Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Thứ năm - 22/05/2025 17:29 41 0
Nhằm kịp thời cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường, ngăn chặn và khống chế hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản năm 2025, khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Sở Nông nghiệp và Môi trường

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2030 và Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2025.

Thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, khuyến cáo kịp thời đến người nuôi để ứng phó hiệu quả với điều kiện môi trường nuôi có diễn biến bất lợi. Chủ động kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là vùng nuôi lồng bè. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, giám sát bệnh chủ động, điều tra dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm xác định nguyên nhân dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời các ổ dịch nhỏ lẻ , không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng. Đảm bảo công tác kiểm dịch giống hiệu quả và giống xuất tỉnh phải được giám sát hoặc kiểm tra xét nghiệm bệnh trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, vắc xin, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật thuỷ sản và thực hiện công khai theo quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển vùng nuôi trồng chuyên canh thủy sản gắn với hệ thống kênh thuộc công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phố biến tới người nuôi thông tin khí tượng thuỷ văn, diễn biến mực nước và mức độ hạn hán và xâm nhập mặn; một số giải pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản, ứng phó với diễn biến bất thường của môi trường vùng nuôi, theo phương châm “phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa” nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại; xử lý kịp thời khi xảy ra bệnh, thuỷ sản nuôi chết hoặc có dấu hiệu bất thường tại cơ sở.

Kịp thời báo cáo cho cơ quan thú y để phối hợp xử với các trường hợp bệnh, mới, chưa nguyên nhân. Hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản những diện tích chủ động kiểm soát điều kiện nuôi. Khuyến khích phát triển sản xuất các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và các loài thuỷ sản nuôi bản địa, đặc hữu. Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật thuỷ sản. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản: tập trung quản lý, chăm sóc tốt đối tượng nuôi chủ lực; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và áp dụng các giải pháp giảm giá thành trong sản xuất như cải tiến kỹ thuật nuôi để tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất, quản lý và duy trì tốt môi trường nuôi.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong năm 2024, trên cả nước diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh và chất lượng môi trường diễn biến xấu vẫn xảy ra, đặc biệt trên đối tượng nuôi chủ lực như tôm nước lợ và cá tra. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại là 21.590 ha, giảm 4,3% so với năm 2023; diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 291 ha, giảm 30,9%. Chất lượng môi trường tại một số điểm quan trắc có xu hướng suy giảm với các thông số vượt giới hạn cho phép như N-NH4+, P-PO43-, COD, Vibrio, Coliform. Các chỉ số DO thấp và TSS cao thường xuyên được ghi nhận.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây