Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksDự án - Hạng mục đầu tư

 
Dự án - Hạng mục đầu tư
 
Ngày 03/10/2018, UBND tỉnh ban hành quyết định số 2471/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, gia công đèn cầy và nguyên liệu dùng trong đèn cầy tại tỉnh Tây Ninh.
 
Ngày 04/10/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc generic phục vụ bệnh nhân năm 2018 tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu, cụ thể như ...
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
  
  
Loại bài viết
  
UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, gia công đèn cầy và nguyên phụ liệu dùng trong đèn cầy tại tỉnh Tây NinhUBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, gia công đèn cầy và nguyên phụ liệu dùng trong đèn cầy tại tỉnh Tây Ninh
Ngày 03/10/2018, UBND tỉnh ban hành quyết định số 2471/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, gia công đèn cầy và nguyên liệu dùng trong đèn cầy tại tỉnh Tây Ninh.

Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại Toàn Cầu Song Toàn Cầu - thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm thực hiện dự án tại xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Diện tích mặt đất sử dụng: 22.094,5 m2. Mục tiêu sản xuất, gia công đèn cầy và nguyên phụ liệu dùng trong đèn cầy, công suất là 50.000.000 sản phẩm/năm.

Tổng vốn đầu tư là 20.000.000.000 (hai mươi tỷ) đồng. Trong đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thương mại Toàn Cầu Song Toàn Cầu góp 20.000.000.000 đồng, chiếm 100% vốn góp. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Dự án dự kiến đi vào hoạt động: tháng 5/2019. Dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

UBND tỉnh giao UBND huyện Trảng Bàng điều chỉnh, bổ sung dự án này vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của huyện Trảng Bàng; Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty CP Xuất nhập khẩu Thương mại Toàn Cầu Song Toàn Cầu thực hiện đầy đủ các thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng và các thủ tục khác theo đúng quy định.

Mộng Tâm

10/10/2018 4:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, gói thầu tổ chức sự kiện Tuần lễ Văn hóa, du lịch nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần thứ II năm 2018UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, gói thầu tổ chức sự kiện Tuần lễ Văn hóa, du lịch nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần thứ II năm 2018
Ngày 04/10/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2476/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu, gói thầu tổ chức sự kiện Tuần lễ Văn hóa, du lịch nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần thứ II năm 2018.

Tên gói thầu: Tổ chức sự kiện Tuần lễ Văn hóa, du lịch nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần thứ II năm 2018. Số lượng gói thầu: 01 gói thầu. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh thông thường. Phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn một túi hồ sơ. Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.

Chủ đầu tư thực hiện gói thầu là Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Tây Ninh. Nguồn vốn từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế đã giao cho Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch năm 2018. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu vào quý IV năm 2018. Thời gian thực hiện hợp đồng là 6 ngày và được quy định cụ thể trong hợp đồng.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm triển khai thực hiện theo quy định.

LN

08/10/2018 4:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApprovedTin loại 3
UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc generic phục vụ bệnh nhân năm 2018 tại Trung tâm Y tế huyện Gò DầuUBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc generic phục vụ bệnh nhân năm 2018 tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu
Ngày 04/10/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc generic phục vụ bệnh nhân năm 2018 tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu, cụ thể như sau:

Tên gói thầu: Mua thuốc generic phục vụ bệnh nhân năm 2018 tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu; Số lượng gói thầu: 01 gói.

Chủ đầu tư thực hiện gói thầu là Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu. Nguồn thu bảo hiểm y tế, nguồn thu viện phí của đơn vị năm 2018; nguồn thu hợp pháp khác được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu; Phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn, một túi hồ sơ. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: Quý III, IV năm 2018. Loại hợp đồng theo đơn giá cố định. Thời gian thực hiện hợp đồng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày 31/12/2018.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Sở Y tế kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện; Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.

LN

08/10/2018 4:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPPCông bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP

Ngày 24/10/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản số 2853/UBND-KTN đồng ý theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh năm 2017. Danh mục bao gồm 04 dự án chuyển tiếp và 05 dự án đầu tư mới.

Dự án bờ kè chống sạt lở và ngập lũ khu dân cư thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu.

Dự án hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên.

Dự án hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu.

Dự án hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu.

Dự án xây dựng hệ thống cung cấp mạng Wifi phục vụ cộng đồng, phát triển công dân điện tử, phục vụ doanh nghiệp, phát triển dịch vụ.

Dự án khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch nông thôn cho xã Mỏ Công, xã Tân Phong, huyện Tân Biên.

Dự án trạm cấp nước tập trung ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng.

Dự án xây mới công trình cấp nước ấp Tân Đông, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh năm 2017 trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định.

Vũ Anh

 

 

25/10/2017 3:00 CHĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt độngCác cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động
Các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động

1. Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 1; Diện tích: 50 ha;

2. Cụm Công nghiệp Tân Hội 1; Diện tích: 51,08  ha;

3. Cụm Công nghiệp Bến Kéo; Diện tích: giai đoạn 1: 35,78 ha;

4. Cụm Công nghiệp Hòa Hội; Diện tích: 30 ha;

5. Cụm Công nghiệp Ninh Điền; Diện tích: 50 ha.

6. Cụm Công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ (Cụm Công nghiệp Thành Long); Diện tích: 37 ha.

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Danh sách các khu kinh tế, cửa khẩu, khu-cụm công nghiệp mời gọi đầu tưDanh sách các khu kinh tế, cửa khẩu, khu-cụm công nghiệp mời gọi đầu tư
Danh sách các khu kinh tế, cửa khẩu, khu-cụm công nghiệp mời gọi đầu tư

a) Dự án các khu kinh tế, cửa khẩu đang mời gọi đầu tư

1. Khu Cửa khẩu Phước Tân; Diện tích: 54,51 ha;

2. Khu Cửa khẩu Vạc Sa; Diện tích: 89 ha.

b) Các khu công nghiệp đang mời gọi đầu tư hạ tầng

1. Khu Công nghiệp Hiệp Thạnh; Diện tích: 250 ha;

2. Khu Công nghiệp Thanh Điền; Diện tích: 166 ha.

3. Khu Công nghiệp Chà Là - giai đoạn 2; Diện tích 157,81 ha.

c) Các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động

1. Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 1; Diện tích: 50 ha;

2. Cụm Công nghiệp Tân Hội 1; Diện tích: 51,08  ha;

3. Cụm Công nghiệp Bến Kéo; Diện tích: giai đoạn 1: 35,78 ha;

4. Cụm Công nghiệp Hòa Hội; Diện tích: 30 ha;

5. Cụm Công nghiệp Ninh Điền; Diện tích: 50 ha.

6. Cụm Công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ (Cụm Công nghiệp Thành Long); Diện tích: 37 ha.

d) Các cụm công nghiệp đang mời gọi đầu tư hạ tầng

1. Cụm công nghiệp Tân Bình, Diện tích: 50 ha.

2. Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Trường Hòa 1; Diện tích: 47,12 ha và Cụm Công nghiệp Trường Hòa 2; Diện tích: 46,58 ha;

3. Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Hội 2; Diện tích: 50 ha và Cụm Công nghiệp Tân Hội 3; Diện tích: 50,8 ha;

4. Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Phú 1 và 2, 3, 4; Diện tích: 200 ha;

5. Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Phước Vinh; Diện tích: 30 ha;

6. Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Thanh

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020Dự án phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020
​1. Thành phố Tây Ninh

1.1. Nhà ở xã hội Khu dân cư Chi Lăng

- Địa điểm thực hiện: Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 01 ha.

- Dân số: 1.200 người.

- Diện tích sàn: 30.198 m2.

- Vốn đầu tư: 154 tỷ đồng.

1.2. Khu dân cư tái định cư Khu phố 5

- Địa điểm thực hiện: Phường 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 4,9 ha.

- Dân số: 410 người.

- Diện tích sàn: 8.390 m2.

- Vốn đầu tư: 43 tỷ đồng.

2. Huyện Tân Biên

2.1. Nhà ở Khu dân cư biên giới (200 hộ)

- Địa điểm thực hiện: Xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 25 ha.

- Dân số: 1.000 người.

- Diện tích sàn: 20.000 m2.

- Vốn đầu tư: 80 tỷ đồng.

3. Huyện Dương Minh Châu

3.1. Nhà ở Khu công nghiệp Chà Là

- Địa điểm thực hiện: Xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 04 ha.

- Dân số: 3.000 người.

- Diện tích sàn: 24.000 m2.

- Vốn đầu tư: 122,40 tỷ đồng.

3.2. Khu tái định cư Khu công nghiệp Chà Là

- Địa điểm thực hiện: Xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 1,50 ha.

- Dân số: 800 người.

- Diện tích sàn: 24.000 m2.

- Vốn đầu tư: 122,40 tỷ đồng.

3.3. Nhà ở thương mại xã Phước Ninh

- Địa điểm thực hiện: Xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 02 ha.

- Dân số: 600 người.

- Diện tích sàn: 19.200 m2.

- Vốn đầu tư: 97,90 tỷ đồng.

4. Huyện Châu Thành

4.1. Nhà ở thương mại trung tâm thị trấn

(30% theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết)

- Địa điểm thực hiện: Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 1,20 ha.

- Dân số: 300 người.

- Diện tích sàn: 9.000 m2.

- Vốn đầu tư: 46 tỷ đồng.

4.2. Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Thanh Điền

- Địa điểm thực hiện: Xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 17,94 ha.

5. Huyện Hòa Thành

5.1. Nhà ở Cụm công nghiệp Bến Kéo

- Địa điểm thực hiện: Ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 02 ha.

- Dân số: 1.500 người.

- Diện tích sàn: 10.500 m2.

- Vốn đầu tư: 53,6 tỷ đồng.

5.2. Khu dân cư Gò Kén 

- Địa điểm thực hiện: Xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 3,10 ha.

- Dân số: 250 người.

- Diện tích sàn: 7.500 m2.

- Vốn đầu tư: 38,30 tỷ đồng.

5.3. Nhà ở thương mại xã Hiệp Tân 

- Địa điểm thực hiện: Xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 06 ha.

- Dân số: 484 người.

- Diện tích sàn: 14.516 m2.

- Vốn đầu tư: 74 tỷ đồng.

6. Huyện Gò Dầu

6.1. Nhà ở công nhân phục vụ Khu Công nghiệp Phước Đông  

- Địa điểm thực hiện: Xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 19,268 ha.

- Dân số: 5.000 người.

- Diện tích sàn: 35.000 m2.

- Vốn đầu tư: 178,50 tỷ đồng.

6.2. Khu phố thương mại thị trấn Gò Dầu  

- Địa điểm thực hiện: Thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 0,12 ha.

- Dân số: 100 người.

- Diện tích sàn: 3.200 m2.

- Vốn đầu tư: 13,30 tỷ đồng.

6.3. Khu dân cư Dịch vụ thương mại Chợ Gò Dầu  

- Địa điểm thực hiện: Chợ Gò Dầu - Thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 2,68 ha.

- Dân số: 250 người.

- Diện tích sàn: 8.000 m2.

- Vốn đầu tư: 40,80 tỷ đồng.

6.4. Nhà ở thương mại Chợ mới  

- Địa điểm thực hiện: Chợ mới - Thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 0,82 ha.

- Dân số: 200 người.

- Diện tích sàn: 7.000 m2.

- Vốn đầu tư: 35,70 tỷ đồng.

