòng ngừa, và phương pháp phát hiện sớm ung thư CTC.
- Xác định mối liên quan giữa Pap smear bất thường, tổn thương tiền ung thư, ung thư CTC với các yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi lập gia đình, mức thu nhập, số lần có thai, số lần sanh, số lần hút nạo, sẩy thai, phương pháp ngừa thai, tiền căn viêm âm đạo, khám phụ khoa, làm Pap smear và kiến thức đúng về tầm soát ung thư CTC của đối tượng nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo xác địa bàn nghiên cứu trên 30 xã, phường và chọn ra 1.500 phụ nữ tham gia nghiên cứu, mỗi xã 50 phụ nữ.
- Triển khai nghiên cứu: phỏng vấn, khám phụ khoa, làm Pap Smear, soi CTC, nạo kênh CTC và bấm sinh thiết CTC.
- Thu thập và xử lý số liệu.
- Đề xuất giải pháp phòng và điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu 1.500 phụ nữ tuổi từ 18 - 65 tuổi đã có gia đình thuộc 30 cụm của 9 huyện, thị trong tỉnh, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp và khám phụ khoa lấy mẫu xét nghiệm Pap smear, kết quả đạt tỷ lệ 100% so với dự kiến ban đầu;
- Phụ nữ trong mẫu nghiên cứu phần lớn là dân tộc Kinh, có mức thu nhập bình quân thấp dưới một triệu đồng trong một tháng chiếm 20,47%; từ một triệu đồng đến ba triệu đồng trong một tháng là 63,4%; lớn hơn ba triệu đồng trong một tháng là 16,13%;
- Trình độ học vấn, từ cấp 2 trở xuống chiếm 77,7%; tốt nghiệp cấp 3 trở lên chiếm 22,3%. Vấn đề này, chúng ta cần lưu ý để công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao sự hiểu biết của họ đối với tầm soát ung thư CTC hiệu quả hơn;
- Nghề nghiệp, đa số làm ruộng, nội trợ, buôn bán, làm thuê, thất nghiệp chiếm 72,67%; công nhân viên và nghề khác chiếm 27,33%;
- Tình trạng hôn nhân, tuổi lập gia đình: phụ nữ đang sống với chồng hay người khác phái như vợ chồng chiếm 90,6%. Phụ nữ ly thân, ly dị, goá chiếm 9,4%; tuổi lập gia đình lần đầu ≤19 tuổi chiếm 22,1%, lập gia đình >19 tuổi chiếm 77,9%. Tuổi lập gia đình nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 49 tuổi.
- Phụ nữ nạo sẩy thai ≤3 lần chiếm 99,7%, > 3 lần chiếm 0,3%; phụ nữ nạo hút thai ≤ 3 lần chiếm 79,7%, > 3 lần chiếm 20,3%; không áp dụng biện pháp tránh thai nào chiếm 42,3%, đang áp dụng biện pháp tránh thai chiếm 57,7%; có số lần sanh ≤2 lần chiếm 70,4%, > 2 lần chiếm 29,6%; có thai ±2 lần chiếm 45,7%, >2 lần chiếm 54,3%.
- Bảng số liệu phân tích chính xác, khoa học có so sánh với các tài liệu nghiên cứu khác.
+ Tỷ lệ Pap smear bất thường là 1% phần lớn là 07 trường hợp ASCUS, AGUS, 07 trường hợp là LSIL và một trường hợp là carcinom tế bào tuyến.
+ Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung là 0,47% gồm: CINIII có 04 trường hợp (0,26%) và CINI có 03 trường hợp (0,2%).
+ Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về tầm soát ung thư cổ tử cung là 33,9%.
+ Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa Pap smear với tuổi, tuổi lập gia đình, tình trạng hôn nhân, số lần sanh, số lần có thai, phương pháp ngừa thai, số lần nạo sẩy thai p< 0,05. Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa Pap smear nghề nghiệp, học vấn, nạo hút thai, tiền căn viêm âm đạo, tiền căn làm Pap smear, khám phụ khoa p> 0,05.
+ Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi lập gia đình, số lần sanh, nguồn cung cấp thông tin, tiền căn làm Pap smear, khám phụ khoa, tiền căn viêm âm đạo p< 0,05. Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức với tình trạng hôn nhân và phương pháp ngừa thai p> 0,05.
- Giải pháp phòng và điều trị: thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; đào tạo tập huấn cho Bác sĩ, nữ hộ sinh của các Trung tâm Y tế trong toàn tỉnh về kỹ thuật làm Pap smear, đọc Pap smear, soi CTC, sinh thiết, nạo kênh CTC; lồng ghép chương trình tầm soát ung thư CTC vào các chương trình khác (kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em,...).
+ Tất cả các phụ nữ sau khi đã lập gia đình từ 18 tuổi đều phải được tư vấn khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm Pap smear hàng năm để tầm soát ung thư CTC tại các cơ sở y tế cho đến tuổi 65;
+ Phòng ngừa ung thư CTC có 2 giai đoạn, giai đoạn cảm nhiễm là dự phòng cấp I tiêm ngừa vaccine HPV và dự phòng cấp II là làm Pap smear phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư, ung thu CTC.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 04/01/2012. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Trung tâm Y tế huyện Hòa Thành triển khai đến các Trung tâm Y tế huyện, thị, các Trạm Y tế xã/phường trong tỉnh tăng cường công tác nghiên cứu phòng và điều trị ung thư CTC, một số kết quả đạt được như sau:
- Tập huấn các Bác sĩ, cử nhân hộ sinh và nữ hộ sinh công tác khám và điều trị sản phụ khoa trong tỉnh: Trung tâm chăm sóc sức khoẻ, khoa sản Bệnh viện đa khoa, khoa phụ sản - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các Trung tâm y tế trong tỉnh.
- Đào tạo kỹ thuật chuyên môn sâu về sản phụ khoa cho các BS - CNHS- NHS của các trung tâm y tế trong toàn tỉnh: tham gia các lớp soi cổ tử cung 22 người và lớp xét nghiệm Pap smear 22 người tại (Bệnh viện Từ Dũ);
- Đào tạo lại kỹ thuật chuyên môn - chuẩn bị triển khai việc thực hiện làm Pap smear cho phụ nữ tại các trung tâm y tế trong toàn tỉnh: mở 04 lớp, mỗi lớp 01 ngày, số lượng 240 người tại Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản tỉnh.
- Mở phòng tư vấn: bệnh viện tỉnh, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã phường; kết hợp với phòng kế hoạch hoá gia đình - Chăm sóc bảo vệ Bà mẹ và trẻ em của các trung tâm y tế trong tỉnh.
Thông tin tuyên truyền trên đài truyền hình, truyền thanh mỗi quý một lần/năm.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Công nhận sáng kiến cấp tỉnh | Công nhận sáng kiến cấp tỉnh | Ngày 28/3/2017, Ủy ban dân tỉnh ban hành Quyết định số 690/QĐ-UBND về công nhận sáng kiến cấp tỉnh. | Theo đó, có 4 đề tài được xét đặc cách và 43 sáng kiến được công nhận (03 sáng kiến được xếp loại A, 33 sáng kiến được xếp loại B và 07 sáng kiến được xếp loại C). Đây cũng là điều kiện để xét công nhận đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh". Danh sách công nhận sáng kiến kèm theo danhsachcongnhansangkienct.rar KGVX | 04/04/2017 8:00 SA | Đã ban hành | | | Nghiên cứu bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh | Nghiên cứu bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh | Ngày 27/03/2015, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Tây Ninh tổ chức họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài "Nghiên cứu bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh" do KS. Tạ Ngọc Dân – Ban Quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát làm chủ nhiệm. | Tham dự phiên họp Hội đồng có ông Nguyễn Minh Hiệp, PGĐ Sở KH&CN Tây Ninh - Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Hoàng Đức Huy – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM và TS. Nguyễn Thị Phương Thảo – Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM tham gia phản biện, cùng với các thành viên khác đang công tác tại các đơn vị có liên quan. Với mục tiêu nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài sinh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Đề tài được Hội đồng xét duyệt thống nhất triển khai thực hiện. Tuy nhiên, Hội đồng đề nghị cơ quan chủ trì hoàn chỉnh lại các nội dung theo góp ý tại cuộc họp và gửi về Sở KH&CN để tiến hành thủ tục theo quy định. Sở KH & CN | 31/03/2015 10:00 SA | Đã ban hành | | | Thực trạng và giải pháp phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh | Thực trạng và giải pháp phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: ThS. Võ Hoàng Khải
Cơ quan chủ trì: Trường Chính Trị Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2009 - 2011
Thời gian nghiệm thu: 2011
Kinh phí thực hiện: 205,45 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong 10 năm (1998 - 2008).
- Đề xuất và áp dụng những giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra xã hội học (XHH) các điểm điển hình.
- Thu thập số liệu ở các huyện, thị xã để xây dựng số liệu thống kê.
- Xử lý các phiếu điều tra XHH bằng phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận về quyền dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn:
+ Đảng ta xác định: “để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước” và đề ra nhiệm vụ trọng tâm: “khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở”.
+ Trong điều kiện hiện nay, cấp cơ sở là mắt xích yếu nhất trong hệ thống chính trị, hệ thống Nhà nước ta hiện nay. Nhiều vấn đề nổi cộm, tiêu cực đang tiềm tàng, những nơi nổ ra “điểm nóng” cũng xuất phát từ cơ sở. Ở cơ sở dân chủ bị vi phạm nghiêm trọng, nạn tham ô, tham nhũng, ức hiếp nhân dân diễn ra tràn lan kéo dài mà chưa có quy phạm pháp luật cụ thể, chưa được quan tâm đúng mức có phần lỏng lẻo và không sâu sắc.
- Cơ sở pháp lý của việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn:
+ Thực hiện chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; UBTVQH ban hành Nghị quyết số 45/1998/TVQH10 ngày 26/02/1998; Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”.
+ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Thực trạng triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở xã:
+ Tổng số 436 phiếu phân tích số 1 (phiếu dùng cho cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn), kết quả thực hiện quy chế dân chủ của chính quyền địa phương đưa ra vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhân dân: có 93,8% ý kiến người được hỏi về chủ trương và mức độ đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi tại cơ sở hạ tầng; xây dựng quy ước cộng đồng dân cư có 91,1%; các công việc tự quản khác là 93,3% đều xác nhận đã làm tốt công việc này.
+ Tổng số 403 phiếu phân tích số 2 (phiếu dùng cho trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận ấp, khu phố), kết quả triển khai quy chế dân chủ: số được tiếp nhận học tập Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 (chiếm 72,9%); Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (chiếm 82,5%); Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 20/4/2007, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (chiếm 83,8%); số nơi họp dân đạt yêu cầu theo quy định của quy chế đạt 71,6%.
+ Tổng số 409 phiếu phân tích số 3 (phiếu điều tra hộ dân cư) về tình hình nhân dân tiếp nhận quy chế dân chủ, người được hỏi cho biết: người được phổ biến và biết về quy chế này chiếm 86,6%; người chưa được biết chiếm 9,8%; về việc họp dân, số người tham dự họp 1 lần/năm là 4,4%, 2 lần là 23%, 3 lần là 66,3%, 4 lần là 2,4%; số người thường xuyên dự họp chiếm 9,7%.
- Qua thực hiện quy chế dân chủ, đại bộ phận nhận thấy quyền và lợi ích của mình, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện trên thực tế. Có 95/95 xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chức triển khai và có chương trình, kế hoạch thực hiện ở cơ sở khá tốt.
- Tuy nhiên, ở một số cấp xã vẫn còn hạn chế và bộc lộ những khiếm khuyết cần sửa đổi bổ sung và hoàn thiện: tham nhũng, lãng phí chưa được xử lý một cách triệt để, gây ảnh hưởng nhiều đến thực thi dân chủ; nhiều địa phương hằng năm không có tổ chức kiểm tra, kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quy ước.
- Giải pháp phát huy dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới: đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ; tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa bộ máy quản lý với người dân; thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác cải cách hành chính theo mô hình một cửa; 100% công việc liên quan đến dân đều được công khai niêm yết quy trình, thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý hành chính.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 1130/QĐ-UBND, ngày 02/6/2011. Kết quả đề tài được tổ chức triển khai trong năm 2012 cho 8/9 huyện, thị xã trong tỉnh với số lượng 75 học viên/lớp/ huyện.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra, đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại Tây Ninh và đề xuất các giải pháp | Điều tra, đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại Tây Ninh và đề xuất các giải pháp | Đồng chủ nhiệm đề tài: BS CKI. Võ Trung Tuấn và PGS TS. Đỗ Văn Dũng
Cơ quan chủ trì: Trung tâm y tế Dự phòng Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2009 - 2010
Thời gian nghiệm thu: 2010
Kinh phí thực hiện: 355,4024 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Xác định thực trạng về các điều kiện qui định tại các bếp ăn tập thể (BATT) của các đơn vị sản xuất, các trường học có bếp ăn tập thể trên 100 người và đề xuất giải pháp khắc phục:
- Đánh giá thực trạng chung về điều kiện vệ sinh của BATT tại các đơn vị sản xuất và các trường học mẫu giáo, mầm non, tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh.
- Xác định kiến thức, hiểu biết và thực hành của nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đánh giá tỉ lệ đạt, không đạt, của các mẫu dụng cụ chứa đựng thực phẩm, nguồn nước trong chế biến, bàn tay nhân viên trực tiếp tham gia chế biến, qua kết quả xét nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra lập hồ sơ, danh sách các cá nhân, đơn vị điều tra theo mẫu phỏng vấn.
- Lấy mẫu, xét nghiệm mẫu.
- Xử lý số liệu.
- Đề xuất giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm BATT tại Tây Ninh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Bảng số liệu đánh giá tỷ lệ kiến thức, hiểu biết, thực hành của nhân viên tham gia chế biến; các mẫu qua kết quả giám sát tại chỗ và kiểm nghiệm tại phòng thí nghệm.
+ Đánh giá 54 cơ sở BATT từ 100 người ăn trở lên: chủ cơ sở bếp ăn có 63% là người trên 40 tuổi, tỉ lệ nữ chiếm 70% và có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 89%;
+ Cơ sở bếp ăn gần nguồn ô nhiễm 7%, không có dụng cụ chứa chất thải lỏng là 4% và không có dụng cụ chứa chất thải rắn là 35%; tỉ lệ cơ sở không sử dụng nước đun sôi trong ăn uống chiếm 11%;
+ Tỉ lệ bếp ăn theo nguyên tắc một chiều chiếm 76%, có lưới che chắn côn trùng 41%; sử dụng nguồn nước chế biến thực phẩm chủ yếu là nước giếng khoan 54% và nước máy 46%, có kiểm tra nguồn nước định kỳ 82%; tỉ lệ các bếp ăn có hợp đồng cung cấp thực phẩm là 83%;
+ Về kiến thức, tỉ lệ biết dấu hiệu nhận biết đúng dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm 91,9% biết được vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt gây ngộ độc thực phẩm là 93,4% và gây bệnh mạn tính là 10,6%; họ cũng biết khi xảy ra ngộ độc thực phẩm và báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất (tỉ lệ biết là 82,6%) và phải đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất là 92,0%.
- Đánh giá, xác định các mối nguy cơ có khả năng gây ô nhiễm thực phẩm trong quá trình chế biến.
+ Sử dụng bảng kiểm để đánh giá thực hành của người chế biến thực phẩm cho thấy tỉ lệ đeo găng chỉ có 40,7%, tỉ lệ có sát thương ngoài da 1,7%, đeo đồ trang sức 9,1% và không cắt móng tay ngắn 8,5%;
+ Tỉ lệ nhân viên chế biến thức ăn trong phân phát hiện nhiễm Salmonella 3,5%, kí sinh trùng đường ruột 1,8% và không có trường hợp nào nhiễm Shigella; tỉ lệ bàn tay người trực tiếp chế biến nhiễm E.coli 11,5%, Coliform 65,1% và Staphylococcus aureus 51,7%;
+ Dụng cụ chế biến và chứa đựng thức ăn nhiễm E.coli 18,3%, Coliform 64% và còn dính tinh bột 16%, dầu mỡ 6,3%.
- Dự báo các BATT có nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.
+ Phỏng vấn 528 nhân viên trực tiếp chế biến ở 54 cơ sở BATT: trong các nhân viên chế biến tại bếp ăn tập thể, tỉ lệ nữ chiếm 89,0% và nam 11,0% , người từ 40 tuổi trở lên chiếm 51,3% và tỉ lệ có văn hóa cấp 3 trở lên chỉ chiếm 39,6%; số nhân viên bếp ăn có tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm 81,3%, tỉ lệ có khám sức khỏe định kì năm 2008 - 2009 và đạt là 91,1%;
+ Trong 54 cơ sở có 5 cơ sở có nhiễm E. coli (chiếm 9%) và có 17 cơ sở có nhiễm Coliform trong nguồn nước (31%); tỉ lệ nhiễm coliform trong nguồn nước ở các bếp ăn của cơ sở sản xuất là 52% cao hơn tỉ lệ ở các cơ sở giáo dục là 11% (p=0.001).
- Giải pháp khắc phục các yếu tố nguy cơ cao nhằm ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân lao động và học sinh của các trường học trong toàn tỉnh:
+ Đối với cơ quan quản lí Nhà nước, các cơ sở không đạt yêu cầu cần phải có biện pháp khắc phục và cần được cơ quan chức năng theo dõi và kiểm tra; bắt buộc cơ sở BATT phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đối với chủ cơ sở: nhân viên trực tiếp chế biến phải tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi vào làm việc tại bếp ăn tập thể và được cập nhật kiến thức VSATTP một năm một lần tại Chi cục VSATTP và ở các Trung tâm y tế huyện, thị đồng thời cung cấp tài liệu và tờ rơi nói về chuyên đề VSATTP; phải trang bị đủ đồ bảo hộ và thường xuyên nhắc nhỡ mặc, đeo, mang găng tay khi chế biến thức ăn và sinh hoạt kiến thức VSATTP một tháng một lần cho nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm;
+ Đối với nhân viên: khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm theo hướng dẫn một năm một lần; cắt móng tay ngắn và không đeo đồ trang sức trong lúc chế biến thực phẩm.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 18/11/2010. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Trung tâm Y tế Dự phòng triển khai đến các Trung tâm Y tế huyện, thị, các Trạm Y tế xã/ phường tăng cường công tác thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất, nhằm hạn chế không để ngộ độc thực phẩm xảy ra.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Khảo sát, đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng tăng huyết áp ở người lớn tại Tây Ninh | Khảo sát, đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng tăng huyết áp ở người lớn tại Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: BS CKI. Đào Thị Lan
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2005 - 2007
Thời gian nghiệm thu: 2007
Kinh phí thực hiện: 339,099 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đánh giá tình hình bệnh tăng huyết áp (THA) ở người lớn ( ≥18 tuổi) tại tỉnh Tây Ninh năm 2005 - 2006.
- Đánh giá tỷ lệ giảm tác hại của người bệnh sau khi can thiệp tại cộng đồng bằng các hình thức thay đổi lối sống có nguy cơ bệnh và cách sử dụng thuốc. Cụ thể xác định:
+ Tỷ lệ bệnh THA ở người lớn ( ≥18 tuổi)
+ Tỷ lệ người ≥18 tuổi đã biết mình có bệnh THA
+ Tỷ lệ người ≥18 tuổi THA có điều trị bệnh.
+ Tỷ lệ người ≥18 tuổi THA có điều trị và đạt hiệu quả kiểm soát được huyết áp.
+ Mối liên quan giữa THA với các yếu tố: giới, tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, béo phì, ăn mặn, hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình.
+ Tỷ lệ chấp nhận điều trị và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp của các trường hợp mới mắc theo sơ đồ điều trị THA của JNC VII sau 3 tháng và 6 tháng.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên cơ sở lấy 3.600 mẫu từ 30 cụm xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh. Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn và đo huyết áp từ một bản câu hỏi định sẵn. Các đối tượng có kết quả chuẩn đoán THA được đưa vào mẫu can thiệp điều trị bằng biện pháp thay đổi lối sống hoặc bằng thuốc và được đánh giá hiệu quả mỗi 3 tháng một lần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Bảng số liệu bao gồm: số liệu về đối tượng nghiên cứu; tỷ lệ THA ở người ≥18 tuổi tại tỉnh Tây Ninh, người đã biết mình có bệnh THA, người THA có điều trị và đạt hiệu quả kiểm soát được huyết áp.
Qua nghiên cứu 3.600 người ≥18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; và mẫu nghiên cứu 361 bệnh nhân THA phát hiện được qua điều tra tại 30 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có kết quả:
- Tuổi trung bình 42,82 ±17,09; nam chiếm 42%, nữ chiếm 58%; dân tộc Kinh chiếm 98,2%; trình độ học vấn từ cấp 1 trở xuống chiếm hơn 50%, cấp 2 và 3 chiếm 27,9%, đại học và sau đại học chiếm 2%; lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao 53,56%.
+ Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao, ở nhóm tuổi trên 60 tuổi thì tỷ lệ THA rất cao 42,9%; tỷ lệ THA ở nam (15%) cao hơn nữ (12,8%), người có học vấn (chưa tốt nghiệp tiểu học) có tỷ lệ THA 50,7%; người lao động chân tay và những lao động khác có tỷ lệ THA cao hơn lao động trí óc;
- Tỷ lệ THA chung là 13,8%; tỷ lệ người ≥18 tuổi biết mình có THA là 11,8%; tỷ lệ người biết mình THA có điều trị bằng thuốc là 58,4%.
- Báo cáo phân tích mối liên quan giữa THA với các yếu tố: giới, tuổi, nghề nghiệp, béo phì, ăn mặn, hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA được ghi nhận: Béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia, tầng suất uống rượu/bia, tiền sử bệnh ĐTĐ.
+ Đa số sử dụng dầu thực vật trong nấu ăn (87,8%), chỉ 6,7% dùng mở động vật; người dân cũng có thói quen dùng xen kẽ nhiều loại dầu mỡ khi nấu ăn (4,6%); dùng bơ động vật trong nấu ăn chiếm tỉ lệ rất thấp 0,1%. Người THA có tỷ lệ béo phì cao hơn người không THA ở tất cả các tầng, không có yếu tố gây nhiễu, học vấn là yếu tố tương tác.
+ Tỷ lệ ăn mặn theo đánh giá và nhận xét của những người xung quanh là 24,3% và tỷ lệ ăn hàng ngày các món mặn, nhiều muối rất cao 70,58%. Người bệnh THA có tần suất ăn mặn thấp hơn người không THA ở tất cả các tầng, không có yếu tố nào làm thay đổi tác động và gây nhiễu.
+ Tỷ lệ có hút thuốc lá 23% trong quá khứ và 27% hút hiện tại. Đây là một tỷ lệ khá cao; số năm hút thuốc trung bình rất cao 22,58 năm; tuổi bắt đầu hút thuốc thường xuyên hàng ngày 21,5 tuổi; loại thuốc hút là thuốc điếu chiếm 92%, thuốc rê, thuốc lào ít phổ biến hơn.
Người THA có tỷ lệ hút thuốc lá hiện tại cao hơn người không THA ở tất cả các tầng, giới tính là yếu tố tương tác lên tỷ lệ hút thuốc lá, tuổi là yếu tố gây nhiễu trên tỷ lệ hút thuốc lá.
+ Tỷ lệ có đo đường huyết trong 12 tháng 26,2%; tỷ lệ ĐTĐ 4,5%; tỷ lệ có uống rượu bia khá cao, chiếm tỷ lệ 25,3%. Trong đó, 36,8% uống ít thường xuyên và 35,2% uống mỗi tuần, 10,7% uống hàng ngày. Số lượng ly uống mỗi lần trung bình 3,77 ly. Người bệnh THA có tần suất uống rượu bia cao gấp 2 lần người không THA ở tất cả các tầng, không có yếu tố nào làm thay đổi tác động, tuổi là yếu tố gây nhiễu.
- Tỷ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu bằng biện pháp can thiệp cộng đồng sau 3 tháng và sau 6 tháng lần lượt là 53,3% và 73,5%.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ THA giữa các nhóm: tuổi, giới, nghề nghiệp và trình độ học vấn.
- Điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc: ngưng hút thuốc sau 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 33,6% và 43%; ngưng uống rượu hoặc giảm rượu là 81,1% và 90,7%; tăng vận động (đi bộ là 62,1% và 84,6%; đi xe đạp; tập thể dục hằng ngày); thực hiện chế độ ăn giảm muối.
- Điều trị bằng biện pháp dùng thuốc: uống thuốc điều đặn đạt khoảng > 90%; 94,6 % bệnh nhân uống đủ liều; 88,7 % đến khám đúng hẹn.
- Mô hình chăm sóc sức khỏe người THA.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG:
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 14/01/2008. Kết quả nghiên cứu được các Trung tâm Y tế 08 huyện và thị xã ứng dụng trong điều trị và quản lý người bệnh THA.
- Trong tháng 12/2011, Trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu (DMC) đã tiến hành tập huấn triển khai ứng dụng kết quả cho các bác sỹ, điều dưỡng của 09 huyện, thị và Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh (có 57 người tham dự), riêng 10 trạm y tế xã của huyện DMC có 33 người tham dự; từ tháng 6/2012 đến 11/2012, tỷ lệ người được tư vấn của 10 trạm y tế trung bình là 69,78%/tháng. Tổng số lần tư vấn từ tháng 6 - 11/2012 là 6.587 lần với tổng số tờ rơi phát ra 5.738 tờ; Trung tâm y tế huyện Gò Dầu đã tư vấn được 331 bệnh nhân và phát ra được 24 tờ rơi.
- Hiện nay ở mỗi đơn vị ứng dụng đều có phòng tư vấn để phục vụ cho công tác triển khai, Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh có 02 phòng, 09 Trung tâm y tế huyện đều có 09 phòng, 10 trạm y tế xã thuộc huyện DMC có 10 phòng.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về An ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về An ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: CN. Dương Văn Chiến
Cơ quan chủ trì: Công an Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2003 – 2006
Thời gian nghiệm thu: năm 2006
Kinh phí thực hiện: 82,895 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Nghiên cứu toàn diện lực lượng Công an xã trong tỉnh: chức năng nhiệm vụ của lực lượng Công an xã trong việc đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, quản lý hành chánh về trật tự an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm củng cố xây dựng lực lượng, khắc phục những hạn chế yếu kém; bồi dưỡng, huấn luyện và trang bị phương tiện hoạt động; chế độ chính sách cho lực lượng Công an xã, để lực lượng này đảm bảo thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở trong tình hình mới.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng về biên chế, lực lượng Công an xã toàn tỉnh từ khi có Nghị định 40/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ đến nay. Kết quả đạt được trong thực hiện công tác giữ gìn an ninh trật tự; quản lý hành chánh về trật tự an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, từ khi có Nghị định 40/CP đến nay và những tồn tại, hạn chế.
- Đánh giá nguyên nhân đạt được, những hạn chế yếu kém về đội ngũ Công an xã, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ lớn sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, đối với lực lượng Công an xã.
- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, trong đó tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng tuần tra nhân dân (TTND).
- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Công an cấp trên đối với lực lượng Công an xã. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, cho lực lượng Công an xã.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng lực lượng Công an xã trong thời gian tới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Biên chế của Công an các xã, thị trấn trong tỉnh đã được kiện toàn theo mô hình thống nhất: mỗi xã có 01 Trưởng công an xã, 02 Phó công an xã, có từ 03 công an viên thường trực tại xã và mỗi ấp, khu phố bố trí 01 công an viên phụ trách.
- Về trang bị, phương tiện làm việc: hầu hết Công an xã, thị trấn trong tỉnh đều được bố trí từ 01 đến 02 phòng làm việc, nằm trong khuôn viên trụ sở UBND xã, thị trấn; được trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện thông tin liên lạc, trang phục và các phương tiện khác.
- Lực lượng Công an xã đã phát huy được chức năng nhiệm vụ của mình, đóng vai trò quan trọng việc giữ gìn an ninh trật tự, quản lý hành chánh về trật tự an toàn xã hội và trong xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tuy nhiên lực lượng Công an xã cũng còn một số hạn chế, tồn tại như: công tác nắm tình hình chưa kịp thời; công tác quản lý hành chánh về trật tự an toàn xã hội còn sơ hở; việc xây dựng và củng cố phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ chưa đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ của ngành; trình độ, năng lực đội ngũ Công an xã còn hạn chế.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là: cấp ủy, chính quyền và Công an cấp huyện một số nơi chưa quan tâm đầy đủ việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công an xã; lực lượng Công an xã (nhất là công an viên) số lượng không ổn định; nhiều công an viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, đạo đức vi phạm kỷ luật; trang bị, phương tiện làm việc; chế độ, chính sách đối với Công an xã chưa đảm bảo.
- Giải pháp thực hiện là đào tạo nâng cao trình độ; củng cố tổ chức; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp; sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên; nhằm xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã ngày càng vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cho Trưởng, Phó trưởng Công an xã và Công an viên vững về nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật, lý luận chính trị, đồng thời xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt quản lý địa bàn (mô hình tổ tự quản), góp phần đảm bảo giữ gìn ANTT ở cơ sở, có tính khả thi cao về mọi mặt:
+ Đối với đội ngũ Trưởng, Phó Công an xã và Công an viên: cần nhanh chóng mở lớp đào tạo trình độ Trung cấp nghiệp vụ và Trung cấp chính trị theo kế hoạch của Công an tỉnh, thực hiện theo Quyết định số 1369/QĐ-BCA(X14) của Bộ trưởng Bộ Công an.
+ Đối với đội ngũ Công an viên: hằng năm Công an tỉnh duy trì việc mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả Công an viên các xã, thị trấn trong tỉnh. Đối với số Công an viên mới được tuyển chọn, phải được tập huấn nhiều hơn, nhằm đào tạo, huấn luyện giúp cho lực lượng này nắm vững kiến thức cơ bản về Công an xã và các mặt công tác nghiệp vụ công an.
+ Bố trí Công an chính quy về làm Trưởng hoặc cấp Phó Công an xã, thị trấn, nơi mà những địa phương trọng điểm và phức tạp về ANTT. Tăng cường số lượng Công an viên thường trực tại xã; tuyển chọn cán bộ là người dân tộc làm Công an xã ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc cư ngụ theo cộng đồng.
+ Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng làm công tác ANTT ở cơ sở (trong đó đặc biệt chú ý củng cố, nâng cao chất lượng của các Tổ tự quản).
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 15/01/2007. Công an tỉnh Tây Ninh tổ chức triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác quản lý của ngành ở 3 xã: Tân Hưng (huyện Tân Châu), Thạnh Bắc (huyện Tân Biên) và Hảo Đước (huyện Châu Thành). Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Công an tỉnh đề xuất thực hiện những vấn đề trọng tâm sau:
- Đề xuất Bộ Công an:
+ Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị định 40/NĐ-CP về Công an xã, trên cơ sở đó đề xuất Bộ Công an đề nghị Chính phủ ban hành Pháp lệnh về Công an xã (thay thế cho Nghị định 40/NĐ-CP);
+ Ban hành chế độ công tác của lực lượng Công an phụ trách xã để thống nhất việc điều hành, quản lý hoạt động của lực lượng Công an xã trên toàn quốc;
- Đề xuất UBND tỉnh:
+ Tăng số lượng Công an viên thường trực tại xã theo hướng xã, thị trấn có dân số dưới
9.000 người, thì được bố trí 03 Công an viên thường trực tại xã; nếu xã, thị trấn có số dân trên 9.000 người trở lên thì cứ tăng 3.000 người dân được bố trí thêm 01 Công an viên thường trực .
+ Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 428/QĐ-UB ngày 07/7/1994, trên cơ sở đó đề xuất UBMTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh phối hợp với các ngành chức năng ban hành quy chế mới về hoạt động của Tổ tự quản, đồng thời tính toán điều chỉnh lại quy mô của các Tổ tự quản theo hướng giảm bớt số hộ dân trong mỗi tổ, để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
+ Ban hành văn bản có tính pháp quy, quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các vấn đề khác về lực lượng TTND.
+ Chỉ đạo các ngành chức năng triển khai việc xây dựng nhà tạm giữ hành chính tại các xã, phường, thị trấn, thực hiện theo Quyết định số 80/2002/QĐ-UB ngày 30/7/2002.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Khảo cứu các lễ hội truyền thống ở Tây Ninh và định hướng phát triển quản lý | Khảo cứu các lễ hội truyền thống ở Tây Ninh và định hướng phát triển quản lý | Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Ngọc Hòa
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Văn hóa Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2004 - 2007
Thời gian nghiệm thu: 2011
Kinh phí thực hiện là: 155,1 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Nghiên cứu các lễ hội ở Tây Ninh để tìm ra được các giá trị văn hóa, trên cơ sở đó có kế hoạch bảo tồn, phát triển phù hợp văn hóa dân tộc và tập tục địa phương; góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ.
- Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực lễ hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận về lễ hội (khái niệm, phân loại, giá trị....)
- Lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Tây Ninh
- Các lễ hội truyền thống ở Tây Ninh
- Giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (giá trị tâm linh, giá trị nghệ thuật, trò chơi dân gian, giá trị thẩm mỹ ứng xử - nối kết cộng đồng, giá trị giáo dục truyền thống; các mặt còn hạn chế của lễ hội Tây Ninh).
- Các định hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy và quản lý.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống lễ hội Tây Ninh có thể chia thành 3 dạng: lễ hội dân gian (lễ hội dân gian Việt, lễ hội dân tộc ít người), lễ hội tôn giáo (lễ hội đạo Cao Đài, Phật giáo, Thiên chúa giáo), và lễ hội lịch sử cách mạng.
+ Lễ hội dân gian Việt: Tây Ninh có 78 đình, dinh, đèn, miếu và điện đang hoạt động với chu kỳ hàng năm tập trung vào lễ hội chính là Kỳ Yên (thường vào tháng Giêng, 2, 3, 4, 6, 8, 11 và tháng Chạp âm lịch); ngoài lễ chính, còn tổ chức các lễ phụ (Cầu bông, Khai hạ, Tống ôn, Niêm ấn);
+ Lễ hội dân tộc ít người: dân tộc Khmer có 3 lễ hội (Chol Thmây, Đôn ta, Ok-Oom-Bok); dân tộc Chăm (Ramadan, Haji, Maulua); dân tộc Tà Mun (Samco, Donta); người Hoa (lễ vía Quan Thánh Đế Quân, Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu);
+ Lễ hội đạo Cao Đài: lễ Vía Đức Chí Tôn, lễ Thượng ngươn, Hội Yến Diêu Trì; Phật giáo (lễ hội Phật Đản và Vu Lan); Thiên chúa giáo (lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh);
+ Lễ hội lịch sử cách mạng: với trên 300 di tích lịch sử, căn cứ địa cách mạng, trong đó có những di tích mang tầm quốc gia (Trung ương Cục, Ban An ninh Miền, Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam, Căn cứ mặt trận giải phóng Miền Nam, Căn cứ Tua Hai Đồng Khởi); lễ hội xuân Núi Bà Đen được tổ chức vào dịp lễ tết cổ truyền dân tộc hàng năm.
- Đề tài đã khảo cứu khoảng 18 lễ hội ở Tây Ninh, những giá trị cơ bản của lễ hội cổ truyền và hiện đại trong xã hội hiện nay.
+ Ở Tây Ninh có khoảng 18 lễ hội: lễ hội Đình (lễ Kỳ Yên), hội Quan lớn Trà Vong, Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, tôn giáo Cao Đài, Phật giáo, Thiên chúa giáo, dân tộc Khmer, dân tộc Chăm, dân tộc Tà Mun, dân tộc Hoa, làng nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian (lễ Miếu Bà), hội xuân Núi Bà, giao thừa, truyền thống cách mạng Động Kim Quang, chiến thắng Tua Hai, mừng 30/4 đại thắng, Rừng Rong.
+ Những giá trị cơ bản của lễ hội cổ truyền và hiện đại trong xã hội hiện nay: giá trị cố kết cộng đồng; giá trị hướng về nguồn (nguồn cội tự nhiên và xã hội); giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Thực trạng quản lý lễ hội Tây Ninh trong những năm qua: một số đình, đền, dinh... hiện nay ở Tây Ninh, khi tế lễ lại tạm mượn nhạc lễ của tôn giáo Cao Đài, một số nơi chuyển hẳn từ vật tế lễ mặn thành vật tế lễ chay, thập bát ban võ nghệ để thờ tự thành câu đối của Cao Đài (màu sắc của lễ hội truyền thống dân gian đã nhuốm màu sắc tôn giáo).
- Đã là lễ hội bao giờ cũng có hai phần “lễ và hội” cộng hưởng với nhau tạo thành diện mạo trang nghiêm và hấp dẫn của một lễ hội. Qua khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ở nhiều nơi phần lễ còn quá đơn giản, chưa tạo được ấn tượng tôn vinh các vị tiền bối có công với nước.
- Đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực lễ hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
+ Cần sưu tầm lại để phục hồi đúng bài bản gốc phần “lễ và hội”, có sự định hướng tăng cường phần thu hút quần chúng; lễ hội đáp ứng được mục đích giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội dân gian gắn với du lịch văn hóa - du lịch lễ hội;
+ Tổ chức đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội trên cả 3 mặt: hành chánh pháp chế (quản lý về luật pháp, tổ chức quy hoạch, chế độ chính sách liên quan đến lễ hội); nghiệp vụ chuyên môn (các hoạt động tác nghiệp giữ gìn và phát huy các lễ hội); kinh tế (quản lý chặt chẽ và có kế hoạch chủ động điều tiết các nguồn thu chi);
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hệ thống hóa và phổ biến những thông tin về di sản văn hóa phi vật thể - lễ hội; rà soát và hệ thống các văn bản pháp luật về lễ hội đang hiện hành để phổ biến cho cơ sở; tổ chức tập huấn cho cán bộ văn hóa các cấp; in sách giới thiệu các lễ hội ở Tây Ninh, những quy định về quản lý lễ hội... phổ biến cho người dân, cho khách du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/02/2012. Kết quả đề tài được chuyển giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh để triển khai ứng dụng trong công tác quản lý của ngành.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra, khảo sát sự phân bố côn trùng trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở Tây Ninh | Điều tra, khảo sát sự phân bố côn trùng trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở Tây Ninh | Đồng chủ nhiệm đề tài: BS. Huỳnh Văn Hùng và BS. Trần Khánh Tiên
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Y tế Dự phòng Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2004 - 2005
Thời gian nghiệm thu: 2006
Kinh phí thực hiện: 131,7 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đánh giá sự phân bố của lăng quăng và muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại các xã/phường đại diện cho các vùng dân cư trong tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất các biện pháp diệt lăng quăng, phòng chống muỗi hữu hiệu, góp phần phòng chống dịch SXHD tại địa phương.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tập huấn, điều tra theo hình thức cuốn chiếu cho từng huyện/ thị để thu thập các số liệu về lăng quăng và muỗi truyền bệnh SXHD.
- Dựa vào kết quả điều tra xác định được các xã, phường có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao/thấp và các vùng có khả năng gây dịch. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng chóng tích cực.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Ae. aegypti đã được xác định là véc-tơ chính truyền bệnh SXHD và đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm về sinh lý sinh thái và vai trò truyền bệnh của chúng.
- Ae. aegypti là loài muỗi sống trong nhà, gần người, sự sinh sản và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Muỗi thường phát triển mạnh vào mùa mưa (tháng 5 - 10), cao điểm thường vào tháng 6.
- Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85%, chu kỳ phát triển của Ae. aegypti từ trứng đến muỗi trưởng thành từ 10 - 15 ngày, nhiệt độ thấp hơn thì chu kỳ phát triển kéo dài hơn. Nhiệt độ cực thuận là 25oC - 30oC. Tuổi thọ của muỗi phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác của môi trường.
- Bảng số liệu đánh giá mật độ, phân loại muỗi, lăng quăng ở các xã đại diện.
+ Kết quả cho thấy trong 2.519 mẫu muỗi trưởng thành thu thập được, có 145 mẫu Ae. aegypti, chiếm tỷ lệ 5,76%. Không thu thập được muỗi trưởng thành Ae. albopictus. Muỗi trưởng thành Culex quinquefasciatus chiếm đa số (89,84%) mẫu thu thập. Ngoài ra cũng thu thập được các loài muỗi khác (4,4%).
- Trong 82.650 mẫu lăng quăng thu thập được, có 62.573 mẫu Ae. aegypti, chiếm tỷ lệ 75,71%; 19.341 mẫu Ae. albopictus, chiếm tỷ lệ 23,4%. Ngoài ra còn thu thập được lăng quăng Cx. quinquefasciatus với tỷ lệ thấp (0,89%).
- Ae. aegypti hiện diện ở hầu hết 27 điểm khảo sát. Trong đó, nơi có mật độ muỗi cao nhất là 0,53 Ae. aegypti cái/nhà (xã Trường Đông huyện Hòa Thành). Nơi có mật độ thấp nhất (#0) là xã Thạnh Tân và xã Bình Minh thị xã Tây Ninh. Nhìn chung, mật độ Ae. aegypti tại phần lớn các điểm khảo sát thấp hơn 0,2.
- Một số điểm khảo sát có mật độ Ae. aegypti cao hơn, từ 0,2 đến < 0,6 là: phường 2 thị xã Tây Ninh, thị trấn huyện Dương Minh Châu, thị trấn huyện Hòa Thành, xã Trường Đông huyện Hòa Thành, thị trấn huyện Gò Dầu và xã Cẩm Giang huyện Gò Dầu. Các điểm này (ngoại trừ thị trấn huyện Dương Minh Châu) tạo thành 1 vùng có mật độ muỗi Ae. aegypti cao, nằm trên hoặc trải dọc theo quốc lộ 22B từ hướng thị trấn huyện Gò Dầu đi lên trung tâm tỉnh.
- Báo cáo phân tích, đánh giá khả năng mắc bệnh SXHD ở từng vùng.
+ Loại ổ chứa lăng quăng Ae. aegypti chính tại hầu hết các điểm là vật chứa nước ăn (lu, khạp, hồ, phuy) với tỷ lệ thấp nhất là 33,44% (thị trấn huyện Dương Minh Châu) và cao nhất là 83,93% (thị trấn huyện Tân Châu). Trong đó có 6 xã có tỷ lệ vật chứa nước ăn thấp hơn 50%, 19 xã có tỷ lệ từ 50% đến thấp hơn 80% và 2 xã có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 80%.
+ Kế đến là các đồ vật phế thải (chai lọ, lon, gáo dừa, lốp xe cũ, lu khạp bể...) xung quanh nhà, và chén nước chống kiến. Đáng lưu ý là đồ vật phế thải chiếm tỷ lệ khá cao tại xã Tân Đông huyện Tân Châu (37,98%) và xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu (33,51%); trong khi đó chén nước chống kiến có tỷ lệ cao nhất tại thị trấn Dương Minh Châu (32,35%).
+ Tỷ lệ mắc SXHD/1.000 dân vào thời điểm khảo sát (tháng 9/2004) khác nhau tùy theo từng địa phương trong tỉnh, từ 0 đến 1,99. Trong số đó, nổi bật các địa phương có tỷ lệ mắc cao như: phường 2 thị xã Tây Ninh (0,79), thị trấn huyện Dương Minh Châu (0,93), xã Thành Long huyện Châu Thành (0,99), thị trấn huyện Hòa Thành (1,21), xã Trường Đông huyện Hòa Thành (1,41), và thị trấn huyện Châu Thành (1,99). Các địa phương này cũng là những nơi có tỷ lệ mắc SXHD/1.000 dân cả năm 2004 cao trong tỉnh Tây Ninh.
+ Một số điểm khảo sát có mật độ muỗi cao thì tỷ lệ mắc SXHD/1.000 dân trong tháng cũng cao như: phường 2 thị xã Tây Ninh, thị trấn huyện Hòa Thành, xã Trường Đông huyện Hòa Thành, thị trấn huyện Dương Minh Châu. Tuy nhiên, cũng có một số điểm có mật độ muỗi cao nhưng tỷ lệ mắc SXHD/1.000 dân trong tháng thấp (xã Cẩm Giang huyện Gò Dầu, thị trấn huyện Gò Dầu) hoặc ngược lại một số điểm có tỷ lệ mắc SXHD/1.000 dân trong tháng cao, nhưng mật độ muỗi lại thấp như thị trấn huyện Châu Thành, xã Thành Long huyện Châu Thành.
+ Ae. aegypti hiện diện ở hầu hết các xã khảo sát. Tập trung chủ yếu ở phường 2 TXTN, xã Trường Đông huyện Hòa Thành, thị trấn Hòa Thành, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Gò Dầu, xã Cẩm Giang huyện Gò Dầu.
- Dự báo những xã có khả năng gây dịch SXHD cho năm sau; những xã có nguy cơ cao mắc bệnh SXHD.
+ Những xã có sự tương quan chặt chẽ giữa mật độ muỗi cao và tỷ lệ SXHD cao (phường 2 thị xã, thị trấn Hòa Thành, xã Trường Đông huyện Hòa Thành, thị trấn Dương Minh Châu) có khả năng xảy ra SXHD trong những năm tới nếu chúng ta không có những biện pháp kiểm soát Ae. Aegypti.
+ Những xã có mật độ muỗi thấp và tỷ lệ SXHD thấp (xã Thạnh Tân, xã Bình Minh thị xã Tây Ninh, thị trấn Tân Châu, xã Tân Đông huyện Tân Châu...) nguy cơ xảy ra dịch SXHD thấp, chỉ cần đầu tư hạn chế đối với những xã này.
+ Số xã còn lại (thị trấn Gò Dầu, xã Cẩm Giang huyện Gò Dầu, thị trấn Châu Thành, xã Thành Long huyện Châu Thành) không có sự liên quan rõ nét giữa mật độ muỗi và tỷ lệ SXHD.
- Đề xuất giải pháp phòng bệnh SXHD.
+ Diệt muỗi bằng cách (dùng nhang trừ muỗi, thuốc xịt muỗi); diệt lăng quăng bằng cách: dọn dẹp vệ sinh quanh nhà, xúc rửa các vật chứa nước;
+ Ngăn muỗi chích bằng cách: ngủ mùng kể cả ban ngày, dùng kem chống muỗi chích; ngăn chặn những vùng có nguy cơ gây dịch bằng cách mở chiến dịch diệt lăng quăng;
+ Tuyên truyền kiến thức về bệnh sốt xuất huyết cho các hộ gia đình trên đài phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi, áp - phích, làm phiếu cam đoan gia đình không có lăng quăng.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 05/7/2006. TTYT Dự phòng Tây Ninh đã triển khai ứng dụng kết quả của đề tài cho 9 huyện, thị về một số nội dung: ổ chứa chủ yếu của lăng quăng; loài côn trùng trung gian truyền bệnh SXH chính; tương quan giữa mật độ muỗi-tỷ lệ SXH.
- Phổ biến một số biện pháp phòng SXH được đưa vào áp dụng trong công tác phòng chống SXH:
+ Ổ chứa là vật chứa nước ăn: thay nước thường xuyên, làm nắp đậy, thả cá ăn lăng quăng.
+ Ổ chứa là vật phế thải, chân chén: vận động tổng vệ sinh, bỏ muối , thay nước.
+ Đề xuất Sở Y tế ưu tiên kinh phí cho các xã có khả năng xảy ra dịch SXH vào các năm 2007, 2008.