6.5. Khu dân cư Thuận Lợi  

- Địa điểm thực hiện: Khu liên hợp CN-ĐT-DV Phước Đông - Bời Lời, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 7,04 ha.

- Dân số: 2.000 người.

- Diện tích sàn: 70.000 m2.

- Vốn đầu tư: 357 tỷ đồng.

7. Huyện Bến Cầu

7.1. Dãy nhà phố   

- Địa điểm thực hiện: Xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 1,15 ha.

- Dân số: 500 người.

- Diện tích sàn: 12.500 m2.

- Vốn đầu tư: 62,50 tỷ đồng.

7.2. Phố thương mại thị trấn Bến Cầu    

- Địa điểm thực hiện: Thị trấn Bến Cầu, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 0,96 ha.

- Dân số: 400 người.

- Diện tích sàn: 10.000 m2.

- Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.

8. Huyện Trảng Bàng

8.1 Nhà ở công nhân Khu Công nghiệp Thành Thành Công    

- Địa điểm thực hiện: Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Diện tích đầu tư: 4,70 ha.

- Dân số: 3.000 người.

- Diện tích sàn: 15.000 m2.

- Vốn đầu tư: 76,50 tỷ đồng.


10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án đầu tư hạ tầng trung tâm các xã giai đoạn 2016-2020Dự án đầu tư hạ tầng trung tâm các xã giai đoạn 2016-2020
1. Sân bóng đá huyện Gò Dầu

- Mục tiêu: Phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu phát triển thể thao.

- Địa điểm thực hiện: Ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 04 ha (đất công).

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Đầu tư Trung tâm thương mại giai đoạn 2016-2020Đầu tư Trung tâm thương mại giai đoạn 2016-2020
1. Trung tâm thương mại thị trấn Dương Minh Châu

- Mục tiêu: Xây dựng Trung tâm thương mại, siêu thị, dịch vụ tổng hợp.

- Địa điểm thực hiện: Thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 1,5 ha.

2. Siêu thị mini tại Khu Công nghiệp Chà Là

- Mục tiêu: Xây dựng Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

- Địa điểm thực hiện: Xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 0,15 ha.

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án đầu tư hạ tầng thương mại-đầu tư chợ giai đoạn 2016-2020Dự án đầu tư hạ tầng thương mại-đầu tư chợ giai đoạn 2016-2020
1. Chợ Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng chợ.

- Địa điểm thực hiện: Đường 30/4, Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 0,6 - 1,5 ha.

2. Chợ Tân Châu

- Mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng chợ, công suất 500 sạp, kiot.

- Địa điểm thực hiện: Khu phố 1, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 0,89 ha.

3. Chợ Đồng Khởi

- Mục tiêu: Xây dựng chợ kết hợp nhà phố chợ Đồng Khởi, Huyện Châu Thành, thay thế chợ Cầy Xiêng.

- Địa điểm thực hiện: Xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 1,22619 ha.

4. Chợ Thái Bình

- Mục tiêu: Xây dựng chợ kết hợp với nhà phố chợ Thái Bình, Huyện Châu Thành. Thay thế chợ Thái Bình hiện đã quá tải, xuống cấp.

- Địa điểm thực hiện: Xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 2,1082 ha.

5. Chợ Thanh Điền

- Mục tiêu: Xây dựng chợ kết hợp nhà phố chợ Thanh Điền, huyện Châu Thành, di dời chợ Thanh Điền cũ đã xuống cấp không đáp ứng thực trạng kinh doanh.

- Địa điểm thực hiện: Xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 1,50 ha (đất công).

6. Chợ xã Hiệp Thạnh

- Mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng chợ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Địa điểm thực hiện: Quốc lộ 22B, Ấp Giữa, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 0,7 ha; dự kiến mở rộng thêm 0,3 ha.

7. Chợ Thị trấn Bến Cầu

- Mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng chợ.

- Địa điểm thực hiện: ĐT 786, Khu phố 1, thị trấn Bến Cầu, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 03 ha.

8. Chợ đầu mối nông sản.

- Mục tiêu: Xây dựng mới chợ đầu mối nông sản, tạo nơi tập kết nông sản trước khi đưa đi tiêu thụ đến các tỉnh lân cận.

- Địa điểm thực hiện: Xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 01 ha.

9. Chợ Tân Hội

- Mục tiêu: Xây dựng kết cấu hạ tầng chợ, công suất 180 sạp, kiot.

- Địa điểm thực hiện: Xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 01 ha.

 

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án giáo dục mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020Dự án giáo dục mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020
1. Dự án xây dựng các Trường mầm non tại Khu Công nghiệp

Mục tiêu: Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mầm non trong các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp được đến trường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

1.1. Trường mầm non Khu Công nghiệp Phước Đông

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Phước Đông, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 16 phòng.

- Diện tích: 2.844 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 7.800.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.2. Trường mầm non Khu Công nghiệp Trảng Bàng

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Trảng Bàng, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 12 phòng.

- Diện tích: 2.034 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 6.200.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.3. Trường mầm non Khu Công nghiệp Linh Trung III

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Linh Trung III, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 10 phòng.

- Diện tích: 1.860 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 5.400.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.4. Trường mầm non Khu Công nghiệp Thành Thành Công

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Thành Thành Công, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 09 phòng.

- Diện tích: 1.794 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 5.000.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.5. Trường mầm non Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài

- Địa điểm thực hiện: Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 09 phòng.

- Diện tích: 936 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 4.600.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.6. Trường mầm non Khu Công nghiệp Chà Là

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Chà Là, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 08 phòng.

- Diện tích: 1.476 m2.

- Tổng kinh phí ước tính: 4.600.000.000 đồng.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

1.7. Xây dựng trường Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) tư thục

- Địa điểm thực hiện: Đường Nguyễn Chí Thanh, Trong Quy hoạch khu dân cư số 1, phường 3, thành phố Tây Ninh.