- Giải pháp phòng bệnh SXHD được ứng dụng diệt lăng quăng thường xuyên hàng tháng tại 10 xã điểm; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường ở những xã có nguy cơ bùng phát dịch nhằm loại bỏ các ổ chứa của lăng quăng gây bệnh SXHD;
- Kết hợp triển khai kết quả trong các cuộc hợp giao ban hàng tháng, cung cấp tài liệu liên quan cho những thành viên quan tâm đến đề tài này.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | UBND tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2018 | UBND tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2018 |
Ngày 09/5/2019,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1042/QĐ-UBND về công nhận sáng kiến
cấp tỉnh năm 2018. | Theo nội dung Quyết định, toàn tỉnh có tất cả 91 sáng kiến được đề xuất công nhận sáng kiến cấp tỉnh. Sau khi được hội đồng sáng kiến cấp tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) xem xét, đánh giá và đưa ra kết quả đánh giá gồm: 01 sáng kiến đạt loại A (Xuất sắc), 83 sáng kiến đạt loại B (Khá), 04 sáng kiến đạt loại C (Trung bình) và 03 sáng kiến không đạt yêu cầu công nhận là sáng kiến cấp tỉnh. Được biết, sáng kiến duy nhất đạt loại A là về "Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức, phối hợp tổ chức thực hiện việc ứng dụng mạng xã hội Zalo trong tiếp nhận phản ánh kiến nghị và giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh". Đây là sáng kiến được đánh giá cao và đang được triển khai ngày càng mạnh mẽ, góp phần cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Xem danh sách công nhận sáng kiến tại đây. Cong nhan SKCT 2018_Danh sach.doc
Ngọc Hà | 10/05/2019 3:00 CH | Đã ban hành | Tin loại 4 | | Khảo sát bệnh lý tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ tại bệnh viện đa khoa Tây Ninh | Khảo sát bệnh lý tai biến mạch máu não và các yếu tố nguy cơ tại bệnh viện đa khoa Tây Ninh | Đồng chủ nhiệm đề tài: BSCKI.Trần Văn Bé và BSCKI.Trần Minh Trường
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2006 - 2008
Thời gian nghiệm thu: 2008
Kinh phí thực hiện: 490,05 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
Đánh giá thực trạng bệnh lý tai biến mạch máu não (TBMMN) tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Tây Ninh và các yếu tố nguy cơ, đề xuất giải pháp tối ưu để phòng ngừa và điều trị bệnh lý, giảm tỷ lệ mắc phải và tử vong cho nhân dân Tây Ninh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát bệnh nhân vào bệnh viện đa khoa Tây Ninh (từ 01/2007-12/2007) được chẩn đoán là TBMMN.
- Các biến số khảo sát: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử bản thân, yếu tố gia đình, thời điểm khởi phát bệnh, cách khởi phát bệnh, hoàn cảnh xảy ra, các dấu hiệu tiền triệu, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 768 trường hợp TBMMN điều trị tại BVĐK Tây Ninh từ 01/2007-12/2007, kết quả đạt được:
- Chẩn đoán, điều trị và tỷ lệ tử vong: tỷ lệ nhồi máu não (NMN) chiếm 63,8%, Xuất huyết não (XHN) 36,2%; Tỷ lệ tử vong chung của TBMMN là 22,79%, của XHN là 46,4% và NMN là 9,59%; tỷ lệ xuất viện l 69,92%.
Điều trị chủ yếu là triệu chứng và phòng chống các biến chứng, thuốc làm tiêu huyết khối, thuốc chống đông chưa được áp dụng, các thuốc chống kết dính, tiểu cầu còn dùng với tỷ lệ chưa cao, vật lý trị liệu và y học cổ truyền chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả điều trị đạt được là do phối hợp nhiều biện pháp điều trị.
- Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ: bệnh xảy ra chủ yếu ở người ≥50 tuổi chiếm 84,89%; bệnh xuất hiện rãi đều các tháng trong năm nhưng tăng cao hơn vào quý 2 và quý 4 và thường xảy ra vào buổi sáng, tỷ lệ tử vong cao hơn vào quý 4. Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ nổi bật nhất trong nghiên cứu.
+ Có tiền căn THA: 65,54%, không dùng thuốc hạ HA đều đặn: 91,8%; lúc nhập viện: 78,91% HA tâm thu ≥140 mmHg và 58,73% HA tâm trương ≥90 mmHg, cả HA tâm thu và tâm trương ở nhóm BN XHN đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN NMN.
+ Các yếu tố nguy cơ gặp với tỷ lệ tương đối cao là ít vận động thể lực (69,4%), ăn mặn (48,44%), ăn nhiều mỡ (39,19%), hút thuốc lá thường xuyên (25,13%).
- Lâm sàng và cận lâm sàng: các số liệu về lâm sàng, hình ảnh CT scan sọ não, các xét nghiệm khác và tiên lượng.
+ Bệnh khởi phát đột ngột (85%), chủ yếu khi đang nghỉ ngơi (66,67%). Triệu chứng khởi phát thường gặp là nhức đầu (25,65%) và chóng mặt (20,18%).
+ Yếu - Liệt nửa người là triệu chứng nổi bật trong bệnh cảnh lâm sàng (87,11%) và là lý do nhập viện chủ yếu (54,04%).
+ Vị trí nhồi máu chủ yếu là thuỳ não (66,57%), nhất là ở vùng phân bố của động mạch não giữa (32,2%). Vị trí XH chủ yếu là nhân xám (32,37%), não thất (19,42%) và lan rộng (6,9%). Kích thước ổ XH từ 30 - 50 mm chiếm đa số (42,8%).
+ Các xét nghiệm huyết học đa số trong giới hạn bình thường trừ số lượng bạch cầu tăng ở nhóm XHN.
+ Các xét nghiệm sinh hoá và đông máu có trị số tăng chiếm tỷ lệ cao: nhóm XHN: Glucose lần 1 (56,83%), lần 2 (55,26%), AST (53,23%); nhóm NMN: Glucose lần 2 (46,02%), TQ (42,38%).
+ Các xét nghiệm sinh hoá và đông máu có trị số giảm chiếm tỷ lệ cao: nhóm XHN: Natri (54,65%), Kali (73,15%), Calci (52,63%); nhóm NMN: Kali (64,01%), Calci (43,6%).
+ Các xét nghiệm về Cholesterol, Protid, Acid uric máu có tỷ lệ bất thường không cao ở cả hai nhóm NMN và XHN.
+ Điện tâm đồ và X quang tim phổi đa số trong giới hạn bình thường.
+ XHN tiên lượng nặng hơn NMN; Điểm Glasgow lúc nhập viện từ 3 - 9 điểm có tiên lượng nặng hơn từ 10 - 15 điểm; Hình ảnh CT scan có tiên lượng nặng trong các trường hợp: vị trí: NM lan rộng, XH lan rộng, dưới nhện, dưới lều; kích thước ổ XH > 50 mm.
- Giải pháp tối ưu cho việc phòng ngừa và điều trị
+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày; chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vào sáng sớm, đặc biệt vào mùa Hè, mùa Đông hoặc khi thời tiết chuyển mùa; hạn chế ăn mặn và ăn mỡ động vật; điều trị đúng, đủ bệnh lý THA.
+ Nghiên cứu thành lập “Đơn vị đột quỵ”, trước mắt là lồng ghép vào như một đơn nguyên của khoa Hồi sức Cấp cứu; hoàn thiện và nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh TBMMN.
+ Chụp CT scan sọ não lần thứ hai cho các trường hợp NMN, nhất là khi chưa phát hiện tổn thương trên phim CT scan sọ não lần thứ nhất.
+ Nghiên cứu đưa vào ứng dụng rộng rãi những phương pháp điều trị đã được y học chứng minh là có hiệu quả như thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống kết dính tiểu cầu trong NMN.
+ Tuyên truyền về phòng tránh các yếu tố nguy cơ của TBMMN trong các buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh. Thành lập câu lạc bộ tư vấn sức khỏe về phòng ngừa TBMMN ở người có THA khi có điều kiện.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 19/02/2009. Kết quả nghiên cứu được các tuyến y tế của tỉnh Tây Ninh ứng dụng, đề xuất biện pháp phù hợp trong dự phòng và điều trị bệnh lý TBMMN, trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
- Hiện nay, BVĐK Tây Ninh có 02 phòng tư vấn đang hoạt động (50 BN/ ngày), từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2012: tư vấn được 1.321 BN; tổng số tờ rơi phát ra là 1.326 tờ.
| 07/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Danh mục các đề tài, dự án cấp Tỉnh được phê duyệt năm 2013 | Danh mục các đề tài, dự án cấp Tỉnh được phê duyệt năm 2013 | Ngày 21/02/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chính thức phê duyệt danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2013 tại Quyết định số 334/QĐ-UBND |
Danh mục gồm 09 đề tài và dự án:
I. Lĩnh vực khoa học xã hội
1. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận cơ sở tỉnh Tây Ninh
Cơ quan chủ trì: Ban Dân vận Tỉnh ủy Tây Ninh.
2. Giải pháp nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tại tỉnh Tây Ninh từ nay đến năm 2020.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh.
3. Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT tỉnh Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh.
4. Điều tra, nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức hoạt động các trung tâm văn hóa, sinh hoạt cộng đồng xã, phường, thị trấn và nhà văn hóa ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Văn hóa tỉnh Tây Ninh.
5. Biên soạn tài liệu văn học địa phương tỉnh Tây Ninh để giảng dạy trong trường phổ thông.
Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh.
II. Lĩnh vực khoa học và công nghệ
6. Điều tra, nghiên cứu biện pháp chẩn đoán, phòng trừ bệnh hại chính trên cây khoai mì tại Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường Đại học Nông Lâm.
7. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch vào duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản cho quả mãng cầu ta Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Tây Ninh.
III. Lĩnh vực khoa học Y, Dược
8. Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông tại Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Tây Ninh.
9. Đánh giá các yếu tố nguy cơ của những bệnh không lây ở Tây Ninh.
Cơ quan chủ trì: Viện vệ sinh Y tế công cộng Tp.HCM
Quyết định và Danh mục cụ thể kèm theo
| 03/12/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra tập quán chôn cất, quy hoạch nghĩa trang và đề xuất mô hình hỏa táng | Điều tra tập quán chôn cất, quy hoạch nghĩa trang và đề xuất mô hình hỏa táng | Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hận
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2002 - 2004
Thời gian nghiệm thu: năm 2006
Kinh phí thực hiện: 198,96 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Xuất sắc |
MỤC TIÊU
- Quy hoạch việc chôn cất hài cốt tập trung, không sử dụng đất thổ cư để xây dựng mồ mả, hướng đến tập quán hỏa táng, phù hợp với nền văn minh mới và hợp vệ sinh.
- Quy hoạch nghĩa địa nhằm mục đích đảm bảo tình hình sử dụng đất, đảm bảo vệ sinh nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo môi trường sinh thái và nét đẹp mỹ quan đô thị.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng chôn cất, phân tích môi trường (đất và nước).
- Thống kê và xử lý số liệu.
- Xây dựng mô hình toán về tốc độ tăng dân số theo tỷ lệ chết.
- Lập và số hóa các loại bản đồ bằng phương pháp GIS.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch nghĩa trang trên phần mềm Mapinfo.
- Tham quan và đề xuất biện pháp hỏa táng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh đã tiến hành điều tra với số lượng 7.772 phiếu về việc hỏa táng: chỉ có 18,6% đồng ý; 5% đồng ý nếu như Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
- Ý kiến của các đoàn thể và tôn giáo đa số đồng ý với hình thức hỏa táng; do vậy với sự tác động của các tổ chức này, tâm lý về chôn cất của người dân dần dần sẽ thay đổi.
- Phương pháp hỏa táng: là phương pháp dùng nhiệt độ cao (khoảng 600- 10000C) đốt xác người cùng với quan tài và các vật liệu tẩm liệm thành tro, xương người khi đó bị cháy thành các mảnh vụn. Một phần tro xương sau đó được cho vào hủ kín để thờ phụng hoặc đem rải xuống sông, hồ.
- Công nghệ hỏa táng theo nhiên liệu đốt (củi, dầu, điện, gas) và xử lý khói bằng phương pháp đốt bổ sung (đốt lại), gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu (buồng đốt sơ cấp), nhiệt độ cháy được giữ ở 600 - 9000C, ở giai đoạn thứ hai (buồng đốt thứ cấp), ở nhiệt độ 900 - 1.1000C được kiểm soát để tạo ra các sản phẩm cháy hoàn toàn.
- Thiết bị: phù hợp với đặc thù của tỉnh, đảm bảo tính công nghệ tiên tiến, an toàn bảo vệ môi trường; một số thiết bị chuyên dùng: lò điện ABB của Thụy Sĩ, lò gas Pyrox của Canada, lò hỏa táng Power - pak II của Mỹ.
Qua quá trình thu thập thông tin, dữ liệu điều tra, khảo sát và nghiên cứu hiện trạng nghĩa địa, nghĩa trang trên địa bàn tỉnh, đề tài đã đề xuất được mô hình hỏa táng là xây dựng Trung tâm hỏa táng Tây Ninh trực thuộc Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh với công nghệ lò đốt Power - Pak của Mỹ với nguyên liệu đốt là gas. Đây là một trung tâm hoạt động công ích có thu, có đóng góp cho xã hội về mặt nhân đạo, từ thiện và bảo vệ môi trường.
Địa điểm của Trung tâm hỏa táng đáp ứng được nhu cầu của nhiều địa phương, rộng rãi, thoáng, yên tĩnh, trang nghiêm và thuận tiện cho đi lại, bố cục kiến trúc hợp lý, có tính dân tộc, phù hợp với đặc thù của tỉnh, sạch đẹp và tạo ấn tượng tốt về một nơi an nghỉ cuối cùng cho người đã khuất.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Sản phẩm của đề tài được chuyển giao cho Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư ứng dụng trong xây dựng đề án về “Nghĩa trang xanh”, trong công tác quản lý của ngành. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng công trình đài hỏa táng tại xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Tháng 7/2009, Công ty TNHH Fairy Park Việt Nam (thuộc tập đoàn Fairy Park, Malaysia) có trụ sở tại 274, Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng “Sơn Trang Tiên Cảnh” tại ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh với số vốn đầu tư 20 triệu USD, tổng diện tích khu đất khoảng 75 ha và giai đoạn 1 với diện tích khoảng 14 ha, dự kiến sẽ phục vụ khoảng 5.000 ngôi mộ an táng, trên 8.000 chỗ lưu trữ tro cốt hỏa táng, chưa kể phần mộ cải táng. Sơn Trang Tiên Cảnh được xây dựng theo mô hình Fairy Park tại Malaysia, có phong cảnh cây cỏ, suối nước, non bộ, các tượng thần, thánh của các tôn giáo, đội ngũ nhân viên chăm sóc mộ...
Từ tháng 8/2011, tập đoàn Fairy Park (Malaysia) đưa Sơn Trang Tiên Cảnh đi vào hoạt động. Là nơi chôn cất được xây dựng theo kiểu kiến trúc mới, hiện đại và hợp phong thủy. Phong cách tiên tiến không nhang khói, phù hợp với chính sách bảo vệ môi trường; hộp đựng tro cốt được làm bằng nhôm, nhập khẩu từ Đài Loan, lò thiêu bằng diesel... Đây là hạng mục công trình lớn nhất, hiện đại nhất của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn (tỉ lệ 1/50.000) và ứng dụng tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất phục vụ cho quy hoạch khai thác tài nguyên tỉnh Tây Ninh | Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn (tỉ lệ 1/50.000) và ứng dụng tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất phục vụ cho quy hoạch khai thác tài nguyên tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Tiến Tùng
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2006 - 2007
Thời gian nghiệm thu: 2008
Kinh phí thực hiện: 648.857,5 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Làm sáng tỏ quy luật phân bố tài nguyên nước dưới đất, diễn biến số lượng và chất lượng nước dưới đất do tác động của các hoạt động kinh tế ở tỉnh Tây Ninh trong thập kỷ gần đây.
- Đề xuất công cụ khoa học và giải pháp quy hoạch, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập tài liệu, điều tra bổ sung, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất.
- Biên hội loạt bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/50.000.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất thủy văn tỉnh Tây Ninh.
- Lập một mô hình dòng chảy nước dưới đất cho toàn bộ khu vực Gò Dầu - Bến Cầu - Trảng Bàng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Biên hội các bản đồ: bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ triển vọng khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000; Các bản đồ phụ trợ và 7 phụ lục; Cơ sở dữ liệu địa chất thủy văn; Mô hình dòng chảy khai thác nước dưới đất khu vực Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng.
- Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 203.616 công trình khai thác nước dưới đất, trong đó có 83.813 giếng đào vá 119.803 lỗ khoan. Lưu lượng khai thác nước dưới đất phục vụ ăn uống, sinh hoạt, sản xuất là 110.248 m3/ngày.
- Theo sự phân chia địa tầng mới nhất, Tây Ninh được phân chia 8 tầng chứa nước (6 tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời, 2 tầng chứa nước khe nứt trong đá bazan Pleistocen giữa và các đá nứt nẻ trước Kainozoi) và 8 thành tạo địa chất rất nghèo nước;
- Các tầng chứa nước theo thứ tự từ trên xuống dưới: tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3); Pleistocen giữa - trên (qp2-3); tầng chứa nước khe nứt Pleistocen giữa (@qp3); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa (n22); tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (n12 ); tầng chứa nước lỗ hổng Miocen trên (n31); tầng chứa nước khe nứt Mesozoi - Paleozoi (ps-ms);
- Trong 8 tầng chứa nước nêu trên, có 5 tầng chứa nước lỗ hỗng: (qp2-3); (qp1); (n22 ); (n12 ); (n31) có khả năng khai thác với quy mô lớn. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3) và quanh vùng lộ của các tầng chứa nước khe nứt Pleistocen giữa và (ps-ms) (ở huyện Tân Châu) đáp ứng cho nhu cầu khai thác nhỏ lẻ đến quy mô vừa.
- Nước dưới đất trong các tầng chủ yếu là nước siêu nhạt, các chỉ tiêu hoá lý đáp ứng được tiêu chuẩn ăn uống; các chỉ tiêu đáng lưu ý nhất về chất lượng nước dưới đất phục vụ cho ăn uống là: pH, hàm lượng sắt và nhôm, hàm lượng Nitrat.
- Trữ lượng khai thác nước dưới đất tiềm năng của tỉnh: 5.099.887 m3/ngày. Trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực là 3.387.334 m3/ngày; trữ lượng tĩnh đàn hồi 66.263 m3/ngày. Nguồn bổ cập từ nước mưa: 1.560.561 m3/ngày; nguồn bổ cập từ bên sườn: 11.585 m3/ngày; nguồn bổ cập từ hồ Dầu Tiếng: 74.144 m3/ngày.
- Hiện trạng mực nước và các nguồn nước hình thành trữ lượng được nghiên cứu và tính toán định lượng; đây là những thông tin hữu ít giúp cho việc nghiên cứu và khai thác tài nguyên này cho vùng nghiên cứu;
- Dựa trên các tiêu chí về tỷ lệ tăng dân số, lượng nước tiêu thụ trên đầu người, công nghiệp, thương mại, lượng thất thoát; cho năm 2010 và 2015 là 136.237 m3/ngày và
212.166 m3/ngày.
- Đến cuối năm 2010 ở hầu hết các huyện và thị xã Tây Ninh điều có sự thiếu hụt nước dưới đất so với lượng khai thác hiện nay, lượng thiếu hụt tổng cộng là 20.791 m3/ngày. Đến năm 2015 thì tất cả các huyện và thị xã Tây Ninh điều có sự thiếu hụt nước dưới đất so với lượng khai thác hiện nay, lượng thiếu hụt tổng cộng là 70.492 m3/ngày.
- Căn cứ theo hiện tại và quy hoạch các cụm và khu công nghiệp trên toàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tính toán được tổng nhu cầu nước cho 26 cụm và khu công nghiệp là 403.225 m3/ngày.
- Công cụ khoa học và giải pháp quy hoạch, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất: cập nhật số liệu thường xuyên bằng các số liệu từ mạng quan trắc và điều tra hiện trạng; tiến hành một số thí nghiệm để xác định chính xác các thông số của mô hình; đào tạo các chuyên gia ĐCTV (địa chất thủy văn) và mô hình.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 23/02/2009. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc thẩm định hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép thăm dò nước dưới đất; sử dụng tài nguyên nước.
| 04/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Chỉnh lý và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (1930 – 2005) | Chỉnh lý và biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (1930 – 2005) | Chủ nhiệm đề tài: CN. Lê Minh Trọng
Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2009 - 2010
Thời gian nghiệm thu: 2010
Kinh phí thực hiện là: 215,31 triệu đồng (hỗ trợ kinh phí)
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Bổ sung tư liệu 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, 20 năm (1975 - 1995) cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Tổng kết thực tiễn 10 năm (1995 - 2005) những mặt làm được và chưa làm được của chặng đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
- Đề ra những biện pháp, hướng đi thích hợp đúng với đường lối của Đảng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Biên soạn nội dung các thời kỳ lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
- Phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để thu thập tư liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tập sách lịch sử Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (1930 - 2005).
- Quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Đảng bộ lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng (1930 - 1945).
+ Đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, Tây Ninh là tỉnh tiếp giáp với các tỉnh có phong trào cộng sản hoạt động mạnh như Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, ảnh hưởng của Đảng bắt đầu lan rộng đến Tây Ninh. Đồng chí Võ Văn Lợi từ Bà Điểm (Hóc Môn) lên Giồng Nần (Châu Thành), vừa sinh sống, vừa tuyên truyền giác ngộ quần chúng.
+ Những năm 1936 - 1939, mặt trận nhân dân Pháp với Đảng Cộng Sản Pháp làm nòng cốt giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Từ đây, cùng với cả nước, phong trào cách mạng ở Tây Ninh được nhen nhóm trở lại dưới dạng đấu tranh công khai.
+ Tháng 4/1945, các đảng viên ở xã Thanh Điền bắt đầu tổ chức cơ sở Việt Minh và dần dần phát triển sang các xã khác; chiều ngày 24/08/1945, lực lượng quần chúng đầu tiên từ vùng Bến Cầu tiến về xã Thanh Điền; sáng sớm ngày 25/08/1945, từ xã Thanh Điền các đồng chí đảng viên mang súng ngắn dẫn đầu đội ngũ rầm rập tiến vào sân vận động thị xã; sáng hôm sau, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp thị trấn.
- Đảng bộ Tây Ninh lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1945 - 1954).
+ Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, từ tiếng súng đầu tiên ở Suối Sâu ngày 8/11/1954 đến kết thúc cuộc kháng chiến tháng 7/1954, chiến trường Tây Ninh là một trong những khó khăn nhất của “miền Đông gian lao mà anh dũng”; chúng áp dụng chính sách “tam ngang” (giết sạch, đốt sạch, phá sạch) và dùng đủ các loại vũ khí tối tân nhằm triệt phá vùng căn cứ kháng chiến. Để giành thắng lợi, Đảng bộ và Uỷ ban kháng chiến - Hành chính Tây Ninh đã chỉ đạo mặt trận và các đoàn thể vận động tổ chức chăm lo cuộc sống cho nhân dân;
+ Từng bước thống nhất các lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: chủ lực, bộ đội địa phương và du kích lớn mạnh; tổ chức giáo dục lập trường quan điểm quần chúng và luôn giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, vừa đánh địch tại địa phương, vừa bảo vệ căn cứ địa kháng chiến.
- Thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
+ Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và quân dân Tây Ninh lại đứng trước những khó khăn gian khổ và ác liệt hơn; ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1954 - 1960) chính quyền Ngô Đình Diệm với những thủ đoạn thâm độc nhất ra sức đàn áp các lực lượng yêu nước, tiêu diệt ý chí độc lập thống nhất nước nhà. Với tinh thần Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương (01/1959) đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên bằng chiến thắng Tua Hai (01/1960).
+ Sau thất bại chiến lược “chiến tranh một phía”, đế quốc Mỹ thực hiện các chiến lược “chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam. Với sự lãnh đạo sáng suốt về đường lối của Đảng, Trung ương Cục, Quân uỷ, Tỉnh uỷ với nhiều nghị quyết đúng đắn. Nên quân dân Tây Ninh đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bẻ gãy các chiến lược chiến tranh tàn bạo của Đế quốc Mỹ.
+ Trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến trường, Đảng bộ đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa địch - ta tại tỉnh và từng khu vực, từng huyện để vận dụng được sức mạnh tổng hợp và thực hiện phương chăm đánh địch bằng hai chân, ba mũi, phối hợp chặt chẽ 3 thứ quân. Qua mỗi lần gặp khó khăn, Đảng bộ nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiêm khắc phê bình và tự phê bình, sửa chữa để vươn đến giành thắng lợi hoàn toàn bằng chính lực lượng của tỉnh, góp phần giải phóng Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu ổn định đời sống của nhân dân, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (1975 - 1979).
+ Sau thắng lợi 30/04/1975, Tỉnh uỷ Tây Ninh lãnh đạo việc tiếp quản toàn bộ địa bàn mới được giải phóng, thành lập các Uỷ ban quân quản từ tỉnh đến xã, đập tan những âm mưu tuyên truyền xuyên tạc phá hoại của địch.
+ Ngày 25/4/1976, cùng với cả nước, nhân dân Tây Ninh hăng hái làm tròn nghĩa vụ và quyền lợi công dân trong cuộc bầu cử Quốc hội, với số cử tri đi bầu chiếm 98,48%. Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ nhất quyết định đặt tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng.
+ Đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược do bè lũ Pôn-Pốt gây ra, bảo vệ biên giới Tây Nam: với âm mưu xâm lược chủ quyền và lãnh thổ của nhân dân ta, bè lũ Pôn Pốt được sự xúi giục của thế lực bên ngoài đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc; rạng sáng ngày 25/4/1977, chúng dùng lực lượng tương đối lớn gồm Sư đoàn 3, 4, Trung đoàn 306 đặc nhiệm và quân địa phương vùng 20, 21, 23 đồng loạt tấn công một số khu vực thuộc hai huyện Bến Cầu và Tân Biên, chúng tiến hành tàn sát, đốt phá, cướp bóc một cách dã man. Tỉnh uỷ Tây Ninh xác định lập trường đấu tranh: nhân dân Campuchia, những người chân chính Campuchia là bạn, nơi nào, bộ phận nào, cá nhân nào, tổ chức nào có chủ trương khiêu khích xâm lấn thì đó là kẻ thù; ngày 07/01/1979 với tinh thần Quốc tế vô sản và theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, lực lượng vũ trang của ta phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia đánh đổ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pôn-Pốt.
- Ổn định tình hình sau chiến tranh biên giới, tiếp tục cải tạo và xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên địa bàn tỉnh (năm 1979 - cuối năm 1985): thời kỳ này do bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đã phạm một số sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong vai trò hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, xã hội chậm đổi mới, đã gây khó khăn và làm chậm sự phát triển.
- Từ năm 1986 - 2005, thực hiện đường lối đổi mới của đảng, cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp chyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, quyền làm chủ của nhân dân được nâng lên.
- Giải pháp của Đảng bộ trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh:
+ Trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng bộ luôn nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng địa phương; xây dựng và phát huy cao độ vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng;
+ Xây dựng lực lượng vũ trang làm nòng cốt chiến tranh nhân dân; phát huy vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh căn cứ địa kháng chiến vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng bộ vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được xem là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Kết quả đề tài được chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ Đại hội Đảng; giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và thế hệ trẻ trong tỉnh.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Sưu tầm, nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Tây Ninh | Sưu tầm, nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: CN. Lê Hồng Tăng
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Văn hóa Thông tin Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2005 - 2009
Thời gian nghiệm thu: năm 2010
Kinh phí thực hiện: 197,64 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Xác định quá trình hình thành và phát triển Đờn ca tài tử (ĐCTT) và những giá trị văn hóa của nó để có thêm những cứ liệu khoa học về lịch sử phát triển văn hóa xã hội ở Tây Ninh.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật ĐCTT, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát về Đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đờn ca tài tử Nam bộ ở Tây Ninh.
- Đờn ca tài tử trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ninh.
- Định hướng quản lý và các giải pháp bảo tồn, phát huy Đờn ca tài tử ở Tây Ninh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, Tây Ninh vừa có những đặc điểm chung của khu vực, lại vừa có những nét riêng của địa phương.
- Về phong trào và cách tổ chức: Tây Ninh là tỉnh duy trì tốt nhất phong trào ĐCTT với hệ thống các CLB, Đội, nhóm ĐCTT đông đảo và hoạt động thường xuyên ở cơ sở; được các trung tâm văn hóa của huyện, thị, xã, phường tập hợp, quản lý và tạo mọi điều kiện để hoạt động. Tuy nhiên, Tây Ninh chưa có được những chính sách, chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân ĐCTT tiêu biểu như một vài tỉnh trong khu vực.
+ Trên địa bàn 9 huyện thị, các trung tâm văn hóa huyện, thị, xã, phường đều thành lập câu lạc bộ (CLB) ĐCTT hoặc ĐCTT- Cải lương; có khoảng 65 CLB sinh hoạt tại các Trung tâm Văn hóa và 40 đội, nhóm sinh hoạt ngoài nhân dân.
+ ĐCTT Tây Ninh tồn tại dưới 2 dạng: sinh hoạt ngẫu nhiên, sinh hoạt tự giác; và có thể tự hào vì đã có những nhạc sư, những nghệ nhân, nghệ sĩ đã làm nên diện mạo ĐCTT Nam Bộ.
+ Tây Ninh hiện có hơn 200 nghệ nhân có chuyên môn cao và hàng ngàn người chơi ĐCTT thường xuyên, tập trung ở các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành, Thị xã Tây Ninh.
- Về bài bản: ĐCTT có 20 bài bản tổ (3 Nam, 6 Bắc, 7 Lễ, 4 Oán) và hàng trăm bài biến thể; khi mới hình thành, nhóm ĐCTT miền Đông và miền Tây có một số khác biệt trong bài bản, hòa đàn.
+ Tây Ninh có Tòa Thánh Cao Đài đã chọn nhạc lễ Nam Bộ và ĐCTT làm nguồn “âm nhạc tôn giáo” của Cao Đài; với biểu diễn nghiêm túc, chính xác, chuẩn mực trong dàn nhạc và bài bản tài tử, đã tạo nên một phong cách chơi đặc trưng ở Tây Ninh
- ĐCTT trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ninh: ĐCTT là loại hình nghệ thuật đặc trưng, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam Bộ trong đó có Tây Ninh, gắn liền qua các giai đoạn lịch sử và có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (trong giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, hội nhập và phát triển).
- Tuy nhiên về chất lượng (ca, đàn đúng phong cách tài tử không nhiều) nên cần phải tiếp tục kế thừa, bổ sung những cái mới, phong phú hơn, sinh động hơn.
- Giải pháp của sự bảo tồn và phát huy phong trào ĐCTT Tây Ninh: vận động đổi mới trong phương thức hoạt động để thích nghi với văn hóa thời hội nhập và phát triển; khuyến khích phong tặng danh hiệu nghệ nhân, hoặc Kỷ niệm chương... vì sự nghiệp văn hóa quần chúng; tăng cường giáo dục âm nhạc truyền thống; đào tạo nâng cao chất lượng “truyền nghề” ĐCTT; đặc biệt Nhà nước còn định hướng, tạo ra môi trường pháp lý, trang bị cơ sở vật chất cho ĐCTT.
+ Tạo điều kiện, sân chơi cho hoạt động ĐCTT cơ sở, thuộc các bộ môn như: liên hoan ĐCTT - Cải lương, liên hoan Giọng hát hay - Tay đờn giỏi, liên hoan Nhạc lễ - Trò lễ, liên hoan các CLB - Đội nhóm ĐCTT; mở rộng đối tượng tham gia (khuyến khích lực lượng trẻ, tổ chức ở nhiều cấp); mời nhạc sư, nghệ sĩ ĐCTT nổi tiếng làm giám khảo để đánh giá, phân tích chất lượng, cung cấp thêm kiến thức cho các Đội.
+ Phổ biến các điệu thức căn bản của ĐCTT, giới thiệu các CLB, Đội, nhóm ĐCTT ở địa phương, giới thiệu những tay đàn giỏi, giọng ca độc đáo giao lưu nghệ nhân và bạn xem đài; phát huy tài năng cả về sáng tác lẫn biểu diễn.