- Mục tiêu: Xây dựng mới cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

- Diện tích: 2,4 ha.

2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh

- Nguồn vốn: Xã hội hóa;

- Số lượng: 01 trung tâm;

- Tên gọi: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Bắc Tây Ninh;

- Địa điểm: Huyện Tân Châu.

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án y tế mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020Dự án y tế mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020

1. Bệnh viện chuyên khoa phụ sản tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Tây Ninh.

- Địa điểm thực hiện: Thành phố Tây Ninh và huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 50 - 100 giường.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

2. Khu Dịch vụ chất lượng cao tại Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu

 - Mục tiêu: Liên kết khai thác máy CT Scan, X quang kỹ thuật số, mổ nội soi, tán sỏi, hợp tác với bác sĩ ở TP. Hồ Chí Minh khám bệnh theo yêu cầu...

- Địa điểm thực hiện: Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 100 giường.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công tư (PPP).

3. Phòng khám đa khoa kỹ thuật cao tại Khu liên hợp Phước Đông

- Mục tiêu: Phục vụ khám chữa bệnh cho trên 23.000 công nhân, 1.000 chuyên gia nước ngoài, người dân xã Phước Đông (trên 12.000 dân) và các xã lân cận…

- Địa điểm thực hiện: Khu Công nghiệp Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 75 - 100 giường.

4. Phòng khám đa khoa tư nhân

- Mục tiêu: Phục vụ khám chữa bệnh cho người dân địa phương.

- Địa điểm thực hiện: Huyện Trảng Bàng, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 100 - 150 giường.

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2016-2020Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2016-2020
1. Nhà máy nước Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Cấp nước sạch.

- Địa điểm: Thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu.

- Diện tích: Giai đoạn đến 2020 là 01 ha; giai đoạn đến năm 2030 là 02 ha.

- Công suất: Giai đoạn đến năm 2020 là 5.000 m3/ngày đêm, giai đoạn đến năm 2030 là 10.000 m3/ngày đêm.

- Hình thức đầu tư: PPP.

2. Nhà máy nước Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Cấp nước sạch.

- Địa điểm: Thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu.

- Diện tích: Giai đoạn đến 2020 là 01 ha; giai đoạn đến năm 2030 là 03 ha.

- Công suất: Giai đoạn đến năm 2020 là 5.000 m3/ngày đêm, giai đoạn đến năm 2030 là 20.000 m3/ngày đêm.

- Hình thức đầu tư: PPP.

3. Nhà máy nước Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Cấp nước sạch.

- Địa điểm: Thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên.

- Diện tích: Giai đoạn đến 2020 là 0,5 ha.

- Công suất: 2.000 m3/ngày đêm.

- Hình thức đầu tư: PPP.

4. Nâng cấp, mở rộng đường ĐT782 - ĐT784, ĐT793 - ĐT793 - ĐT792 (đoạn từ tuyến tránh QL22 đến cửa khẩu Chàng Riệc)

- Hình thức đầu tư: BOT.

- Địa điểm: huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương Minh Châu, Tân châu, Tân Biên và Thành phố Tây Ninh.

- Quy mộ: dài 92.288 km, điểm đầu tại ngã 03 tuyến tránh Xuyên Á thuộc huyện Trảng Bàng; điểm cuối tại cửa khầu Chàng Riệc thuộc huyện Tân Biên.

- Mục tiêu: Nâng cấp phù hợp với phát triển giao thông trong vùng.

5. Xây dựng Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

- Mục tiêu: Đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lốn và bảo vệ môi trường.

- Địa điểm: Xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên.

- Diện tích: 10 ha.

- Công suất: 200 - 300 tấn/ngày.

- Hình thức đầu tư: BOO.

6. Dự án nâng cấp đường ĐT.795

- Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư.

- Địa điểm: Từ thị trấn Tân Châu đến thị trấn Tân Biên.

- Quy mô: 15 km đường nhựa.

- Mục tiêu: Nâng cấp cho phù hợp với phát triển giao thông trong vùng.

- Hình thức đầu tư: BOT.

7. Bến xe Bus Tân Hà

- Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư.

- Địa điểm: Xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 0,58 ha.

- Mục tiêu: Xây mới bến xe Bus phục vụ nhu cầu đi lại.

8. Bến xe khách huyện Dương Minh Châu

- Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư.

- Địa điểm: Thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Quy mô: 1,5 ha.

- Mục tiêu: Xây mới bến xe phục vụ nhu cầu đi lại.

 

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án nông nghiệp mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020Dự án nông nghiệp mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020
1. Dự án chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao

- Mục tiêu: Sơ chế, chế biến rau quả theo tiêu chuẩn HACCP; chế biến các sản phẩm từ mãng cầu; chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây dược liệu.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Tùy từng loại sản phẩm, nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp nhưng phải đảm bảo diện tích vùng nhiên liệu trồng cây dược liệu từ 20 ha trở lên; diện tích trồng rau, quả từ 10 ha trở lên phải sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP; đối với mục tiêu chế biến các sản phẩm từ mãng cầu: tùy từng loại sản phẩm mà nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

- Tiềm năng: Tây Ninh hiện có 20.000 ha rau quả các loại, 4.000 ha mãng cầu và trên 350.000 con gia súc nhu cầu chế biến bảo quản tiêu thụ rất lớn.

2. Nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tạo ra sản phẩm thịt block, đông lạnh với dây chuyền khép kín, thiết bị hiện đại, đảm bảo môi trường và an toàn thực phẩm

- Mục tiêu: Tạo ra các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Địa điểm: Các huyện Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.

- Quy mô: Nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng dây chuyền phải khép kín, thiết bị hiện đại và bảo đảm về môi trường.

- Tiềm năng: Tây Ninh hiện có trên 500.000 con gia súc, 6 triệu gia cầm, nhu cầu chế biến bảo quản tiêu thụ rất lớn.