+ Chế độ hỗ trợ đối với CLB.ĐCTT, đãi ngộ đối với nghệ nhân ĐCTT: thể hiện sự trân trọng đối với các nghệ nhân bằng cách phong tặng danh hiệu, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng”, hướng họ vào mục đích xã hội, trong đó việc “truyền nghề” cho thế hệ trẻ và tổ chức biểu diễn.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 29/3/2010;
- Ngành Văn hóa Thông tin sử dụng kết quả nghiên cứu để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt là cung cấp tư liệu cho tủ sách địa chí của Thư viện Tây Ninh, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam;
- Chuyển giao kết quả cho ngành Du lịch đưa ĐCTT vào các chương trình du lịch văn hóa trong các tour du lịch ở Tây Ninh.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Giám đốc nhiều cải tiến kỹ thuật | Giám đốc nhiều cải tiến kỹ thuật | Với cương vị là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sau đó là giám đốc, thời gian qua, kỹ sư Tài đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần rất đáng kể cho ngành cao su. | Ông là kỹ sư nông nghiệp, gắn bó với
nông trường này gần ba mươi năm. Lúc đầu, ông là trợ lý kỹ thuật, rồi
làm phó giám đốc Nông trường, từ năm 2007 đến nay làm giám đốc. Với
cương vị là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sau đó là giám đốc, thời
gian qua, kỹ sư Tài đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần
rất đáng kể cho ngành cao su. Gần đây nhất, ông có công trình “Cải tiến
xe vận chuyển mủ cao su thành xe chữa cháy”. 
Giám đốc Nông trường Cao su Bến Củi Nguyễn Văn Tài bên công trình “Cải tiến xe vận chuyển mủ cao su thành xe chữa cháy”. Tại Ðại hội Công đoàn Công ty cổ phần
Cao su Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017- 2022, có một cá nhân được Ban
Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo
trong phong trào thi đua yêu nước năm 2016. Trước đó, ông đã được Tổng Giám đốc Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng Bằng khen “Ðã có thành tích xuất
sắc trong phong trào sáng kiến, sáng tạo, cải tiến khoa học kỹ thuật
trong đơn vị góp phần xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày
càng vững mạnh”. Người được vinh dự đón nhận Bằng lao động sáng tạo và
bằng khen vừa nêu là kỹ sư Nguyễn Văn Tài- Giám đốc Nông trường Cao su
Bến Củi (thuộc Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh). Ông là kỹ sư nông nghiệp, gắn bó với
nông trường này gần ba mươi năm. Lúc đầu, ông là trợ lý kỹ thuật, rồi
làm phó giám đốc Nông trường, từ năm 2007 đến nay làm giám đốc. Với
cương vị là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sau đó là giám đốc, thời
gian qua, kỹ sư Tài đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần
rất đáng kể cho ngành cao su. Gần đây nhất, ông có công trình “Cải tiến
xe vận chuyển mủ cao su thành xe chữa cháy”. “Biến” xe chở mủ thành xe chữa cháy “Phương án lắp đặt đơn giản, chi phí
thấp, tính ứng phó kịp thời tại chỗ, tính phổ dụng xã hội hoá cao, nâng
cao hiệu quả phòng - chữa cháy” là kết quả ứng dụng công trình của kỹ sư
Tài. Ông cho biết, Nông trường cao su Bến Củi quản lý 2.270 ha cao su.
Mùa khô cũng là mùa cao su thay lá. Toàn bộ lá trên cây rụng xuống đất
thành một lớp khá dày, rất dễ cháy. Ngoài ra, hằng năm, nông trường thanh lý
từ 150 ha đến 200 ha cây cao su trong mùa khô; các cành lá sau khi cưa
cắt để lại rất dễ cháy và lây lan đến các vườn cây xung quanh. Thực tế
tại nông trường đã xảy ra hai vụ cháy trong quá trình thanh lý vườn cây.
Vào mùa khô, nông trường đều lập kế hoạch và phương án phòng cháy, chữa
cháy (PCCC), huy động nhiều công nhân cho công tác PCCC, nhưng phương
tiện chữa cháy rất thô sơ. Trước thực trạng đó, kỹ sư Tài băn khoăn
suy nghĩ, tìm tòi giải pháp chữa cháy tại chỗ đạt hiệu quả cao. Từ
phương tiện sẵn có của nông trường là xe vận chuyển mủ có 3 tank (3 bồn
chứa mủ), máy bơm dùng bơm mủ lên tank, kỹ sư Tài nảy sinh ý tưởng
chuyển công năng sử dụng từ bồn vận chuyển mủ thành bồn chứa nước và máy
bơm mủ thành máy tạo áp lực cho vòi rồng thực hiện việc chữa cháy. Khi
mùa khai thác mủ kết thúc, cũng là mùa cao su bắt đầu thay lá, cây ngưng
cạo, khi đó bồn chứa mủ, máy bơm mủ được dùng cho xe PCCC. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tất cả các
phương tiện được lắp đặt hệ thống chữa cháy do ông Tài thiết kế đều có
khả năng di chuyển, tiếp cận điểm cháy với phạm vi hoạt động không hạn
chế. Ðộ phun xa của đầu rồng phụ thuộc vào công suất của máy bơm (máy
bơm 5 CV phun xa 30m, máy bơm 9 CV phun xa 50m). Thời gian hoạt động
phun chữa cháy của mỗi xe chứa 3 bồn nước là 30 phút. Ðể có nguồn nước
cung cấp cho công tác chữa cháy, nông trường bố trí các giếng khoan phân
bố đều trong vườn cây cao su. Sau khi thử nghiệm, xe chữa cháy tự chế
của kỹ sư Tài đáp ứng đầy đủ tính năng theo yêu cầu của cơ quan PCCC.
Ðặc biệt là tổng chi phí cải tiến xe chở mủ thành xe PCCC chỉ 9,5 triệu
đồng, giảm chi phí đầu tư trang bị xe chữa cháy chuyên dùng đến 800
triệu đồng/xe. Có xe chữa cháy này, nông trường tiết kiệm rất đáng kể
trong việc bố trí công nhân trực chống cháy cho toàn bộ diện tích vườn
cây. Theo kỹ sư Tài, không chỉ đối với vườn
cao su, mà đối với vùng trồng mía, từ phương tiện máy móc sẵn có, các
chủ trang trại có thể tự lắp đặt máy chữa cháy theo thiết kế của ông.
Ðối với các khu bảo tồn, rừng phòng hộ, khu di tích, kể cả khu dân cư đô
thị cũng có thể trang bị máy chữa cháy này. “Cây” sáng kiến của ngành cao su Trước đó, ông Tài đã có nhiều công trình
sáng kiến cải tiến kỹ thuật khác, đáng lưu ý như: kỹ thuật tạo tán vườn
cây kiến thiết cơ bản; công cụ xử lý cây nghiêng trên vườn cây kinh
doanh; công cụ khai thác vườn cây tận thu; sử dụng máy bón phân thay thế
bón phân thủ công trên vườn cây kiến thiết cơ bản. Về kỹ thuật tạo tán, kỹ sư Tài cho biết,
nhằm khống chế ưu thế về ngọn của vườn cây kiến thiết cơ bản dòng vô
tính (phân cành cao dễ ngã đổ), qua quá trình quản lý, nghiên cứu, tìm
tòi phân tích đặc tính hình thái của cây cao su, vào năm 2006, ông đưa
ra phương pháp cắt ngọn tạo tán cho giai đoạn kiến thiết cơ bản đối với
vườn cây năm thứ 2, thứ 3. Nhờ có kỹ thuật tạo tán, cây phân cành
hợp lý, thân cây phát triển đồng đều, thúc đẩy độ tăng nhanh quành tròn
thân cây, bảo đảm mật độ vườn cây, hạn chế gãy đổ do gió. Cũng từ đó,
người trồng cao su rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản của cây từ 6
tháng đến một năm (so với trước khi chưa có kỹ thuật tạo tán). Công
trình này đã được áp dụng cho toàn ngành cao su. Theo kỹ sư Tài, đây là công trình vừa
mang tính kỹ thuật, vừa mang tính nghệ thuật cao, để nâng cao chất lượng
vườn cây, tạo tiềm năng năng suất cho thời kỳ kinh doanh. Hằng năm vào mùa mưa bão, giông lốc, nỗi
lo vườn cây cao su kinh doanh bị gãy đổ luôn là vấn đề nhức nhối của
người trồng cao su, nhất là trên dòng vô tính RRIV4. Ðể xử lý cây
nghiêng, có nguy cơ gãy đổ trên vườn cây nhóm 1 đang khai thác, trước
kia, nông trường cho người leo lên cây chặt tỉa nhánh. Công việc này
không bảo đảm an toàn lao động, năng suất thấp, hiệu quả không cao
(không mé được những nhánh trên ngọn cao). Sau đó, nông trường dùng xe
chuyên dụng đưa người và máy cưa lên cao để xử lý; cách làm này quá tốn
kém và năng suất cũng thấp. Từ thực trạng đó, năm 2012, kỹ sư Tài
nghĩ ra cách dùng lưỡi câu liêm nối cán dài để tỉa cành cây nghiêng.
Cách làm này bảo đảm an toàn lao động, vừa nâng cao năng suất mà chi phí
rất thấp, dễ thực hiện, hiệu quả cao. Phương pháp này được đưa sang Lào
áp dụng xử lý hàng ngàn ha cao su bị gió lốc nghiêng ngả. Trước đây, để khai thác tận thu trên
vườn cây cao su chuẩn bị thanh lý, công nhân phải bắc thang (hoặc ghế
cao) để cạo, vừa không an toàn mà năng suất thấp. Sau đó, nông trường
cải tiến bước đầu là dùng cây tầm vông dài nối làm cán dao cạo. Cách làm này cũng có hiệu quả, nhưng
không linh hoạt theo chiều cao cạo miệng, hạn chế năng suất lao động và
cũng không khai thác hết tiềm năng năng suất vườn cây chuẩn bị thanh lý.
Năm 2010, kỹ sư Tài tạo ra dụng cụ khai thác vườn cây tận thu tiên tiến
và hiệu quả hơn. Ðó là dùng cán dao kim loại có 3 đoạn nối nhau bằng
chốt khoá, để người công nhân linh hoạt khai thác ở nhiều độ cao khác
nhau. Ðồng thời, cán dao 3 đoạn này cũng tương
thích với 3 công dụng khác nhau: lắp đặt vào lưỡi dao cạo; lắp đặt vào
dụng cụ bấm máng và dụng cụ bôi kích thích. Nhờ sử dụng công cụ trên,
công nhân khai thác hết tiềm năng năng suất cây chuẩn bị thanh lý. Cụ
thể, trước đây chỉ khai thác được 1,6 tấn/ha, nay đã nâng lên được 2
tấn/ha. Bộ công cụ này nay đã được áp dụng rộng rãi trong ngành cao su. Ngày trước, việc bón phân trên vườn cây
kiến thiết cơ bản theo phương pháp thủ công. Do vườn cây rộng lớn, nên
hằng năm đến mùa vụ bón phân đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn nhân lực.
Cách bón thủ công còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, năng suất lao động
thấp, cần nhiều lao động và tính hại cao (do công nhân tiếp xúc trực
tiếp với phân bón). Do vậy, kỹ sư Tài đã nỗ lực cải tiến
thành công máy bón phân trên vườn cây kiến thiết cơ bản và đưa vào sử
dụng. Ðây là máy tự hành (tự trộn, tự rạch hàng, tự bón, tự lấp đất),
với những ưu điểm thấy rõ: năng suất cao (20 ha/ngày/máy), đạt yêu cầu
về mặt kỹ thuật, giảm độc hại, giảm chi phí thuê công nhân (một máy thay
thế 20 công nhân bón phân thủ công) và dễ quản lý, kiểm soát. Qua nhiều năm trải nghiệm trong ngành,
kỹ sư Nguyễn Văn Tài đã tự nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để có nhiều sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao
năng suất và chất lượng vườn cây, giảm thâm dụng lao động, ứng phó hiệu
quả với tình hình giá cao su giảm sâu và khủng hoảng thiếu lao động như
hiện nay. Kỹ sư Tài tâm sự: “Khi một sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật được tạo ra mà tác giả cố giữ bí mật chỉ để làm lợi
riêng cho mình thì hiệu quả mang lại sẽ hạn chế. Do đó, sáng kiến chỉ có
giá trị khi được nhân rộng”. Chính vì vậy, ông rất vui khi những sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật của mình được phổ biến khắp nơi. Theo Báo Tây Ninh Online
| 11/09/2017 9:00 SA | Đã ban hành | | | Thành lập Công đoàn cơ sở, tổ chức hoạt động và phát triển Đoàn viên ở các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Thành lập Công đoàn cơ sở, tổ chức hoạt động và phát triển Đoàn viên ở các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Văn Nhiếm
Đồng chủ nhiệm: CN. Vương Văn Lai
Cơ quan chủ trì: Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2007 - 2009
Thời gian nghiệm thu: năm 2010
Kinh phí thực hiện: 308,88 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ), tổ chức và hoạt động cũng như công tác phát triển đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phân tích những mặt mạnh, những mặt yếu kém, tồn tại và nguyên nhân, từ đó nêu lên tính tất yếu phải phát triển ĐVCĐ và thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) ở các doanh nghiệp FDI chưa thành lập được tổ chức công đoàn trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh giao phó.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát số lượng, quê quán, trình độ văn hóa, tay nghề, thu nhập, điều kiện sống, sự hiểu biết về tổ chức công đoàn của đội ngũ công nhân, lao động tại các doanh nghiệp FDI thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Khảo sát hoạt động của Ban chấp hành công đoàn một số doanh nghiệp: sự hiểu biết về tổ chức công đoàn, chế độ chính sách cơ bản; nguyên tắc của tổ chức công đoàn; phương pháp hoạt động của Ban chấp hành công đoàn; phương pháp phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động, phương pháp tổ chức hoạt động cho ĐVCĐ.
- Nghiên cứu và đề xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh một số chủ trương chính sách đối với tổ chức hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp FDI cũng như phát triển đoàn viên trong loại hình doanh nghiệp này.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình điểm hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp FDI.
- Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính hệ thống, khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp FDI; trong đó để phát triển đoàn viên và thành lập được CĐCS trong các doanh nghiệp FDI cần phải đi sâu xây dựng các nhóm giải pháp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Tổng số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thời điểm được khảo sát: 71; bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp trong đó tổng số phiếu phát ra dành cho người sử dụng lao động: 71; tổng số phiếu thu về: 67. Tổng số phiếu phát ra dành cho cán bộ công đoàn: 71; tổng số phiếu thu về: 69; Tổng số phiếu phát ra dành cho người lao động: 2.950; tổng số phiếu thu về 2.701. Kết quả phân tích:
+ Đối với phiếu dành cho người sử dụng lao động:
Phiếu thăm dò tập trung vào 2 nội dung lớn là muốn nắm bắt suy nghĩ của người sử dụng lao động về tổ chức công đoàn cơ sở và người lao động ở các doanh nghiệp hiện nay. Hai nội dung này được thể hiện dưới dạng câu hỏi với trên 50 chỉ tiêu được nêu ra, cụ thể như sau:
+ Nhận thức về tổ chức công đoàn: 59 phiếu đồng ý và 8 phiếu không nêu ý kiến thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp của mình. Hoạt động công đoàn của doanh nghiệp trong thời gian qua ( rất tốt: 07, tốt: 48; chưa tốt: 12). Mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công đoàn cơ sở (rất tốt: 13, tốt: 49, chưa tốt: 05). Doanh nghiệp nên có cán bộ chuyên làm công tác công đoàn (rất cần: 14, cần: 25, không nêu ý kiến: 28).
+ Nhận thức về công nhân (CN): doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiện với CN (rất tốt: 15, tốt: 44, chưa tốt: 02); chăm lo nhà ở của CN (thuê nhà trọ cho CN: 12; trả thêm tiền cho CN: 19, chưa: 33); việc áp dụng và thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với công nhân lao động (CNLĐ) (tất cả đều thực hiện tốt: 44, có thực hiện nhưng chưa đầy đủ: 21).
- Những khó khăn cán bộ công đoàn thường gặp phải trong hoạt động công đoàn: chủ doanh nghiệp thường xem nhẹ vai trò của công đoàn, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động, không đối thoại với CĐCS, cán bộ CĐCS là bán chuyên trách nên còn phụ thuộc, chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành từ chủ doanh nghiệp; CN chủ yếu quan tâm đến thu nhập, không có thời gian tham khảo văn bản về công đoàn; nghiệp vụ công đoàn yếu, chưa hiệu quả, chưa được hiểu biết nhiều về luật, chưa nắm rõ hết tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, không có thời gian hoạt động công đoàn và chưa được đoàn viên tin tưởng.