3. Dự án chăn nuôi bò thịt tập trung, đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu: Phát triển chăn nuôi bò có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, hình thành các vùng chăn nuôi trang trại tập trung với quy mô hợp lý, đối với các loại vật nuôi có lợi thế của tỉnh, từng bước xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Từ 1.000 con bò thịt trở lên.

- Tiềm năng: Hồ Dầu Tiếng cùng với hệ thống kênh mương rất thuận lợi cho chăn nuôi gia súc tập trung, có đàn bò cái nền chất lượng tốt, phần lớn có thể phối giống để lai tạo đàn bò theo hướng thịt; đất đai, đồng cỏ chăn thả rộng, nguồn thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào (khoảng 750.000 tấn rơm rạ, 100.000 tấn ngọn mía, 11.000 tấn bánh dầu đậu phộng, 23.000 tấn dây đậu phộng, 285.000 tấn bã khoai mì, 30.000 tấn thân cây bắp).

4. Dự án đầu tư trồng các loại rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP trở lên

- Mục tiêu: Tăng nhanh sản lượng, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập trên 01 đơn vị diện tích.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích từ 5 ha trở lên.

- Tiềm năng: Địa hình đất đai bằng phẳng, điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng, hạ tầng cơ sở thuận lợi; Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với thị trường Thành phố Hồ chí Minh và thị trường Campuchia nhu cầu thị trường ngày càng lớn, chất lượng cao.

5. Dự án sản xuất, ứng dụng các sản phẩm sinh học, các loại nấm ăn, dược liệu, vacxin các loại chế phẩm phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, kiểm soát ATTP

- Mục tiêu: Phát triển sản xuất, ứng dụng các sản phẩm sinh học, các loại nấm ăn, dược liệu, vắcxin các loại chế phẩm phòng trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi, kiểm soát ATTP phục vụ tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh và khu vực.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng ưu tiên: Công nghệ nhân giống có truyền thống cải tiến (nuôi cấy mô hom, vi ghép…); Công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật (tissue culture, anther culture); Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; Chọn tạo giống mới bằng gây đột biến gen (sử dụng kỹ thuật phóng xạ hạt nhân, hóa chất…); Công nghệ lai tạo giống có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử.

6. Dự án Trồng chuối, thơm, bưởi, xoài, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic hoặc làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu

- Mục tiêu: Cung cấp sản phẩm xuất khẩu và nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Địa điểm: Các huyện, thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Chuyển đổi vùng sản xuất khoai mì, cao su với quy mô lớn, chuyên canh; Đất đai khí hậu rất thích hợp cho các cây trồng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

 7. Dự án trồng rau quả an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và Organic

- Mục tiêu: Trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Organic.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích từ 10 ha trở lên.

- Tiềm năng: Tây Ninh có nhiều vùng đất đai, tưới tiêu, nông dân có kinh nghiệm sản xuất có thể thích nghi nhiều loại rau quả nhiệt đới, rau gia vị, rau dược liệu đáp ứng nhu cầu thị trường rau chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

 8. Dự án trồng mía nguyên liệu, đạt tiêu chuẩn Organic

- Mục tiêu: Sản xuất mía nguyên liệu sạch, cung cấp cho các nhà máy chế biến đường và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Organic.

- Địa điểm: Các huyện Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Bến Cầu.

- Quy mô: Diện tích từ 50 ha trở lên.

- Tiềm năng: Địa hình thuận lợi, nông dân có kinh nghiệm, một số hộ có quy mô diện tích lớn có kinh nghiệm sản xuất mía nguyên liệu; Các nhà máy đã được giao đất có thể dành quỹ đất thích hợp để xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng Organic.

9. Dự án trồng mãng cầu đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu: Cung cấp trái cho người tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm và cho cơ sở chế biến sản phẩm sạch để sản xuất bánh kẹo, mứt mãng cầu, nước ép từ trái mãng cầu đảm bảo an toàn.

- Địa điểm: Thành phố Tây Ninh, huyện Tân Châu và Dương Minh Châu.

- Quy mô: Diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Có vùng sản xuất tập trung, cung cấp sản phẩm quanh năm cho thị trường, với diện tích 4.115 ha. Mãng cầu Bà Đen có mặt hầu hết trên tất cả các thị trường trong nước và còn được xuất khẩu.

 

10. Dự án trồng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP

- Mục tiêu: Sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ cây dược liệu.

- Địa điểm: Nhà máy chế biến tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Vùng sản xuất trên địa bàn các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu.

- Quy mô: Diện tích từ 20 ha trở lên.

- Tiềm năng: Địa điểm đầu tư có địa hình bằng phẳng, nguồn nước ổn định, các yếu tố địa lý khí hậu phù hợp với điều kiện trồng cây dược liệu, đáp ứng đủ nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu.

 

11. Dự án sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng

- Mục tiêu: Sản xuất các giống lúa cấp nguyên chủng phù hợp điều kiện sinh thái tỉnh Tây Ninh, cung ứng cho mạng lưới nhân giống lúa cấp xác nhận trong và ngoài tỉnh.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Diện tích theo tiêu chí cánh đồng lớn.

- Tiềm năng: Nhu cầu lúa giống cấp xác nhận của tỉnh Tây Ninh vào khoảng 12.000 - 14.000 tấn/năm, tương ứng diện tích lúa cấp xác nhận cần phải sản xuất 2.400 - 2.800 ha với lượng giống cấp nguyên chủng cần 150 - 200 tấn. Đất lúa của tỉnh Tây Ninh đa dạng, canh tác được cả 3 vụ, diện tích năm 2014 là 142.224 ha, định hướng đến năm 2020 là 125.000 ha.