- Năm 2009, có 70/92 CĐCS đã thành lập được xếp loại: 35 CĐCS đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, 17 CĐCS đạt khá, 16 CĐCS đạt trung bình, 02 đạt yếu kém; 22 CĐCS còn lại không xếp loại được.
- Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp FDI chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Cán bộ CĐCS không được thường xuyên tập huấn nghiệp vụ nên hoạt động công đoàn chưa tốt, chưa phải là đối tác ngang tầm của chủ doanh nghiệp.
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của giai cấp công nhân (GCCN), là tổ chức duy nhất đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của GCCN, vì vậy cần phải quy định thành lập tổ chức trong các doanh nghiệp.
- Trong tình hình hiện nay doanh nghiệp FDI ngày càng nhiều, số lượng công nhân lao động tăng lên một cách nhanh chóng thì việc xây dựng mô hình điểm hoạt động trong các doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách và quan trọng. Hình thức và nội dung hoạt động công đoàn ở mô hình này: Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập trong CNLĐ; tổ chức phong trào thi đua CNLĐ; chăm lo đến CNLĐ; đổi mới tổ chức, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ công tác trong các doanh nghiệp; nêu lên vị trí, nhiệm vụ của chủ tịch, tổ trưởng công đoàn.
- Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công đoàn ở các doanh nghiệp FDI, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ, với những nội dung phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của CNLĐ.
- Giải pháp cụ thể: có kế hoạch khảo sát để xác định doanh nghiệp có bao nhiêu công nhân lao động thì có thể bố trí được cán bộ công đoàn chuyên trách, mở lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ này; các chế độ phù hợp, thỏa đáng cho cán bộ công đoàn chuyên trách và bán chuyên trách trong các doanh nghiệp FDI; địa vị pháp lý của tổ chức này trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 04/11/2011. Kết quả đề tài được chuyển giao cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tây Ninh triển khai ứng dụng trong chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp cùng chính quyền tổ chức triển khai thực hiện, có 76% doanh nghiệp FDI đã ký thỏa ước lao động tập thể; thành lập Văn phòng tư vấn pháp luật của LĐLĐ tỉnh và tổ tư vấn huyện, thị xã, công đoàn các khu công nghiệp để tư vấn một số thắc mắc về chế độ chính sách, tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, thời gian làm việc, nghỉ ngơi; Thành lập mới 07 công đoàn cơ sở (CĐCS) doanh nghiệp FDI thuộc LĐLĐ các huyện và công đoàn các khu công nghiệp.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Điều tra, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên động, thực vật vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát | Điều tra, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên động, thực vật vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát | Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Ngọc Long và KS. Lý Văn Trợ
Cơ quan chủ trì: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát
Thời gian thực hiện: 2004 - 2006
Thời gian nghiệm thu: 2007
Kinh phí thực hiện: 458,26 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao và các loài thực vật bậc thấp có ý nghĩa khoa học và kinh tế hiện diện trong khu Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát (VQG) cùng với tình trạng phân bố của chúng.
- Xác định được các quần thể động vật quan trọng tại VQG, mức độ phổ biến và tình trạng nguy cấp, nơi phân bố của chúng.
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động, thực vật.
- Lập bản đồ thảm thực vật.
- Thu thập và bảo quản một số mẫu vật tiêu biểu cho các loài động vật: thú nhỏ, bò sát, cá, chim, côn trùng; thực vật bậc thấp, bậc cao và cây thuốc quan trọng tại VQG tạo cơ sở cần thiết cho các bước nghiên cứu quy hoạch và phát triển Vườn quốc gia sau này.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn động, thực vật phù hợp.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên thực vật bậc cao, thấp.
- Nghiên cứu về tài nguyên động vật trên cạn và thủy sinh vật.
- Nghiên cứu, mô tả các vùng sinh thái cảnh quan tiêu biểu, đánh giá tài nguyên về tiềm năng du lịch sinh thái.
- Xác định vùng phân bố, tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.
- Phân vùng chức năng.
- Nghiên cứu đánh giá tác động xã hội và môi trường vùng VQG.
- Ứng dụng công nghệ xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng ngân hàng dữ liệu và hoàn chỉnh các loại sơ đồ bản đồ tỷ lệ 1/25.000.
- Xác định tác động, mối liên quan giữa khu bảo tồn nghiêm ngặt (vùng lõi) với khu hệ đệm, đề xuất mô hình thích hợp phát triển khu đệm theo hướng đáp ứng mục tiêu bảo tồn khu bảo vệ nghiêm ngặt và các khu bảo vệ chuyên biệt.
- Phát thảo hoàn chỉnh một số đề án bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) phục vụ cho việc kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đề tài đã tạo ra được bộ tiêu bản động vật, côn trùng và thực vật; Bản đồ hệ thống dữ liệu thông tin địa lý (GIS).
- Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát có đặc tính ngập nước cục bộ là một khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng thềm bậc cao Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng lưu vực sông Mê Kông; đất phù sa cổ chiếm phần lớn diện tích của Vườn có thành phần cơ giới đất cát pha đến đất thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém.
- Nguyên nhân không giữ được nước của đất rừng trong mùa khô mà sự bốc hơi nước quá chênh lệch giữa hai mùa, chỉ có những loài nào có cấu tạo thích nghi được trở nên tồn tại và phát triển (giải thích tại sao rừng Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát cùng tồn tại kiểu rừng nhiệt đới gió mùa và kiểu rừng thưa rụng lá).
- Hệ thực vật rừng VQG đã tổng kết được khoảng 700 loài với đại diện của 5 ngành thực vật, 60 bộ, 116 họ và 396 chi. Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) là nơi tập trung của nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97.1%/tổng số loài thực vật).
- Dựa vào điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý và khí hậu, thành phần cơ giới của đất, độ ẩm và tốc độ bay hơi nước, rừng Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát đã tồn tại các kiểu thảm rừng khác nhau đan xen nhau theo thể khảm.
- Có 6 kiểu rừng tiêu biểu cho VQG: kiểu rừng đất ngập nước theo mùa, kiểu rừng thưa thứ sinh, khô, nhiệt đới gió mùa, thưa rụng lá, rừng nguyên sinh. Ở các kiểu rừng này là nơi sinh sống của nhiều loài khác nhau, liên quan đến sự đa dạng sinh vật.
- Tài nguyên cây thuốc của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát khá phong phú và đa dạng không chỉ về thành phần loài (179 loài) mà cả về công dụng. Một số loài cây thuốc sau đây rất được ưa chuộng và khai thác nhiều: đậu xương, sưng đừng, dây linh, dây nắp ấm, sám lộc, huyết rồng máu, hoàng đằng, lạc tiên, bồ húc, mướp khai.
- Đã ghi nhận được 149 loài Chim thuộc 15 bộ và 40 họ (có 3 loài quí hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam: Gà lôi hông tía Laphura diardi, Gà đẫy Java Leptotilos javanicus, Hạc cổ trắng Ciconia episcopus).
- Nhóm ếch nhái gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15 giống (bằng 13,2% loài ếch nhái so với cả nước).
- Bò sát gồm 56 loài (15 họ và 40 giống) thuộc 2 bộ, trong đó có 18 loài bò sát quí hiếm.
- Khu hệ cá VQG mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ, 10 bộ (77/88 loài cá có giá trị kinh tế , 5/88 loài cá có tên trong sách đỏ Việt Nam).
- Ghi nhận được 29 loài thú của 7 bộ: bộ ăn sâu bọ, bộ dơi, bộ linh trưởng, bộ móng guốc chẵn, bộ ăn thịt, bộ gặm nhấm, bộ thỏ.
- Hệ Côn trùng ghi nhận được 128 taxa côn trùng thuộc 9 bộ.
- Những loài thú của Vườn Quốc Gia Lò Gò- Xa Mát đang bị đe dọa nghiêm trọng vì tác động của con người và môi trường phát triển ngày càng xấu; một số loài rất có giá trị nhưng lại bị xếp vào dạng nguy cấp: Vooc Chà vá chân đen, Vooc Bạc, Khỉ đuôi lợn, Culi nhỏ, Sóc bay đen trắng, Dơi chó tai ngắn; chăn thả gia súc trâu bò của người đồng bào Khmer vùng biên giới, nguy cơ cháy rừng thường ngày vào mùa khô, đánh bắt cá, bẫy gà rừng và thú nhỏ.
- Giải pháp bảo tồn và phát triển của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát: can thiệp bằng lực bảo vệ rừng; xây dựng chương trình giáo dục môi trường phối hợp với trường học trên địa bàn VQG; tiếp tục khảo sát, triển khai việc nghiên cứu thêm các đối tượng mới làm đa dạng tài nguyên sinh học ở VQG.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 17/12/2007. Kết quả đề tài được ứng dụng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái VQG và Dự án đầu tư VQG giai đoạn 2011 - 2020; Một số đề án bảo tồn Đa dạng sinh học đối với: rừng thuần loại cây Sao dầu; các nhóm tài nguyên cây thuốc, các nhóm thú, chim và bò sát quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa.
- Cung cấp tư liệu cho cơ quan báo chí, các đơn vị nghiên cứu khoa học, các trường đại học.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975 – 1995) và tổng kết truyền thống Cách mạng các xã anh hùng (1945 – 1975) tỉnh Tây Ninh | Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975 – 1995) và tổng kết truyền thống Cách mạng các xã anh hùng (1945 – 1975) tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: CN. Lê Minh Trọng
Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh
Thời gian thực hiện: 2000 - 2002
Thời gian nghiệm thu: 2007
Kinh phí thực hiện: 717,28 triệu đồng (hỗ trợ kinh phí)
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Đối với cấp huyện, thị: nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975- 1995) nhằm nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn của 20 năm, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
- Đối với cấp xã: Nêu bật vai trò của Đảng bộ xã lãnh đạo và chỉ đạo phong trào chiến tranh nhân dân trên địa bàn của mình, vượt mọi khó khăn gian khổ hy sinh lập nên những chiến tích anh hùng, đánh bại những âm mưu thủ đoạn của thực dân pháp và đế quốc Mỹ trên địa phương của mình.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các huyện: Thị xã, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Tân Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng và 17 xã anh hùng như: Phường 1, Phường 2 thị xã Tây Ninh; An Thạnh huyện Bến Cầu; Chà Là, Cầu Khởi huyện Dương Minh Châu; Hiệp Thạnh, Thanh Phước huyện Gò Dầu; Lộc Hưng, Gia Lộc huyện Trảng Bàng; Trường Đông, Ninh Thạnh huyện Hòa Thành; Thạnh Bình, Hòa Hiệp huyện Tân Biên; Tân Đông, Tân Hưng huyện Tân Châu; Thanh Điền, Thái Bình huyện Châu Thành.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tài liệu chuẩn xác về lịch sử Đảng bộ cấp huyện, thị (1975 - 1995) và truyền thống cách mạng 17 xã anh hùng (1945 - 1975) tỉnh Tây Ninh .
- Lịch sử Đảng bộ huyện Châu Thành (1975 - 2000)
+ Đảng bộ và quân dân Châu Thành phấn khởi thấy huyện nhà đã có bước tiến khá dài, đạt được những thành tựu rất quan trọng. Đến năm 2000, lương thực bình quân đầu người đạt 934,2 kg/năm; sản lượng công nghiệp tăng hàng trăm lần so với năm 1976; hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển sôi động và khá nhộn nhịp, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh.
+ Đảng bộ, Mặt trận ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng (Đảng bộ tăng 3,5 lần; Mặt trận, đoàn thể tăng từ 5 đến 10 lần); bộ máy chính quyền ngày càng được củng cố vững chắc.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Trảng Bàng (1975 - 2000).
+ Trảng Bàng được xác định là huyện trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh Tây Ninh; các lĩnh vực văn hóa xã hội có những bước tiến tích cực. Hệ thống tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể được xây dựng và kiện toàn, chính trị từng bước được ổn định dần và được củng cố vững chắc hơn.
+ Kinh tế nhiều thành phần phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh; giao thông từ huyện về xã được nhựa hóa, đường về các ấp được nâng cấp trãi sỏi đỏ, thuận lợi cho đi lại của nhân dân; hệ thống điện lưới quốc gia đã về 100% ấp; sự nghiệp giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.
+ Đảng bộ huyện Trảng Bàng luôn tăng về số lượng và chất lượng; đến năm 2000, toàn Đảng bộ đã có 2001 đảng viên sinh hoạt ở 49 chi đảng bộ cơ sở. Tất cả các ấp trong huyện điều có chi bộ lãnh đạo.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Bến Cầu (1975 - 2000).
+ Thời kỳ 10 năm sau giải phóng, nhiệm vụ chính là cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, lấy sản xuất lương thực làm nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và phát triển các ngành sản xuất, các hoạt động văn hóa - xã hội để từng bước ổn định đời sống nhân dân.
+ Từ năm 1991 - 2000, giai đoạn này tình hình kinh tế - xã hội của huyện đi vào thế ổn định và phát triển khởi sắc, khá toàn diện. Việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương từng bước phù hợp và có hiệu quả hơn, từ đó đã tạo ra được những bước tiến khá mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
- Lịch sử Đảng bộ Thị Xã (1975 - 2000).
+ Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị Xã cùng với sự nổ lực của nhân dân Thị xã đã trãi qua những bước thăng trầm của từng thời kỳ lịch sử, cố gắng vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước đi lên, nhất là từ khi có đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, đã nổ lực phấn đấu để xây dựng Thị xã Tây Ninh thành một Thị xã hoàn chỉnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Châu (1989 - 2000).
+ Tân Châu là huyện mới thành lập, cho nên việc phát triển cơ sở hạ tầng được Đảng bộ huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm; ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các hoạt động kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo tác động tích cực vào quá trình ổn định xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Gò Dầu (1975 - 2000).
+ Trên cơ sở phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của mình và thuận lợi tiềm năng kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng cấp trên; toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Gò Dầu vẫn từng bước kiên trì vươn lên, nỗ lực thực hiện và giành được nhiều thành tựu đáng kể trên hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động, tạo tiền đề để huyện bước vào thời kỳ mới tốt đẹp hơn.
+ Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2000 tăng 2,1 lần so năm 1997; mạng lưới thủy lợi được hình thành khắp trong toàn huyện với 46,6 km kênh cấp I; 103,8 km kênh cấp II và 150 km kênh cấp III đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hơn 4.000 ha cây trồng toàn huyện.
+ Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ: ngày càng phát triển, nhất là xay xát và chế biến, các yêu cầu về sửa chữa cơ khí được đáp ứng tốt; cơ sở vật chất hạ tầng của huyện ngày càng được tập trung xây dựng và mở rộng.
+ Các hoạt động văn hóa - xã hội; ngày càng có sự chuyển biến đáng kể; nhu cầu học tập của con em nhân dân được đáp ứng tốt; trang thiết bị ngành Y tế được tăng cường, đội ngũ Y-Bác sĩ được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Biên (1975 - 2000)
+ Tân Biên chỉ thực sự bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế từ những năm 80 của thế kỷ 20; đây là giai đoạn đặc biệt trong bối cảnh những khó khăn chung của đất nước, đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân Tân Biên từng bước vượt qua, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh địa bàn và tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng bảo đảm vững chắc biên giới.
+ Từ năm 1990 - 2000, Đảng bộ Tân Biên quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ và tạo đà vững chắc bước vào thế kỷ XXI; tiếp tục củng cố và phát triển huyện nhà ngày càng giàu đẹp.
- Lịch sử Đảng bộ huyện Dương Minh Châu (1975 - 2000)
+ Về công tác xây dựng Đảng, huyện đã quan tâm tổ chức nhiều đợt học tập chỉnh huấn nghị quyết của Đảng; không ngừng cải tiến tác phong lề lối làm việc, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, gắn liền với tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
+ Đảng bộ huyện Dương Minh Châu xác định; xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt (chính trị, tư tưởng và tổ chức) là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi.
+ Quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân của huyện là quá trình phát huy truyền thống yêu nước, tin Đảng, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử.