12. Dự án chế biến các sản phẩm sau đường

- Mục tiêu: Sản xuất chế biến thực phẩm (bánh kẹo, rượu); Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế biến cồn từ sản phẩm phụ của chế biến đường; Chế biến gỗ từ bã mía; Chế biến phân bón từ bã bùn.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh; Ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh như: Tân Hội 1 và Thanh Xuân 1 (đã có nhà đầu tư hạ tầng), Ninh Điền (chưa có nhà đầu tư hạ tầng).

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng trang thiết bị, công nghệ phải tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

- Tiềm năng: Hiện tại có 3 nhà máy chế biến đường có tổng công suất 14.800 tấn mía cây/ngày. Các phụ phẩm sau đường như mật rỉ, bã mía, bã bùn rất dồi dào, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu để sản xuất tận dụng phụ phẩm. Theo quy hoạch đến năm 2020 sản lượng mía đạt 1,6 triệu tấn - 02 triệu tấn/năm, sản lượng mía cây (năm 2014 ) là 1.396.034 tấn.

 

13. Dự án chế biến các sản phẩm bánh, kẹo từ tinh bột biến tính (không chế biến các sản phẩm từ củ mì tươi)

- Mục tiêu: Chế biến các sản phẩm bánh, kẹo từ tinh bột biến tính (không chế biến các sản phẩm từ củ mì tươi).

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh; Ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh như: Tân Hội 1 và Thanh Xuân 1 (đã có nhà đầu tư hạ tầng), Ninh Điền (chưa có nhà đầu tư hạ tầng).

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

- Tiềm năng: Điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển vùng nguyên liệu mì, sản lượng củ mì tươi 1,6 triệu tấn/năm 2014, sản lượng 1,1 triệu tấn bột/năm với gần 50 nhà máy chế biến tinh bộ mì, các phụ phẩm như bã mì, bã bùn từ nhà máy chế biến mì rất dồi dào.

 

14. Dự án chế biến các sản phẩm sau cao su như: găng tay y tế, nệm

- Mục tiêu: Chế biến các sản phẩm sau cao su như: găng tay y tế, nệm (không chế biến các sản phẩm từ mủ cao su).

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh; ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh như: Tân Hội 1 và Thanh Xuân 1 (đã có nhà đầu tư hạ tầng).

- Quy mô: Tùy vào từng loại sản phẩm nhà đầu tư quyết định quy mô phù hợp, nhưng công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

- Tiềm năng: Điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển vùng nguyên liệu cao su, đến nay diện tích cao su ở Tây Ninh đã tăng lên hơn 70.000 ha (tăng khoảng 2 lần so với 5 năm trước đây). Diện tích, sản lượng mủ cao su tăng, tất yếu kéo theo công nghiệp chế biến cao su tăng. Năm 2010, tổng công suất chế biến cao su ở Tây Ninh đã đạt khoảng 100.000 tấn/năm (vượt tổng công suất kế hoạch gần 20.000 tấn/năm).

15. Dự án nuôi trồng và chế biến thủy sản

- Mục tiêu: Nuôi trồng thủy sản để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: Đến năm 2015, tổng sản lượng đến năm 2020 đạt 69.890 tấn (trong đó nuôi trồng đạt 65.290 tấn, khai thác thuỷ sản đạt 4.600 tấn/năm, chủ yếu là cá) Trong đó, sản lượng cá tra sẽ rất lớn: đến năm 2015 đạt từ 15.000 đến 30.000 tấn;  đến năm 2020 đạt từ 25.000 đến 50.000 tấn.

- Tiềm năng: Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Tây Ninh có 1.775 ha đất phù sa ven sông suối lớn; khoảng 29.000 ha diện tích ao hồ, mặt nước lớn; hơn 22.833 ha diện tích mặt nước sông, suối và hồ chứa là cơ sở phát triển nuôi thuỷ sản chuyên canh hoặc kết hợp sản xuất nông nghiệp; hơn 10.500 ha đất ngập lũ, đất trũng có thể tận dụng nuôi thủy sản trong mùa lũ.

16. Dự án chăn nuôi gà giống lấy trứng, gà thịt lông màu

- Mục tiêu: Sản xuất trứng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; gà thịt lông màu.

- Địa điểm: Các huyện và thành phố Tây Ninh.

- Quy mô: 500.000 - 1.000.000 trứng/ngày hoặc gà lông màu 800.000 - 1.000.000 con/năm, có hệ thống thu mua, bảo quản và chế biến thức ăn tự cung ứng cho đàn gà của dự án; có hệ thống xử lý phân gia cầm cho ra phân bón hữu cơ thương mại.

- Tiềm năng: Tỉnh Tây Ninh có đất đai thuận lợi cho việc xây dựng dự án phát triển chăn nuôi gà lấy trứng. Đến năm 2020, tổng nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm trong tỉnh Tây Ninh hơn 100 triệu quả/năm. Tuy nhiên, lợi thế chính cho việc phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm chính là hướng đến thị trường thành phố Hồ Chí Minh, được xác định là thị trường có sức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất cả nước.

10/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
Dự án du lịch mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020Dự án du lịch mời gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020

Dự án phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen Tây Ninh 

- Mục tiêu: Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, văn hóa - lễ hội và danh lam thắng cảnh núi Bà Đen.

- Địa điểm: Khu vực núi Bà Đen rộng 30 km2, phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh, xã Thạnh Tân, xã Tân Bình (thành phố Tây Ninh) và xã Phan, xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu), cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 11 km.

- Hệ thống giao thông: Gần trung tâm Thành phố Tây Ninh, kết nối thuận lợi với các địa điểm du lịch trong nước và quốc tế.

- Tiềm năng: Quần thể núi Bà Đen nằm giữa vùng đồng bằng được cấu tạo bởi đá granit, granodionit… với 3 đỉnh cao: Núi Bà (986 m), núi Phụng (372 m) và núi Heo - còn gọi là núi Đất (335 m), là khu vực có thắng cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, cùng với những di tích lịch sử văn hóa như chùa chiền, hang động. Các lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm Âm lịch, thu hút một lượng khách du lịch lớn trong tỉnh và các tỉnh Nam Bộ. Hàng năm thu hút hơn 2,5 triệu lượt khách tham quan.

* Các hạng mục, dự án ưu tiên đầu tư vào khu du lịch quốc gia núi Bà Đen

Đơn vị: tỷ đồng

 

TTHạng mục, dự án đầu tưKinh phíNguồn vốn
1

Dự án phát triển du lịch khu trung tâm văn hóa - lễ hội - tâm linh

Núi Bà Đen

372,39 
 Dự án cải thiện vệ sinh môi trường di tích lịch sử, văn hóa Núi Bà Đen (Nguồn vốn ODA)120,96ODA
 Dự án phát triển khu dịch vụ du lịch, không gian tổ chức lễ hội tâm linh168,81Đầu tư tư nhân và 80% Phí, lệ phí
 Dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật7,6280% Phí, lệ phí
2Các dự án vui chơi giải trí1.870,00Đầu tư tư nhân
 Khu trường đua xe1.650,00Đầu tư tư nhân
 Khu vui chơi giải trí tổng hợp220,00Đầu tư tư nhân
3Các dự án phát triển khu lưu trú, nghỉ dưỡng572,00Đầu tư tư nhân
 Tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh572,00Đầu tư tư nhân
4Khu đỉnh Núi Bà Đen: ngoạn cảnh, thiền258,00Đầu tư tư nhân
5Dự án phát triển khu sinh thái, các vườn thực vật, bảo tồn gen và hệ thống điểm ngắm cảnh, khu cắm trại138,00Đầu tư tư nhân
6Dự án phát triển công viên đô thị66,00Nguồn vốn đầu tư phát triển và 80% phí, lệ phí
7Dự án phát triển du lịch cộng đồng làng Khedol53,50Đầu tư tư nhân
8Dự án khu trường bắn thể thao30,00Đầu tư tư nhân
 

 

* Phân khu chức năng khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen:

- Khu tâm linh - lễ hội: Gồm các phân khu:

+ Không gian tổ chức lễ hội, tâm linh hiện trạng: Khoảng 40 - 45 ha.

+ Khu vực dịch vụ du lịch: Khoảng 16 -  20 ha.

+ Khu bến bãi đỗ xe, quảng trường, không gian công cộng: 20 - 26 ha.

- Khu trường bắn thể thao: Khoảng 50 - 55 ha.

- Khu công viên đô thị: Khoảng 140 - 150 ha.

- Khu tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh: Khoảng 90 - 100 ha.

- Khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp: Khoảng 110 - 120 ha.

- Trường đua xe mô tô và ô tô địa hình: Khoảng 200 - 220 ha.

- Làng du lịch cộng đồng Khedol: Khoảng 60 - 70 ha.

* Nội dung cụ thể các phân khu:

- Khu tâm linh lễ hội: Bao gồm hệ thống các Chùa, Thiền viện và hệ thống Cáp treo, Máng trượt hiện có. Đây là không gian du lịch truyền thống của núi Bà Đen và trong tương lai vẫn là nơi tập trung các hoạt động du lịch tâm linh - lễ hội của núi Bà Đen.

Các hoạt động cụ thể ở khu chức năng này bao gồm hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội gắn với các công trình tôn giáo của núi Bà Đen và các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động chính này. Hệ thống các công trình ở khu chức năng này bao gồm: Hệ thống các công trình tôn giáo, các hệ thống vận chuyển khách lên núi (cáp treo, máng trượt), các công trình dịch vụ ăn uống, mua sắm, các bãi đỗ xe, quảng trường, không gian công cộng... Điểm xuất phát của tuyến cáp treo kéo dài lên đỉnh núi (dự kiến) cũng xuất phát từ khu chức năng này và nằm gần điểm cuối của tuyến cáp treo hiện có. Một số hoạt động giải trí, tham quan, thư giãn đơn giản có thể được tổ chức ở khu vực Hàm Rồng (gần Vạn Pháp Cung) cũng như trên mặt hồ và xung quanh mặt hồ hiện trạng, tuy nhiên quy mô nhỏ để có thể gìn giữ được không gian tự nhiên như hiện trạng.

- Khu trường bắn thể thao: Hiện là trường bắn quân sự, khi được cải tạo thêm có thể được khai thác phục vụ các hoạt động du lịch thể thao bắn súng. Tuy nhiên, để có thể đưa vào kết hợp khai thác phục vụ du lịch cần bổ sung một số công trình cần thiết cho hoạt động bắn súng thể thao phù hợp, cũng như các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn.

- Khu Công viên đô thị: Khu vực này sẽ kết nối trực tiếp với trung tâm thành phố bằng hành lang nước (Suối Ông Tuấn) và đường đi bộ, không gian này sẽ bao gồm công viên, vườn cây, đường đi dạo, các nhóm công trình dịch vụ nhỏ. Với định hướng chức năng của khu này, đây sẽ là một không gian đệm giữa trường bắn và khu tâm linh - lễ hội với khu vực phát triển mới (vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng) của khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, giữa không gian núi và không gian trung tâm đô thị của thành phố Tây Ninh. Đây sẽ là không gian công viên cây xanh quan trọng của thành phố. Các công trình phát triển trong khu chức năng này gồm một số các điểm dịch vụ ăn uống, giải khát nhỏ, các công trình vệ sinh công cộng.