- Truyền thống cách mạng của 17 xã anh hùng: đã trải qua nhiều hy sinh gian khổ, cùng một lúc phải đương đầu trực tiếp với nhiều kẻ thù nguy hiểm. Nhưng nhân dân các xã quyết một lòng theo Đảng, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Sản phẩm đề tài được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy in thành sách gồm: sách lịch sử đảng bộ cấp huyện, thị (1975 - 2000); sách truyền thống cách mạng 17 xã anh hùng (1945 - 1975).
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Quy hoặc bảo tồn và sử dụng bền bững tài nguyên đất ngập nước của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh | Quy hoặc bảo tồn và sử dụng bền bững tài nguyên đất ngập nước của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh | Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Triết và ThS. Nguyễn Đình Xuân
Cơ quan chủ trì: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát
Thời gian thực hiện: 2003 - 2004
Thời gian nghiệm thu: 2006
Kinh phí thực hiện: 185,0675 triệu đồng.
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Thống kê tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) của Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (VQG). Định hướng quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN.
- Đề nghị các vùng đất ngập nước của VQG vào danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng trên thế giới nếu hội đủ tiêu chuẩn của Công ước RAMSAR.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các khu vực đất ngập nước bao gồm: xác định thành phần loài, độ phong phú, tính chỉ thị sinh học, mối tương quan với điều kiện môi trường và sự biến động theo mùa; khảo sát môi trường vật lý của đất ngập nước ; các nhóm sinh vật đề nghị khảo sát.
- Phân tích mẫu nước, mẫu đất; các mẫu thành phần sinh vật gồm: phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy, côn trùng nước, thực vật bậc cao, lưỡng cư-bò sát, cá, chim.
- Thành lập bản đồ hiện trạng đất ngập nước VQG tỷ lệ 1/10.000: bản đồ được thành lập bằng cách giải đoán ảnh vệ tinh ASTER của Nhật (độ phân giải 15m x 15m) kết hợp với kiểm tra, xác định ranh giới ngoài thực địa, ảnh vệ tinh ASTER (Nhật) sẽ được cung cấp bởi Trung tâm Xử lý Số liệu Viễn Thám của Nhật (ERSDAC) và ảnh vệ tinh có độ phân giải 2,5 x 2,5 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Định hướng quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Bản đồ hiện trạng ĐNN VQG tỷ lệ 1/10.000
- ĐNN của VQG chiếm diện tích 4.533 ha, bao gồm 3.295 ha ĐNN tự nhiên và 1.238 ha ĐNN nhân tạo. ĐNN tự nhiên chiếm 17,5% diện tích toàn vườn.
- Hệ thống phân loại ĐNN của VQGLGXM bao gồm 07 lớp và 10 đơn vị. Các lớp ĐNN: ĐNN thuộc sông; ĐNN thuộc suối; ĐNN thuộc trảng; ĐNN thuộc bàu; kênh đào; ruộng lúa nước; ĐNN bồn trũng nhân tạo.
- Chất lượng nước trong các thủy vực ĐNN VQGLGXM hiện tương đối tốt, ngoại trừ vùng kênh Tà Xia và các kênh phía Nam bị ô nhiễm hữu cơ do nước thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; đoạn đầu của suối Đa Ha cũng nhận một tải lượng ô nhiễm khá lớn từ các vùng đất nông nghiệp bên Campuchia.
- Hóa tính nước của các thủy vực thay đổi đáng kể theo mùa. Vào mùa mưa, tình trạng các thủy vực trở nên thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật thủy sinh.
- Ghi nhận 499 loài phiêu sinh thực vật, 75 loài phiêu sinh động vật, 31 loài động vật đáy, 109 loài côn trùng nước, 206 loài thực vật có mạch, 82 loài cá, 15 loài lưỡng cư, 20 loài bò sát và 123 loài chim.
- Nhiều sản phẩm từ ĐNN của VQGLGXM hiện đang được người dân khai thác; một số sản phẩm quan trong như: lá mật cật, cây thuốc, dầu chai, đưng, nhiều loài cá, tôm, cua, bò sát, ếch nhái và chim; các vùng bàu, trảng được dùng làm nơi chăn thả gia súc; nhiều vùng ĐNN bị biến đổi thành đất trồng trọt.
- Các mối đe dọa chủ yếu đến ĐNN của VQGLGXM: tình trạng khô cạn các vùng ĐNN; nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; sự khai thác quá mức một số loại tài nguyên; xáo trộn môi trường gây ra do chăn thả gia súc; sự xâm lấn của một số loài cỏ dại môi trường; tình trạng lấn chiếm, biến đổi ĐNN thành đất nông nghiệp.
- Khó khăn trong quản lý ĐNN của VQGLGXM: thiếu thốn nhân lực và hạn chế trong trình độ, chuyên môn liên quan đến quản lý ĐNN; tình trạng khai thác trái phép của người Campuchia, buôn lậu qua biên giới; triển khai các hoạt động du lịch sinh thái.
- Việc quản lý môi trường tự nhiên của đất ngập nước VQG cần tập trung vào các hướng sau: phục hồi thủy chế; kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; quản lý hiệu quả việc khai thác tài nguyên; tăng cường quản lý các hệ sinh thái ĐNN trọng yếu; giám sát và can thiệp sớm sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai; xây dựng phương án đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (gia tăng thu nhập và thực hiện chức năng giáo dục môi trường của vườn quốc gia.
- Kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo: đánh giá chức năng ĐNN (việc đánh giá sẽ cung cấp những thông tin giúp hiểu biết sâu hơn về vai trò sinh môi của ĐNN trong mối liên hệ với các hệ sinh thái khác, giúp hiểu rõ hơn về giá trị của hệ sinh thái ĐNN); nghiên cứu về tình trạng khô và của lửa rừng đến hệ sinh thái ĐNN của VQGLGXM.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 02/10/2006. Kết quả đề tài là cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển:
+ Nâng cao nhận thức về giá trị đa dạng sinh học, đào tạo cơ bản cho cán bộ, nhân viên VQG, cán bộ địa phương, chiến sĩ biên phòng trong công tác quản lý và nghiên cứu.
+ Tư liệu chính thức làm sách, phim ảnh, ấn phẩm, tờ rơi,... phục vụ tuyên truyền giáo dục môi trường cho hơn 3.000 lượt học sinh, trên 1.000 hộ dân và 300 cán bộ, chiến sĩ biên phòng.
| 01/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Tây Ninh | Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Tây Ninh | Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đoàn Ngọc Toản
Cơ quan chủ trì: Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT miền Nam
(nay là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước MN)
Thời gian thực hiện: 2006 - 2008
Thời gian nghiệm thu: 2009
Kinh phí thực hiện: 600,503 triệu đồng
Đánh giá xếp loại của Hội đồng nghiệm thu: Khá |
MỤC TIÊU
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chất công trình (ĐCCT) và các chương trình hỗ trợ để thành lập các bản đồ ĐCCT. CSDL có khả năng lưu trữ và cập nhật các tài liệu khảo sát ĐCCT toàn tỉnh, nhất là địa bàn thị xã và thị trấn.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ thành lập cột địa tầng, mặt cắt và các bản đồ ĐCCT chuyên môn phục vụ cho các ngành kinh tế và khoa học khác nhau.
- Thành lập loạt bản đồ ĐCCT phục vụ cho quy hoạch xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên đất khu vực thị xã Tây Ninh.
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập toàn bộ số liệu các công trình nghiên cứu về ĐCCT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Phân loại, sắp xếp các số liệu cần lưu trữ để nhập vào CSDL.
- Xác định mối quan hệ của các số liệu lưu trữ, các công thức tính toán trên tập hợp các số liệu.
- Xác định các dạng bản vẽ, các biểu bảng, các loại đồ thị cần xuất ra từ CSDL
- Xây dựng các bảng cần thiết để lưu trữ số liệu.
- Xây dựng các quan hệ, các ràng buộc toàn vẹn, các miền giá trị.
- Xây dựng các giao diện để nhập, xuất, kiểm tra số liệu.
- Viết các hàm, modules để CSDL hoạt động.
- Viết các chương trình hỗ trợ thành lập các bản vẽ, mặt cắt, biểu đồ, trên cơ sở các số liệu được xuất ra từ CSDL.
- Tạo liên kết giữa CSDL với bản đồ, đưa các số liệu trong CSDL trở thành các đối tượng, các thuộc tính của đối tượng GIS.
- Số liệu trong CSDL được liên kết với bản đồ, các bảng trong CSDL là thuộc tính của bản đồ Người khai thác số liệu có thể tìm kiếm thông tin từ CSDL hoặc từ các bản đồ liên quan.
- Dựa trên CSDL tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất đá và in ra các biểu bảng, đồ thị thống nhất, giúp cán bộ làm công tác khảo sát ĐCCT dễ dàng thành lập các bản vẽ và biểu bảng cần thiết cho công tác lập báo cáo khảo sát.
- Viết hướng dẫn sử dụng, biên tập thành file help.
- Dựa trên CSDL và các phần mềm hỗ trợ tiến hành thành lập loạt bản đồ ĐCCT khu vực thị xã Tây Ninh, phục vụ cho công tác quy hoạch xây dựng, quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên đất.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đề tài đã thu thập phong phú, đầy đủ các tài liệu về địa chất, địa mạo, ĐCCT đã có trong vùng, đã chỉnh lý chi tiết và có hiệu quả tài liệu điều tra cơ bản của vùng, đặc biệt trong việc phân tích chỉnh lý tài liệu ĐCCT.
- Thành lập cơ sở dữ liệu ĐCCT trong môi trường nhiều người dùng, tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS) lưu trữ các loại số liệu về kết quả nghiên cứu ĐCCT, cung cấp số liệu cho các chương trình và phần mềm xử lý số liệu. Viết các chương trình hỗ trợ cho công tác lập bản vẽ, bản đồ ĐCCT. CSDL và các chương trình hỗ trợ là một phần mềm máy tính chuyên dùng trong công tác nghiên cứu ĐCCT.
- Cơ sở dữ liệu ĐCCT tỉnh Tây Ninh được xây dựng dựa trên các đặc điểm về địa hình (đồi núi, thành tạo do sông), cấu trúc địa chất, và tính chất cơ lý của đất đá, vật liệu xây dựng. Kết quả phân vùng ĐCCT ở Tây Ninh thành 05 vùng, mỗi vùng có điều kiện và đặc trưng riêng.
+ Địa hình đồi núi: bao gồm các sườn núi thành tạo trên các khối xâm nhập (núi Bà Đen), có độ dốc trung bình 15 - 400 đến 50 - 600; trắc địa dọc của địa hình có dạng lõm, mạng lưới dòng chảy tạm thời rất phát triển.
+ Địa hình thành tạo do sông: chiếm phần diện tích còn lại của vùng nghiên cứu như: bãi bồi ven lòng tuổi Holocen muộn, thời muộn (Q2), thềm tích tụ - xâm thực bậc II tuổi Pleistocen muộn, thời muộn (Q1 3), thềm xâm thực tích tụ bậc III tuổi Pleistocen muộn, thời sớm (Q1 1).
+ Cấu trúc địa chất: các trầm tích đệ tứ bao gồm các thành tạo nguồn gốc sông và nguồn gốc sông - đầm lầy phân bố gần như rộng khắp trong vùng nghiên cứu; các thành tạo magma xâm nhập phân bố ở phía Đông với diện tích khoảng 6 km.
+ Đặc điểm địa chất thủy văn: nhìn chung mực nước ngầm trong vùng nghiên cứu nằm nông, nước dưới đất trong vùng có 3 loại ăn mòn đối với bê tông: chủ yếu là ăn mòn rủa lũa, ăn mòn carbonic, ăn mòn axit. Trong vùng không hiện diện ăn mòn sulfat, tại vị trí lỗ khoan DT1 nước không có khả năng ăn mòn.
+ Tính chất cơ lý của đất đá: trong phạm vi ảnh hưởng của móng các công trình xây dựng và nền đất (0 - 30m) các thành tạo đất đá được phân chia thành 4 loạt thạch học là loạt thạch học deluvi, loạt thạch học sông - đầm lầy, loạt thạch học sông và loạt thạch học magma xâm nhập và được chia thành 9 phức hệ thạch học. Các phức hệ thạch học được chia ra 21 kiểu thạch học. Nhìn chung phần lớn diện tích nghiên cứu có cấu trúc đất nền và tính chất cơ lý của đất đá thuận lợi cho việc đặt móng xây dựng công trình.
+ Vật liệu xây dựng: trong phạm vùng nghiên cứu, nguồn vật liệu xây dựng khá hạn chế, chủ yếu là đá xây dựng, cuội sỏi và đất san lấp.
- Kết quả phân vùng địa chất công trình:
+ Vùng thị xã Tây Ninh thuộc miền VII địa chất công trình toàn quốc và được chia thành 4 vùng là vùng đồi núi, vùng đồng bằng xâm thực tích tụ, đồng bằng tích tụ - xâm thực và đồng bằng tích tụ.
+ Vùng đồi núi phân bố ở phía Đông thị xã Tây Ninh và được phân thành 2 khu địa chất công trình VIIA1 và VIIA2. Các khu này không thuận lợi cho xây dựng.
+ Vùng đồng bằng xâm thực tích tụ phân bố chủ yếu ở phía Bắc và một phần ở phía Đông Nam của thị xã Tây Ninh và được chia thành 3 khu địa chất công trình VIIB1, VIIB2, và VIIB3. Nhìn chung đây là vùng thuận lợi cho việc đặt móng các công trình xây dựng.
+ Vùng đồng bằng tích tụ xâm thực phân bố chủ yếu ở phía Tây, phía Nam và trung tâm của thị xã Tây Ninh và được chia ra thành 2 khu địa chất công trình VIIC1, VIIC2. Nhìn chung đây là vùng thuận lợi cho việc đặt móng các công trình xây dựng.
+ Vùng đồng bằng tích tụ phân bố củ yếu ở phía Tây, Tây Nam dọc theo rạch Tây Ninh và các rạch nhỏ trong vùng. Được chia thành 6 khu địa chất công trình VIID1, VIID2, VIID3, VIID4, VIID5 và VIID6. Các khu VIID4, VIID5 và VIID6 không thuận lợi cho xây dựng. Khi có nhu cầu xây dựng tại đây cần sử dụng giải pháp gia cố nền hoặc móng thích hợp.
- Số lượng tài liệu địa chất công trình thu thập được chủ yếu tập trung ở trung tâm của thị xã. Vì vậy số lượng lỗ khoan trên bản đồ phân bố không đều, có những vùng còn chưa có các công trình nên việc nghiên cứu, phân chia ra các cấp nhều dày của các phức hệ thạch học còn mang tính định tính và chủ yếu dựa vào độ cao địa hình.
- Bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Tây Ninh (TXTN) và các mặt cắt đi kèm, bản đồ phân vùng ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 vùng TXTN; bản đồ cột địa tầng lỗ khoan tỷ lệ 1/10.000 và bản đồ tài liệu thực tế ĐCCT tỷ lệ 1/10.000, bản đồ sức chịu tải quy ước tỷ lệ 1/10.000 vùng TXTN.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
- Đề tài được UBND tỉnh công nhận kết quả nghiệm thu tại Quyết định số 463/QĐ-UBND ngày 05/3/2010. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy lợi), Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng ứng dụng trong công tác quản lý của ngành.
| 04/11/2013 12:00 SA | Đã ban hành | | | 39 sáng kiến được công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | 39 sáng kiến được công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 24/6/2021 Công nhận 39 sáng kiến có mức độ ảnh hưởng trong tỉnh Tây Ninh.
| Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng đánh giá mức độ ảnh hưởng sáng kiến tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban thi đua – Khen thưởng, các đợn vị có liên quan và các cá nhân có sáng kiến được công nhận chịu trách nhiệm thi hành quyết định. Danh sách xem tại đây.
| 26/06/2021 3:00 CH | Đã ban hành | Tin | | 45 sáng kiến được công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | 45 sáng kiến được công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh | Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 Công nhận 45 sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh
| Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng đánh giá mức độ ảnh hưởng sáng kiến tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Thi đua – Khen thưởng, các đơn vị có
liên quan và các cá nhân có sáng kiến được công nhận chịu trách nhiệm
thi hành quyết định. Danh sách chi tiết xem tại đây. 1487 qd.signed.pdf
| 15/07/2022 3:00 CH | Đã ban hành | Tin |
|