- Khu tổ hợp du lịch Ma Thiên Lãnh: Là một tổ hợp vui chơi giải trí, công viên nước, nghỉ dưỡng tổng hợp gắn với hồ nhân tạo và đập nước ở Ma Thiên Lãnh và chân núi Phụng. Dự kiến trong khu vực này khi hoàn thành sẽ có khoảng 450 buồng lưu trú với các quy mô, tính chất khác nhau gồm các khu biệt thự, nhà nghỉ sinh thái, bungalow. Đây là một khu chức năng quan trọng của khu du lịch quốc gia núi Bà Đen. Khu vực này dự kiến sẽ xây dựng một đập nước nhằm tạo một hồ nước nhân tạo. Các phân khu chức năng cụ thể bao gồm: Khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi giải trí nước (trên mặt hồ nước nhân tạo), câu cá, các hoạt động vui chơi giải trí trong rừng cây (nhà trên cây, các tuyến đi bộ trên cao, đu dây, khu bắn súng sơn...). Các công trình lưu trú và hoạt động vui chơi giải trí ở đây có tính chất gần gũi với thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa các tác động tới địa hình, thảm thực vật, cảnh quan môi trường khu vực.

- Khu công viên vui chơi giải trí tổng hợp: Là khu vực đất bằng chạy đến sát chân núi, có một số hồ nước và vách đá thẳng đứng (hình thành do hoạt động khai thác đá). Khu vực này được xây dựng thành một công viên vui chơi giải trí chuyên đề (Theme park) với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí như leo núi thể thao (tại các vách núi thẳng đứng), câu cá, các trò giải trí cảm giác mạnh (bánh xe quay, tàu trượt cao tốc...). Ngoài ra, khu vực này có thể xây dựng các sân khấu ngoài trời, sân khấu nhạc nước (tại các hồ nước hình thành do khai thác vật liệu xây dựng)...

Đây là khu chức năng hoạt động như một công viên vui chơi giải trí chuyên đề (Theme park) theo mô hình Disney Land với các hoạt động thể thao và kết hợp trung tâm mua sắm. Các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao mang tính chất nhân tạo nhiều hơn so với các khu chức năng khác. Ngoài các hoạt động vui chơi giải trí cảm giác mạnh như tàu trượt cao tốc, các bánh xe quay, đu quay, nhà gương, nhà kinh dị còn có các trò chơi cho các lứa tuổi khác nhau, các hoạt động thể thao (thể thao nước, leo núi thể thao trên các vách núi thẳng đứng), trượt băng, nhà tuyết, khinh khí cầu, sân thể thao (tennis, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá mini...), các hoạt động nghệ thuật giải trí (sân khấu ngoài trời, sân khấu nhạc nước, xiếc, rạp chiếu phim...). Các vách đá thẳng đứng hình thành do hoạt động khai thác đá là điều kiện lý tưởng để cải tạo thành các điểm tổ chức hoạt động leo núi thể thao.

- Khu Trường đua xe mô tô, ô tô địa hình: Khi được xây dựng hoàn chỉnh, khu vực này hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm đua xe thể thao, địa hình hấp dẫn của khu vực. Ở khu chức năng này có thể bao gồm nhiều đường đua đa dạng như: Đua xe địa hình (nhiều cấp độ phức tạp và nguy hiểm khác nhau), đua xe trên các đường đua bằng, đường đua tập.... Khán đài quan sát các sự kiện đua xe có thể có sức chứa 20.000 - 30.000 chỗ. Với trường đua này, có thể tổ chức các sự kiện đua xe hàng năm, thu hút các tay đua cả nghiệp dư và chuyên nghiệp từ trong nước cũng như ngoài nước tham dự. Các sự kiện này, bên cạnh ý nghĩa về thể thao còn là cơ hội thu hút khách đặc biệt của núi Bà Đen và là một hình thức quảng bá du lịch núi Bà Đen hiệu quả. Nằm giữa các đường đua là vùng đệm cây xanh nhằm giảm thiểu tác động tới cảnh quan và môi trường khu vực bảo tồn.

- Làng du lịch cộng đồng Khedol: Ở khu vực xung quanh điểm giao cắt đường ĐT 785 và đường Suối Đá - Khedol là làng Khedol. Tại đây có thể phát triển thành làng du lịch cộng đồng Khmer và làng nghề với mục đích bảo tồn truyền thống văn hóa và khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Khu chức năng này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của núi Bà Đen. Các công trình quan trọng của khu chức năng này gồm: Chùa Khedol, nhà cộng đồng, một số khu lưu trú trong nhà dân (Homestay). Các hoạt động du lịch ở đây mang tính chất du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, đời sống người dân địa phương. Hoạt động du lịch nông nghiệp, tìm hiểu và tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, mãng cầu, mía... sẽ là một sản phẩm du lịch hấp dẫn với thị trường.

- Đỉnh núi Bà Đen: Đây cũng là một khu chức năng mới sẽ đi vào hoạt động trong tương lai của khu du lịch quốc gia núi Bà Đen với các hoạt động chủ yếu là tham quan, ngắm cảnh, ngoạn cảnh, thiền... Trên đỉnh núi hiện có tháp phát sóng của đài phát thanh truyền hình tỉnh, trạm thu phát của công an, sân bay trực thăng cũ và một số công trình cũ còn lại từ thời kỳ chiến tranh. Trên đỉnh núi có thể xây dựng một số đài quan sát, ngắm cảnh và tạo không gian thiền. Từ trên đỉnh núi cũng có thể xem xét lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động dù lượn mạo hiểm là một hoạt động thể thao, giải trí mới và rất hấp dẫn hiện nay.


15/08/2017 9:00 SAĐã ban hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpgApproved
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH TÂY NINH
Chung nhan Tin Nhiem Mang

Số giấy phép: 02/GP-TTĐT, Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh cấp ngày 22/09/2021.
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: 136 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh.
Chịu trách nhiệm chính:  Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điện thoại: 0276.3822.233 - Email:toweb@tayninh.gov.vn.